Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những người cao tuổi mắc đái tháo đường cần biết và tuân thủ những điều sau để tránh gặp biến chứng

GiadinhNet – Theo các chuyên gia, đái tháo đường là căn bệnh hay gặp ở người cao tuổi (NCT). Tuy nhiên, trong quá trình điều trị bệnh, nhiều NCT hay mắc một số sai lầm khiến bệnh ngày càng trầm trọng, dễ gặp biến chứng nặng nguy hiểm đến sức khỏe.

PGS.TS Hồ Thị Kim Thanh, Giám đốc Trung tâm Đào tạo và chăm sóc sức khỏe cộng đồng (Bệnh viện Đại học Y Hà Nội) cho biết, tại Việt Nam, nghiên cứu cho thấy, trung bình một NCT mắc khoảng 3 - 5 bệnh. Trong đó, bên cạnh bệnh tăng huyết áp, thoái hóa khớp, sa sút trí tuệ, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính… đái tháo đường cũng được coi là một trong những "kẻ giết người thầm lặng" đối với NCT.

Nguyên nhân làm tăng tỷ lệ mắc đái tháo đường ở những NCT là do thay đổi về chuyển hóa glucose; do rối loạn tiết insulin và kháng insulin tăng lên theo tuổi hoặc do NCT thường phải dùng nhiều loại thuốc nên ảnh hưởng đến đường máu. Bên cạnh đó, lối sống tĩnh, ít hoạt động dẫn đến thừa cân, béo phì cũng được coi là nguyên nhân gây ra đái tháo đường ở NCT.

Những người cao tuổi mắc đái tháo đường cần biết và tuân thủ những điều sau để tránh gặp biến chứng - Ảnh 2.

Ảnh minh họa


PGS.TS Hồ Thị Kim Thanh cho biết thêm, đái tháo đường là một bệnh nguy hiểm với NCT. Đa phần bệnh nhân NCT nhập viện thuộc thể đái tháo đường type 2, với biểu hiện tiến triển âm thầm nhiều năm không có triệu chứng rõ rệt. Người bệnh chủ yếu đi khám ở giai đoạn muộn, khi đã có biến chứng. Tỷ lệ bệnh nhân nhập viện vì biến chứng rất cao (hơn 70%).

Cùng với đó, trong quá trình điều trị đái tháo đường, nhiều NCT hay mắc một số sai lầm khiến bệnh ngày càng trầm trọng hơn. Chẳng hạn, nhiều NCT mắc bệnh có thói quen chỉ đo đường huyết vào buổi sáng. Tuy nhiên, đường huyết dao động suốt cả ngày, do đó chỉ đo đường huyết buổi sáng, đo 1-2 lần mỗi tháng là không đủ.

Ngoài ra, có nhiều trường hợp NCT dùng mãi một đơn thuốc, trong khi thực tế con người sẽ dần bị lão hóa, khả năng tiết insulin sẽ giảm dần theo năm tháng. Nhiều bệnh nhân có chỉ định tiêm insulin nhưng lại không đồng ý tiêm do không hiểu lợi ích của điều trị insulin sớm.

Thêm nữa, hiện nay, các bệnh nhân NCT bị đái tháo đường type 2 thường có kèm các bệnh lý khác như tăng huyết áp, tim mạch, rối loạn chuyển hóa mỡ máu… Tuy nhiên, không ít người bệnh chỉ tập trung kiểm soát đường máu mà quên đi mất yếu tố tăng huyết áp và rối loạn lipid máu cũng nguy hiểm không kém và dễ để lại biến chứng.

Một sai lầm nữa liên quan đến dinh dưỡng đó là nhiều NCT bị đái tháo đường nghĩ rằng chỉ cần kiêng tất cả các loại đường, tinh bột sẽ mang lại những hiệu quả nhất định trong kiểm soát đường huyết. Tuy nhiên điều đó không hoàn toàn đúng bởi một bữa ăn của người đái tháo đường cũng phải có đầy đủ và cân đối các thành phần tinh bột, protein, lipit…Cùng với đó, việc lười vận động cũng là một vấn đề ảnh hưởng rất lớn đến quá trình điều trị và kiểm soát đường máu của bệnh nhân cao tuổi.

Do đó, để kiểm soát tốt bệnh đái tháo đường và tránh gặp những biến chứng, NCT cần tuân thủ điều trị theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Không tự ý dùng các bài thuốc không rõ nguồn gốc; không dùng theo đơn thuốc của người khác, đặc biệt cần thực hiện khám sức khỏe thường xuyên để theo dõi chỉ số đường huyết cũng như dự phòng những nguy cơ đáng tiếc có thể xảy ra.

Về chế độ dinh dưỡng với những NCT bị đái tháo đường, PGS.TS Lê Bạch Mai, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, nếu có chế độ dinh dưỡng hợp lý, NCT hoàn toàn có thể phòng ngừa và kiểm soát tốt bệnh tật, giúp nâng cao chất lượng sống và gia tăng tuổi thọ cho NCT.

Theo đó, trong lựa chọn thực phẩm, NCT nên tránh các thực phẩm có chỉ số đường huyết cao như bánh mỳ trắng, khoai nướng, gạo xát kỹ, miến rong, đường, bánh kẹo, nước ngọt và chú ý ngay cả các loại hoa quả ngọt như dưa hấu, xoài, na, nhãn...

Nên thay gạo trắng bằng gạo lứt hoặc gạo giã rối, khoai củ, tăng tiêu thụ các sản phẩm từ các loại hạt, đậu đỗ. Bên cạnh đó, NCT nên ăn nhiều rau xanh, các loại thức ăn nhiều chất xơ. Không nên ăn theo kiểu "no dồn, đói góp", tránh tình trạng dung nạp quá nhiều tinh bột cùng lúc. Nên chia nhỏ bữa ăn, xen kẽ các bữa phụ vào 3 bữa chính để năng lượng và nhất là chất bột đường được chia nhỏ sẽ giúp cho cơ thể bớt đi, điều hòa lượng đường huyết nhiều sau ăn.

Một điều lưu ý nữa đối với những NCT là cần từ bỏ thói quen uống rượu, bia và các chất kích thích khác vì lượng cồn trong các đồ uống này có thể làm biến chứng đường huyết. Nếu uống rượu khi bụng đói còn có thể dẫn tới hạ đường huyết trầm trọng.

Nguyễn Mai

Nguyễn Mai
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Mẹ bầu nên làm gì để tăng cường hệ miễn dịch và phòng tránh bệnh trong thai kỳ?

Mẹ bầu nên làm gì để tăng cường hệ miễn dịch và phòng tránh bệnh trong thai kỳ?

Dân số và phát triển - 10 giờ trước

Mang thai khiến hệ miễn dịch mẹ bầu suy giảm, dễ mắc bệnh khi thời tiết thay đổi. Tăng cường đề kháng và chăm sóc sức khỏe đúng cách giúp mẹ và thai nhi luôn an toàn.

Tầm quan trọng của việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc

Tầm quan trọng của việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Trong bối cảnh Việt Nam đang bước vào giai đoạn già hóa dân số nhanh chóng, việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc được xác định là một trong những giải pháp chiến lược để bảo đảm chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi, đồng thời thúc đẩy bình đẳng giới và phát triển kinh tế xã hội bền vững.

Ung thư vú có di truyền không?

Ung thư vú có di truyền không?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất và gây tử vong cao nhất trong các loại ung thư ở nữ giới. Tại Việt Nam, ung thư vú cũng là loại ung thư có tỷ lệ mắc cao nhất. Vậy ung thư vú có di truyền không và làm cách nào để tầm soát ở giai đoạn sớm?

Cực hiếm: Người phụ nữ mang 4 thai tự nhiên

Cực hiếm: Người phụ nữ mang 4 thai tự nhiên

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, đây là một tình huống đặc biệt hiếm trong sản khoa, với tỷ lệ gặp chỉ khoảng 1/700.000 – 1/800.000 ca mang thai tự nhiên.

Bất ngờ với lý do người vợ trẻ ôm tờ xét nghiệm ADN khóc nức nở

Bất ngờ với lý do người vợ trẻ ôm tờ xét nghiệm ADN khóc nức nở

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Sau 4 giờ dài dằng dặc chờ đợi kết quả ADN nhưng mọi chuyện không thuận theo mong mỏi, người phụ nữ trẻ ôm tờ kết quả xét nghiệm, gục đầu khóc nức nở.

Bé gái ở Phú Thọ chào đời với cân nặng 5kg

Bé gái ở Phú Thọ chào đời với cân nặng 5kg

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Sau sinh, trẻ hồng hào, khóc to, phản xạ tốt. Được biết, trong suốt thai kỳ, sản phụ tăng 20kg và hoàn toàn khỏe mạnh.

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Tắc tia sữa, nứt núm vú là tình trạng phổ biến, gây đau đớn và ảnh hưởng đến quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, chỉ với vài thói quen chăm sóc ngực đơn giản mỗi ngày, mẹ hoàn toàn có thể phòng tránh hiệu quả.

Tiếng khóc của trẻ báo hiệu bệnh lý, cần cho trẻ kiểm tra sớm

Tiếng khóc của trẻ báo hiệu bệnh lý, cần cho trẻ kiểm tra sớm

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Theo nghiên cứu, trẻ sơ sinh có thể phát ra từ 5 đến 7 loại tiếng khóc khác nhau, tương ứng với các nhu cầu và cảm xúc khác nhau...

Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?

Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Viêm tuyến vú không những gây khó khăn, đau đớn khi cho con bú mà còn dễ có nguy cơ nhiễm trùng áp-xe vú nếu không được điều trị kịp thời. Vậy mẹ có nên cho con bú khi bị viêm tuyến vú không?

10 dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt có thể nhầm lẫn với bệnh lý khác

10 dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt có thể nhầm lẫn với bệnh lý khác

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Ung thư tuyến tiền liệt thường xuất hiện với những triệu chứng khó nhận biết, dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe ít nghiêm trọng hơn. Đừng bỏ qua những 10 dấu hiệu dưới đây, bởi việc phát hiện sớm có ý nghĩa quyết định trong điều trị.

Top