Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những người đào huyệt ở Jakarta chạy đua với thời gian

Thứ năm, 10:53 23/04/2020 | Bốn phương

Dưới ánh nắng gay gắt ở Jakarta, Minar cầm xẻng và bắt đầu đào đất. Trong 33 năm làm nghề đào mộ tại nghĩa trang Pondok Rangon, người đàn ông 54 tuổi chưa bao giờ bận rộn đến thế.

Kể từ khi Jakarta ghi nhận trường hợp tử vong đầu tiên vì Covid-19 vào giữa tháng 3, số người chết vì căn bệnh truyền nhiễm này liên tục tăng lên, khiến khối lượng công việc của những người như ông Minar ngày càng nhiều hơn.

"Công việc của tôi giờ đây khác lắm... Tôi gần như chẳng có thời gian để nghỉ ngơi", Minar nói. "Do ngày nào cũng có rất nhiều thi thể được đưa tới đây nên tôi thực sự mệt mỏi vì phải đào không ngừng nghỉ".

Đến 21/4, Indonesia ghi nhận 7.100 ca nhiễm và 616 ca tử vong vì Covid-19, cao nhất khu vực Đông Nam Á. Một nửa số người chết là ở Jakarta. Chính quyền thủ đô ra lệnh những người chết vì Covid-19 chỉ được chôn tại hai nghĩa trang, một ở đông Jakarta, nơi ông Minar làm việc, và một ở tây Jakarta. Đây là những nghĩa trang vẫn còn nhiều chỗ trống của thành phố.

Những người đào huyệt ở Jakarta chạy đua với thời gian - Ảnh 2.

Ông Minar (không đội mũ) cùng một người trong nhóm đào huyệt trước khi xe cứu thương đưa thi thể người chết tới nghĩa trang. Ảnh: CNA.

Đến nay, hơn 1.000 người chết đã được chôn cất ở Jakarta theo các nghi thức chôn cất trong thời kỳ dịch, phần lớn là do có nhiều bệnh nhân nghi nhiễm virus đã chết trước khi có kết quả xét nghiệm.

Theo ông Minar, nghĩa trang Pondok Rangon có khoảng 80 người đào huyệt, đều do chính quyền Jakarta trả lương. Thông thường họ được chia thành bốn nhóm, mỗi nhóm đảm trách một nhiệm vụ chuyên biệt trong vòng một tuần, chẳng hạn như đào mộ, dọn mộ, cắt cỏ và làm sạch đường cống trong nghĩa trang.

Các nhóm thay phiên nhau thực hiện những nhiệm vụ trên trong vòng một tuần. Điều này có nghĩa là lúc bình thường, ông Minar sẽ chỉ phải đào mộ một tuần trong một tháng. Tuy nhiên, kể từ khi Covid-19 bùng phát, ngày nào Minar cũng phải đào huyệt, kể cả khi nhóm của ông được giao làm những nhiệm vụ khác.

Những người đào huyệt ở Jakarta chạy đua với thời gian - Ảnh 3.

Một nghĩa trang chôn cất nạn nhân Covid-19 ở Jakarta. Ảnh: AFP.

Để đào xong một cái mộ, Minar thường mất hai tiếng. Và hiện tại, mỗi ngày ông đào tới 5 ngôi mộ. Trước khi Covid-19 xuất hiện, có những ngày Minar không phải đào ngôi mộ nào bởi không có ai chết.

Người đàn ông này cho biết mỗi ngôi mộ sẽ do một nhóm 4 người phụ trách, dù vậy, đây cũng không phải chuyện dễ dàng. Do người ta tin rằng nCoV có thể tồn tại trên tử thi, quy trình chôn cất cần phải được tiến hành càng nhanh càng tốt để giảm thiểu nguy cơ lây lan.

"Tôi đang phải chạy đua với thời gian. Thỉnh thoảng xác được đưa tới mà mộ vẫn chưa đào xong", Minar nói. "Bây giờ mọi chuyện cũng khác, không có gia đình nào của người quá cố chứng kiến toàn bộ quy trình chôn cất. Mọi việc được thực hiện một cách nhanh chóng".

Theo quy định chôn cất giữa đại dịch, chỉ có tối đa 5 người được phép đứng xung quanh mộ một khi quá trình chôn cất đã kết thúc và xe cứu thương rời đi. Minar cho hay ông cảm thấy buồn mỗi khi nhìn thấy cảnh tượng nhiều gia đình phải đứng từ xa để nói lời từ biệt với người quá cố.

Một ngày làm việc của Minar bắt đầu lúc 7h sáng và kết thúc lúc 6h chiều, khi mặt trời đã lặn. Mặc bộ đồ bảo hộ đầy đủ, hàng ngày ngoài nhiệm vụ đào mộ, ông còn phải đưa thi thể người chết ra khỏi xe cứu thương rồi chôn họ.

"Tôi cũng lo lắng bởi Covid-19 là căn bệnh truyền nhiễm. Thực sự tôi rất sợ hãi, nhưng đây là trách nhiệm của tôi. Tôi biết nói gì đây?", Minar chia sẻ.

Những người đào huyệt ở Jakarta chạy đua với thời gian - Ảnh 4.

Một thi thể bệnh nhân Covid-19 được khiêng đến nghĩa trang ở Jakarta hôm 31/3 để chôn cất. Ảnh: Reuters.

Người đàn ông có 33 năm làm nghề đào mộ cũng chia sẻ mặc bộ đồ bảo hộ y tế kín bưng giữa tiết trời nóng nực ở Jakarta thực sự khó chịu.

"Tôi có cảm giác mình bị thiêu đốt, không thoải mái chút nào cả. Thỉnh thoảng khi xe cứu thương tới, tôi đã trong tình trạng sẵn sàng nhưng lại phải chờ thêm 30 phút nữa. Bộ đồ đó thực sự rất nóng bức", Minar nói.

Minar cho hay cũng có những ngày trời đổ mưa, nhưng bất chấp thời tiết có ra sao thì công việc đào mộ và quy trình chôn người chết vẫn phải tiếp diễn.

Người đàn ông có 5 đứa con cũng sợ rằng có thể sẽ mang virus về nhà. Gia đình ông cũng lo lắng nhưng điều duy nhất họ có thể làm là cầu nguyện cho ông.

"Các con cầu nguyện cho tôi hoặc nói những lời động viên như 'Bố cẩn thận nhé. Chúng con mong bố sẽ không nhiễm bệnh'. Bọn trẻ đều ủng hộ tôi bởi chúng hiểu rằng tôi cũng đang góp công sức vào cuộc chiến đấu chống Covid-19 bằng công việc của mình", ông Minar nói.

Mỗi ngày trước khi về nhà, ông Minar đều tắm rửa thật sạch sẽ. Ông cho biết mình thực sự may mắn khi có những người hàng xóm đều hết lòng ủng hộ. Ông không phải đối mặt với bất cứ sự kỳ thị nào.

Minar cùng các đồng nghiệp cũng được nhận sự hỗ trợ từ cộng đồng, những người không chỉ cảm thông mà còn mang đến cho họ những hộp cơm trưa và thiết bị bảo hộ. Có lần, một tổ chức từ thiện còn sắp xếp buổi kiểm tra y tế cho họ. Minar thấy biết ơn khi luôn được quan tâm, ủng hộ, và điều đó giúp ông có động lực để tiếp tục công việc.

Những người đào huyệt ở Jakarta chạy đua với thời gian - Ảnh 5.

Ông Minar(phải) nhận được hộp đồ ăn trưa từ những người hảo tâm, ủng hộ công việc của ông. Ảnh: CNA.

Những người theo đạo Hồi thường có truyền thống thăm mộ người thân vài ngày trước tháng ăn chay Ramadan hằng năm, sẽ bắt đầu từ cuối tuần này. Vào dịp này, các nghĩa trang trong thành phố sẽ rất đông người đi viếng mộ cũng như những người bán hàng rong đồ ăn, hoa quả.

Nhưng năm nay, không khí hoàn toàn khác, bởi không ai được phép thực hiện nghi lễ giữa bối cảnh Jakarta áp lệnh phong tỏa một phần.

"Tôi làm ở đây mấy chục năm rồi, nhưng chưa bao giờ nghĩa trang lại trở nên yên tĩnh như vậy. Chỉ có một đến hai người ghé tới. Và họ đứng cách xa chúng tôi", Minar nói.

Thông thường, những người đến viếng mộ sẽ tip cho Minar một ít để tỏ lòng cảm ơn vì đã chăm sóc mộ người thân của họ. Hiện tại vì không có ai đến, Minar thấy thu nhập của mình cũng giảm đi. Nhưng điều đó không làm ông quá bận tâm, bởi mỗi tháng ông vẫn được nhận khoản lương 3,6 triệu rupiah (230 USD).

"Tôi hơi buồn một chút vì những người thường làm việc quanh nghĩa trang giờ đây đã mất đi nguồn thu nhập. Hy vọng đại dịch sẽ sớm qua đi. Và khi tháng Ramadan đang đến gần, chúng ta hãy nên chuyên tâm hơn vào việc thờ cúng", Minar nói.

Mặc dù khối lượng công việc cao, Minar cho hay ông vẫn dự định nhịn ăn trong lễ Ramadan.

"Điều quan trọng nhất là tôi thực hiện công việc của mình một cách chân thành và không xem đây là một gánh nặng. Tôi chỉ hy vọng tất cả chúng ta đều khỏe mạnh và mọi chuyện sẽ sớm kết thúc. Đó là điều mà tôi mong mỏi", Minar cho hay.

Theo Ngôi sao

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Con trai lớp 7 nhảy lầu từ tầng 17, ông bố giở cặp sách của con ra xem thì ngã quỵ trước 1 xấp giấy

Con trai lớp 7 nhảy lầu từ tầng 17, ông bố giở cặp sách của con ra xem thì ngã quỵ trước 1 xấp giấy

Chuyện đó đây - 6 giờ trước

“Tôi sẽ không bao giờ tha thứ cho bản thân mình”, người cha đau đớn nhớ lại.

Phát hiện bất ngờ về cơn bão lớn nhất kéo dài suốt 190 năm trong Hệ Mặt trời

Phát hiện bất ngờ về cơn bão lớn nhất kéo dài suốt 190 năm trong Hệ Mặt trời

Tiêu điểm - 14 giờ trước

Các quan sát mới về Vết Đỏ Lớn của sao Mộc được Kính thiên văn Hubble ghi lại đã cho thấy cơn bão 190 năm tuổi này lắc lư như thạch và thay đổi hình dạng giống như một quả bóng bị bóp méo.

Dọn tủ đồ của chồng, người phụ nữ tìm thấy 'kho báu' trị giá 4 tỷ đồng

Dọn tủ đồ của chồng, người phụ nữ tìm thấy 'kho báu' trị giá 4 tỷ đồng

Tiêu điểm - 19 giờ trước

Trong lúc dọn tủ đựng đồ của người chồng quá cố, người phụ nữ đã vô cùng sửng sốt khi tìm "kho báu" có giá trị lên tới gần 4 tỷ đồng

Bỏ gần 500 tỷ đồng xây 'biệt thự trên trời' rộng 12.000m2, xa hoa trong từng viên gạch nhưng chủ nhân không thể ở: Vì sao?

Bỏ gần 500 tỷ đồng xây 'biệt thự trên trời' rộng 12.000m2, xa hoa trong từng viên gạch nhưng chủ nhân không thể ở: Vì sao?

Tiêu điểm - 1 ngày trước

“Cung điện trên mây” này nằm ở độ cao 122 mét trên nóc tòa nhà cao tầng giữa trung tâm thành phố.

Đến thăm bố, người phụ nữ bất ngờ rơi khỏi tầng 9 và cái kết khiến người thân bối rối

Đến thăm bố, người phụ nữ bất ngờ rơi khỏi tầng 9 và cái kết khiến người thân bối rối

Chuyện đó đây - 1 ngày trước

Vụ việc khiến người thân của nạn nhân không khỏi đau lòng. Tuy nhiên, sau những mất mát thì một điều kỳ diệu cũng bất ngờ xuất hiện.

Tỷ phú Ấn Độ qua đời, để lại phần lớn tài sản trị giá 3000 tỷ đồng cho chó cưng và 2 người giúp việc

Tỷ phú Ấn Độ qua đời, để lại phần lớn tài sản trị giá 3000 tỷ đồng cho chó cưng và 2 người giúp việc

Tiêu điểm - 1 ngày trước

Câu chuyện về di chúc của tỷ phú Ratan Tata đã gây bất ngờ lớn khi ông quyết định để lại phần lớn tài sản cho chú chó cưng của mình. Hành động này là minh chứng cho tấm lòng nhân hậu và tình yêu thương động vật của vị doanh nhân tài ba.

Hồ nước lớn nhất thế giới thu hẹp nhanh đến mức khó có thể phục hồi

Hồ nước lớn nhất thế giới thu hẹp nhanh đến mức khó có thể phục hồi

Tiêu điểm - 2 ngày trước

Hồ Caspi đang thu hẹp nhanh chóng, đứng trước nguy cơ không thể phục hồi do biến đổi khí hậu và ô nhiễm.

Đền cổ Ả Rập 2.000 tuổi bất ngờ 'hiện hình' gần bờ biển Ý

Đền cổ Ả Rập 2.000 tuổi bất ngờ 'hiện hình' gần bờ biển Ý

Tiêu điểm - 2 ngày trước

Những người đến từ vương quốc huyền bí và xa hoa Nabataea của người Ả Rập đã để lại dấu tích văn minh của họ bên bờ Địa Trung Hải.

Người đàn ông 63 tuổi 'hóa' chàng trai 24 tuổi sau tai nạn giao thông, nghĩ mình sắp kết hôn

Người đàn ông 63 tuổi 'hóa' chàng trai 24 tuổi sau tai nạn giao thông, nghĩ mình sắp kết hôn

Chuyện đó đây - 2 ngày trước

Tỉnh dậy sau cơn hôn mê, người đàn ông 63 tuổi tin rằng mình mới 24 tuổi và đang chờ kết hôn với vị hôn thê 19 tuổi.

Quét laser, thành phố ma thế kỷ 18 lộ ra giữa rừng Amazon

Quét laser, thành phố ma thế kỷ 18 lộ ra giữa rừng Amazon

Tiêu điểm - 3 ngày trước

"Bóng ma" của một thành phố đổ nát đã bất ngờ xuất hiện khi các nhà khoa học quét một vùng rừng mưa nhiệt đới bằng công cụ LiDAR.

Top