Những món ăn uống làm hỏng thận mà người Việt cực mê
GiadinhNet - 1 tháng uống liên tục viên thuốc đồng nghiệp bán lại, chị Hoa vào viện, suy thận cấp, sau đó phải lọc máu 3 lần/tuần.
Chị em suy thận cấp vì các sản phẩm giảm cân
Luôn mặc cảm vì thân hình béo, chị Hoa (đã đổi tên), một nhân viên tạp vụ văn phòng ở Bình Dương đã mua loại thuốc giảm cân được giới thiệu là thảo dược để uống.
250 viên thuốc "trích lại" từ hộp thuốc của đồng nghiệp không cần biết nguồn gốc từ đâu, chị Hoa mua với giá 500.000 đồng. 1 tháng uống liên tục, ban đầu chị thấy đi tiểu nhiều hơn và giảm được khoảng 6kg.

Một ca suy thận do uống thuốc giảm cân điều trị tại Bệnh viện Bình Dân. Ảnh: TL
Sau đó, chị thường xuyên thấy mệt mỏi, không ngủ được. "Nhiều lúc còn không có sức làm gì, phải nghỉ việc" - chị Hoa nói.
Nặng hơn, chị phù hai mắt lan ra mặt, tay chân, chị được người nhà đưa đi khám bệnh ở Bệnh viện Bình Dân (TP HCM). Nữ bệnh nhân còn bị xuất huyết tiêu hóa, suy gan cấp, chức năng thận suy...
Được cứu tính mạng, nhưng chức năng thận của cô gái trẻ không hồi phục do tổn thương vĩnh viễn. Hiện chị Hoa phải đến bệnh viện lọc máu định kỳ một tuần 3 lần. Đây là một trong số nhiều bệnh nhân bị suy thận có dùng thuốc giảm cân. Trước đó, bệnh viện này cũng điều trị 2 trường hợp khác dùng thuốc giảm cân, khiến thận tổn thương, mất khả năng hồi phục.
ThS.BS Lê Thị Đan Thùy, Trưởng khoa Lọc máu - Nội thận (Bệnh viện Bình Dân), ngoài dùng viên giảm cân, có chị em còn dùng trà giảm cân hoặc bột giảm cân không rõ nguồn gốc, thương hiệu.
Tình trạng suy thận đều diễn tiến rất nhanh, chỉ sau khoảng hơn một tháng sử dụng các sản phẩm giảm cân. "Người dùng đi tiểu nhiều hơn bình thường, mất khoảng 10% trọng lượng trong chỉ khoảng 1 - 2 tuần và tiếp theo rơi vào tình trạng suy đa cơ quan như suy thận cấp, suy gan cấp, cơ thể mệt mỏi, phù toàn thân…" - BS Thuỳ nói.
Các bác sĩ cho biết một trong những nguyên nhân gây suy thận cấp các bác sĩ thường gặp là bệnh nhân sử dụng thuốc bừa bãi, không rõ nguồn gốc: Thuốc giảm đau, hạ sốt, thuốc chữa bệnh, thuốc bổ, thực phẩm chức năng hỗ trợ sức khỏe...
Anh em hỏng thận vì rượu thuốc, rượu ngâm
Ngộ độc mật cá trắm là một trong những nguyên nhân khiến nhiều anh em phải đi cấp cứu. BSCK2 Nguyễn Trung Cấp, Trưởng Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, cho hay mật cá trắm có nguy cơ gây suy thận rất cao cho bất kỳ ai, do chất độc trong mật cá trắm có thể gây tắc ống thận cấp dẫn đến suy thận.
"Nhiều người bệnh đến, người nhà khai ăn mật cá hoặc pha cùng rượu uống vì tin theo lời "đồn" chữa đau nhức xương khớp, bệnh lý tim mạch, hen suyễn. Rất thiếu khoa học. Đáng tiếc là nhiều người Việt lại thích món này" - BS Cấp nói.
Cũng theo chuyên gia cấp cứu này, một số loại thực vật hay côn trùng, thuốc bổ, thuốc tễ có chứa kim loại (chì) cũng có thể gây ra tình trạng suy gan cấp, suy thận cấp cho người sử dụng.
Ngoài ra, lạm dụng rượu thuốc, đặc biệt là nhóm rượu ngâm động vật khiến cơ thể không chỉ thận mà tất cả các cơ quan khác trong cơ thể đều có thể đối diện với nguy cơ bị tổn thương, suy giảm chức năng.
Một thói quen khác khiến bệnh nhân sớm gặp vấn đề về thận là do ăn mặn, điều này làm thận quá tải. Không chỉ sớm bị bệnh thận, mà còn có nguy cơ cao bị tim mạch, ung thư đường tiêu hoá.
Các bác sĩ cho biết, suy thận thường có 2 giai đoạn. Khởi đầu là suy thận cấp, sau đó có thể hồi phục hoặc nếu không hồi phục sẽ trở thành suy thận mạn, bệnh nhân phải chạy thận suốt đời.
Nguy hiểm hơn, nếu suy đa tạng do ngộ độc nhiều cơ quan, người bệnh có thể tử vong.
"Với những người thận vốn yếu hoặc đã mắc bệnh, nếu dùng các loại thuốc, thực phẩm bừa bãi thì có thể khiến thận yếu hơn, dẫn tới suy thận" - BS Cấp khuyến cáo.
Lười uống nước
Lặp đi lặp lại thói quen ngại uống nước dù vì bất kỳ lý do gì (thậm chí ngại phải đi vệ sinh, nhịn tiểu) sẽ khiến cơ thể không đủ nước, chức năng bài tiết của thận bị suy giảm. Nhịn tiểu cũng sẽ tạo áp lực lớn lên thận và bàng quang, gây ra những bệnh lý ở các bộ phận này.
Quỳnh An

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?
Y tế - 2 giờ trướcCơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm
Y tế - 22 giờ trướcBộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Cứu sống du khách nước ngoài bị nhồi máu cơ tim cấp khi đang đi bộ
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng nguy kịch, huyết áp tụt, suy hô hấp nặng phải đặt ống nội khí quản, thở máy xâm nhập.

Chủ quan với đau răng, người đàn ông bị sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Sau khi tự uống thuốc giảm đau và kháng sinh tại nhà để điều trị đau răng, bệnh nhân thấy tổn thương ngày càng lan rộng. Đến khi khối áp xe chèn ép đường thở, bệnh nhân mới đến viện điều trị.

Trường Đại học Y Dược ký thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện Mắt Trung ương
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Trường ĐH Y Dược vừa ký kết thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện mắt Trung ương. Đây là sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong mối quan hệ hợp tác giữa hai đơn vị.

4 giai đoạn diễn biến của sởi cần biết để tránh bệnh trở nặng
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Dịch sởi liên tục có những diễn biến phức tạp cùng với sự gia tăng số ca bệnh trên cả nước. Bộ Y tế đã có công văn hỏa tốc, chỉ đạo khẩn tới các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và ban hành tài liệu chuyên môn hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh sởi.

Xuất hiện virus lạ gây triệu chứng ho ra máu ở Nga
Y tế - 2 ngày trướcTheo phóng viên TTXVN tại Moskva, một loại virus chưa rõ nguồn gốc đã xuất hiện ở Nga, với các triệu chứng bao gồm ho ra máu và sốt cao, trong khi xét nghiệm COVID-19 và cúm đều cho kết quả âm tính.

Bộ Y tế hoả tốc yêu cầu tăng cường phân luồng, kiểm soát lây nhiễm sởi trong cơ sở khám, chữa bệnh
Y tế - 2 ngày trướcBộ Y tế đề nghị các địa phương chuẩn bị thuốc, vật tư, thiết bị y tế để thực hiện công tác khám, chữa bệnh sởi, kiểm soát nhiễm khuẩn; Phân luồng và bố trí khu khám riêng trong khoa khám bệnh cho người nghi mắc sởi và người bệnh sởi...

Phát động chiến dịch truyền thông toàn quốc nâng cao nhận thức, phòng ngừa ung thư do HPV
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH – Chiến dịch truyền thông toàn quốc ‘Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV’ đã được Bộ Y tế phát động vào sáng ngày 29/3. HPV là một loại vi rút có thể gây ra các bệnh lý nguy hiểm bao gồm ung thư cổ tử cung, ung thư hậu môn, ung thư âm hộ, ung thư âm đạo…

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol
Y tếGĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…