
Trường Đại học Kỹ thuật y tế Hải Dương là một trong những đơn vị đưa đoàn tình nguyện chi viện TP.HCM để hỗ trợ chống dịch COVID-19 với 9 cán bộ và 312 sinh viên các ngành: Xét nghiệm, y đa khoa, điều dưỡng. Trong số này, nhiều sinh viên đã từng tham gia chi viện và có kinh nghiệm trong các đợt chống dịch tại các tỉnh Hải Dương, Bắc Ninh và Bắc Giang.
Theo chân nhóm sinh viên trường Đại học Kỹ thuật y tế Hải Dương trong một buổi lấy mẫu xét nghiệm, chúng tôi mới thực sự cảm nhận được sự khó khăn, vất vả của những người làm công tác phòng chống dịch. Dù phải đối mặt với dịch bệnh nguy hiểm, thời tiết khắc nghiệt, thậm chí không có thời gian nghỉ ngơi, ăn uống nhưng với tinh thần, nhiệt huyết và trách nhiệm…, các em vẫn khoác trên mình bộ đồ bảo hộ kín mít, nhanh chóng hoàn thành công việc, đồng lòng, quyết tâm đẩy lùi bệnh dịch.
Ông Trần Quang Cảnh - Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Kỹ thuật y tế Hải Dương có mặt tại TP.HCM từ những ngày dịch COVID-19 bắt đầu nóng chia sẻ: "Trải qua những đợt dịch ở Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang, các em sinh viên đều đã có kinh nghiệm chống dịch và thành thạo công việc của mình. Ngay sau khi nhận lệnh từ Bộ Y tế, mọi người không ngại dịch bệnh, sẵn sàng vào miền Nam để chi viện, tiếp sức thêm cho TP.HCM. Trước khi đi chống dịch, sinh viên của chúng tôi cũng đã được tập huấn kĩ. Mỗi ngày khi bắt đầu công việc, các nhóm sẽ được họp, bàn lại kế hoạch để đạt được hiệu quả công việc cao nhất. Với nhiệt huyết, tinh thần của tuổi trẻ, thầy trò trường Đại học Kỹ thuật y tế Hải Dương quyết tâm cùng TP.HCM đẩy lùi dịch bệnh".
Không chỉ có sinh viên, nhiều thầy cô cũng xung phong ghi tên mình vào hỗ trợ vùng dịch. Luôn sát cánh, giúp đỡ cùng sinh viên, cô Vũ Thị Hằng, giảng viên Đại học Kỹ thuật y tế Hải Dương cho biết: "Đoàn có hơn 300 sinh viên nên sẽ chia làm 2 đội để đến các quận, huyện tại TP.HCM lấy mẫu xét nghiệm. Mỗi ngày các em sẽ bắt đầu làm việc từ 6-7h sáng đến 1-2h hôm sau, thậm chí là muộn hơn, miễn là xong việc mới được về. Khối lượng công việc lớn nên chúng tôi chia làm 2 ca sáng và tối để các em có thời gian nghỉ ngơi. Có những hôm nhìn sinh viên của mình mệt, oải, không ăn được cơm, chúng tôi cũng cảm thấy rất xót, thương các em, có những hôm nghe tâm sự mà không cầm được nước mắt,…
Vừa kết thúc đợt dịch ở Bắc Ninh, Bắc Giang chưa được bao lâu thì đoàn lại tiếp tục vào TP.HCM. Thầy trò đều động viên nhau, dù khó khăn, nguy hiểm nhưng đây cũng là một cơ hội tốt để các em tập dượt, có kinh nghiệm sau này ra ngoài đi làm, tất cả cùng cố gắng vượt qua giai đoạn này".
Trong quá trình đi lấy mẫu xét nghiệm tại phường 25, quận Bình Thạnh, em Vũ Minh Hằng, lớp xét nghiệm 11 tâm sự: "Thời gian đầu vào TP.HCM làm việc, do việc sinh hoạt, giờ giấc của người dân khác nên có những hôm chúng em phải làm việc tới đêm muộn mới xong. Dần dần, mọi người cũng thích nghi, mệt nhưng cảm thấy mình được cống hiến vẫn rất có động lực.
Khi em đi vào vùng dịch, bố mẹ em ở nhà rất lo lắng. Lúc đăng ký tình nguyện, em có hỏi ý kiến nhưng bố mẹ không cho đi vì những đợt dịch trước ở Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang em đã đi rồi. Nhưng dù bố mẹ có nói vậy, em vẫn quyết tâm vào TP.HCM để cùng góp sức nhỏ của mình chống dịch. Có thể đây sẽ là kỉ niệm không bao giờ quên trong quãng đời làm sinh viên của em. Không chỉ em mà tất cả các bạn sẽ đều cố gắng hoàn thành tốt công việc, nhiệm vụ của mình, dù phải đối mặt với khó khăn, nguy hiểm, vất vả nhưng sẽ không ai bỏ cuộc".
Những "chiến sỹ" vào vùng dịch phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, nguy hiểm nhưng ai cũng mong muốn có thể cống hiến một phần nhỏ sức lực của mình để đẩy lùi COVID-19. Động lực để làm được điều đó là sự hi sinh, là nhiệt huyết, sự đoàn kết của tập thể và đôi khi chỉ là lời cảm ơn chân thành cũng khiến động lực đó được tiếp thêm sức mạnh.
Chia sẻ thêm về những khó khăn khi vào vùng dịch làm việc, em Trần Thị Diệp, lớp Xét nghiệm 11 nói: "Chúng em đã vào TP.HCM gần 1 tháng rồi. Mới đầu vào đây gần như ai cũng bỡ ngỡ về cả sinh hoạt và công việc, tuy nhiên được sự giúp đỡ của mọi người, đặc biệt là các thầy cô nên mọi việc thuận lợi hơn.
Dù công việc có vất vả, bận rộn nhưng các em sinh viên hỗ trợ chống dịch tại TP.HCM vẫn luôn tràn đầy nhiệt huyết.
Khi đăng kí tình nguyện, chúng em đã biết trước phải đối diện với khó khăn, vất vả, nguy hiểm nhưng mọi người trong đoàn đều cố gắng khắc phục, nhất là các thầy cô luôn tạo điều kiện tốt nhất để sinh viên hoàn thành công việc.
Điều mà chúng em lo lắng nhất khi vào vùng dịch là tình hình sức khỏe của người dân. Còn bản thân là những nhân viên y tế tương lai nên sẽ chủ động bảo vệ sức khỏe cho mình".
Các em sinh viên Đại học Kỹ thuật y tế Hải Dương cùng nhau chụp lại ảnh kỉ niệm trong những ngày chống dịch tại TP.HCM.
Khi được hỏi về những kỉ niệm, niềm vui khi chống dịch tại TP.HCM, Diệp chia sẻ: "Có những hôm đi làm, công việc rất mệt nhưng được bà con động viên "cố lên con nhé" hay "mặc đồ bảo hộ có nóng không con", "mặc kệ trên mạng người ta nói gì nhé, cố lên", chúng em cảm thấy ấm lòng và cảm động vô cùng. Thực sự lúc đó cảm thấy tinh thần phấn chấn hẳn lên, mọi mệt mỏi, buồn phiền tan biết hết.
Công việc của bọn em khi bắt đầu mặc đồ bảo hộ sẽ không thể sử dụng điện thoại, ăn uống hay làm việc riêng được. Chỉ có khi hoàn thành công việc mới được cởi đồ bảo hộ ra và trở về nhà. Chính vì vậy có hôm bố mẹ em gọi không được nên lo lắng suốt đêm, nhất định đợi đến lúc con về mới yên tâm đi ngủ…"
Còn em Nguyễn Danh Hạnh, lớp Xét nghiệm 12B tâm sự: "Em còn nhớ hôm đó mới chống dịch ở Bắc Giang, đoàn của em đang cách ly được mấy ngày thì nhận lệnh lên đường vào TP.HCM. Bản thân em thấy rất tự hào vì năm nay mới 20 tuổi nhưng đã có cơ hội cống hiến một phần nhỏ công sức của mình cho đất nước.
Từ đợt dịch ở Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang và giờ là TP.HCM, có lẽ đây là kỉ niệm và cơ hội sẽ khó có lại vì không phải ai cũng được cống hiến như mình. Qua những đợt đi chống dịch, em thấy bản thân được trau dồi khá nhiều kiến thức, từ nghiệp vụ, kĩ năng đến giao tiếp, nó giống như một kì thực tập sớm của sinh viên ngành y nói chung.
Những ngày chống dịch ở TP.HCM, chúng em phải thay đổi giờ giấc liên tục để phù hợp với điều kiện địa phương. Có những hôm chúng em làm việc xuyên đêm, đợi người dân đi làm về mới lấy mẫu xét nghiệm. Mỗi hôm được phân một khu và phải làm hết khu đó mới được về nghỉ ngơi. Nhiều người dân họ đáng yêu và tốt bụng lắm, thấy chúng em làm mệt họ mang đồ ăn cho, có người còn cho cả tiền nhưng chúng em chỉ dám nhận quà. Đôi lúc chỉ là câu cảm ơn khi người dân lấy mẫu xong cũng làm chúng em có động lực. Cảm giác lúc đó vui lắm, mình được trân trọng, ghi nhận, thế là mọi mệt mỏi quên hết…
Nhớ lại những ngày đầu khi đoàn trường Đại học Kỹ thuật y tế Hải Dương vào hỗ trợ chống dịch tại TP.HCM, trên mạng xã hội xuất hiện một số thông tin không tích cực, ông Trần Quang Cảnh - Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Kỹ thuật y tế Hải Dương cho biết: "Khi nhận được thông tin tiêu cực về sinh viên trường mình, cả đoàn khá buồn. Tuy nhiên, chúng tôi không để sự việc này ảnh hưởng tâm lý quá lâu, việc quan trọng nhất khi vào đây là chống dịch. Vì vậy, thầy trò động viên nhau, mình là người tình nguyện nên phải tập trung tinh thần tốt nhất để chống dịch, không được để những thông tin trên mạng làm ảnh hưởng đến bản thân cũng như tập thể. Cố gắng phối hợp nhuần nhuyễn với các đoàn công tác chuyên môn, y tế địa phương và người dân. Luôn học hỏi, cầu thị để đạt kết quả tốt nhất trong công việc. Nói ít, hành động nhiều.
Qua sự việc tôi thấy sinh viên của mình khá bản lĩnh, có những em hôm đầu nhận được thông tin đã bật khóc. Thay vì tranh cãi, chúng tôi tích cực làm việc hơn, thể hiện bằng hành động của mình và điều đó đã được mọi người ghi nhận".
Đối mặt với những tin đồn không đúng, nhiều sinh viên trường Đại học Kỹ thuật y tế Hải Dương tỏ ra buồn, hụt hẫng và đã có những giọt nước mắt rơi.
"Cũng không biết tin đồn xuất phát từ đâu, nhưng sự thật không phải như vậy mà bị mọi người nghĩ oan, chúng em thấy rất buồn, tủi thân. Khi đi vào đây chống dịch, ai cũng tràn đầy năng lượng, muốn cống hiến, hỗ trợ hết mình để dập dịch. Vậy mà đọc thông tin trên mạng xong, chúng em ai nấy đều cảm thấy nản. Tuy nhiên, được sự động viên của các thầy cô, sự cổ vũ từ gia đình, bạn bè, chúng em lại quên hết, bỏ buồn phiền sang một góc để chiến đấu hết mình với dịch bệnh COVID-19", em Diệp chia sẻ.
Còn Hạnh tâm sự rằng: "Em không quá quan tâm đến những thông tin tiêu cực viết về sinh viên trường Đại học Kỹ thuật y tế Hải Dương. Em chỉ nghĩ phải làm tốt công việc của mình, vì chỉ hành động mới có thể chứng minh được. Qua câu chuyện này, em thấy thầy cô giống như bố mẹ thứ hai của mình, rất chiều, thương, thấu hiểu và đồng cảm với sinh viên. Có lẽ đây sẽ là chuyến đi chống dịch để lại cho em nhiều ấn tượng và bài học nhất…".

Sốt xuất huyết gia tăng báo động tại TPHCM
Y tế - 1 ngày trướcSốt xuất huyết tại TPHCM đang diễn biến phức tạp với số ca mắc và tử vong tăng so với cùng kỳ.

Khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí và tặng quà tri ân người có công với cách mạng
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Chương trình là hoạt động ý nghĩa, thể hiện sâu sắc truyền thống "Uống nước nhớ nguồn", "Đền ơn đáp nghĩa" của dân tộc Việt Nam.

Sau loạt vụ việc liên quan đến án 'chạy' kết luận tâm thần: Bộ Y tế chỉ đạo siết chặt quản lý đối tượng bắt buộc chữa bệnh tâm thần
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Ngày 11/7, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã ban hành công điện gửi Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1, Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2; Viện Pháp y tâm thần Trung ương, Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa, Trung tâm pháp y tâm thần các khu vực; Viện Pháp y quốc gia; bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; - Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương… về tăng cường quản lý trong lĩnh vực giám định pháp y, pháp y tâm thần và bắt buộc chữa bệnh tâm thần.

Chủ động kiểm soát sốt xuất huyết từ sớm, từ xa – Bộ Y tế khuyến cáo người dân không chủ quan
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 32.000 ca mắc sốt xuất huyết. Trong khi thời tiết mưa nhiều, nóng ẩm đang tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi phát triển và truyền bệnh, Bộ Y tế nhấn mạnh dịch vẫn đang trong tầm kiểm soát nếu các địa phương và người dân cùng chủ động phòng dịch từ sớm, từ xa.

Chống sốt xuất huyết không chờ dịch bùng: Bộ Y tế hành động từ sớm, từ xa
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Dịch sốt xuất huyết đang bước vào mùa cao điểm tại Việt Nam. Bộ Y tế khẳng định dịch bệnh vẫn trong tầm kiểm soát nhờ các biện pháp phòng, chống đã được triển khai đồng bộ ngay từ đầu năm.

Mong thay đổi phong thủy, khách hàng đòi bác sĩ mổ lúc 1h sáng
Y tế - 2 ngày trướcMong thoát nghèo, hóa giải vận hạn, nhiều người đã chi tiền phẫu thuật thẩm mỹ, thay đổi ngoại hình hợp phong thủy. Một số trường hợp thậm chí còn yêu cầu mổ vào khung giờ đặc biệt, như 1h sáng, để “kích hoạt tiền tài”.

Sau mũi tiêm tại phòng khám tư, người đàn ông liệt tứ chi hoàn toàn
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng liệt tứ chi, cơ lực bằng 0, mất phản xạ, kèm suy hô hấp nặng do liệt cơ hô hấp.

3 ngày sau khi ăn lòng lợn, tiết canh, người đàn ông 63 tuổi ở Hà Nội rơi vào nguy kịch
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng mệt, kích thích, nổi nhiều ban tím trên cơ thể, khó thở, chi lạnh nên nhanh chóng được đặt ống nội khí quản thở máy và lọc máu.

Người đàn ông 46 tuổi ở Quảng Ninh có sỏi thận 'khủng' như san hô do mắc sai lầm này trong nhiều năm
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Kết quả thăm khám cho thấy, bệnh nhân có sỏi thận 2 bên, thận bên phải có khối sỏi lớn hình dạng giống san hô, chiếm gần hết bể thận.

Người đàn ông bị đỉa chui vào niệu đạo trong lúc làm việc ngoài đồng
Y tế - 5 ngày trướcGĐXH - Anh P.V.A. bị một con đỉa chui vào niệu đạo trong lúc làm việc ngoài đồng. Khi phát hiện, bệnh nhân đã kịp thời dùng tay ép chặt niệu đạo để hạn chế đỉa chui sâu hơn.

Người đàn ông 46 tuổi ở Quảng Ninh có sỏi thận 'khủng' như san hô do mắc sai lầm này trong nhiều năm
Y tếGĐXH - Kết quả thăm khám cho thấy, bệnh nhân có sỏi thận 2 bên, thận bên phải có khối sỏi lớn hình dạng giống san hô, chiếm gần hết bể thận.