Những nguyên nhân không ngờ gây cảm cúm
Thường xuyên lo lắng về việc nhiễm bệnh có thể làm suy giảm miễn dịch và khiến bạn dễ mắc bệnh hơn. Rất dễ dàng để loại bỏ sự lo lắng nếu bạn nhìn nhận đúng sự việc. Nói chung, H1N1 không được chứng minh là mối đe dọa lớn hơn cúm mùa thông thường và phần lớn những người nhiễm loại vi rút này có thể phục hồi hoàn toàn.

Thường xuyên lo lắng về việc nhiễm bệnh có thể làm suy giảm miễn dịch và khiến bạn dễ mắc bệnh hơn. Rất dễ dàng để loại bỏ sự lo lắng nếu bạn nhìn nhận đúng sự việc. Nói chung, H1N1 không được chứng minh là mối đe dọa lớn hơn cúm mùa thông thường và phần lớn những người nhiễm loại vi rút này có thể phục hồi hoàn toàn.
Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ ra rằng sự lo âu có thể gây ra hàng loạt vấn đề gồm trào ngược acid, mất ngủ, phát ban, trầm cảm. Do vậy không có gì đáng ngạc nhiên khi sự lo lắng thái quá sẽ làm suy yếu hệ miễn dịch và khiến bạn dễ bị vi rút tấn công.
Ôm, hôn, và bắt tay
Sự tiếp xúc gần gũi với những người bị nhiễm bệnh cũng là một trong những cách khiến bạn dễ nhiễm vi rút nhất. Điều đó không có nghĩa bạn cần tách biệt với xã hội trong suốt mùa cúm, nhưng bạn nên nhận thức được những nguy cơ lây nhiễm bệnh. Nếu bạn bắt buộc phải chào hỏi và tạm biệt thì sau đó hãy tránh chạm tay vào miệng hoặc mắt cho đến khi bạn rửa sạch tay.
Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa bệnh Hoa Kỳ đã khuyến nghị giữ một khoảng cách khoảng 1,8m với người ốm để giảm khả năng lây nhiễm virus. Vì vậy, để phòng ngừa, tất cả các hình thức chào hỏi, từ bắt tay tới ôm, hôn lên má cần được hạn chế.

Khẩu trang thường không được CDC khuyến nghị trong môi trường ở nhà hoặc cơ quan. Nhưng một số người vẫn lựa chọn sử dụng chúng, đặc biệt nếu họ có nguy cơ cao bị các biến chứng do cúm hoặc tiếp xúc với người bệnh thường xuyên. Một nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng khẩu trang dường như giúp phòng ngừa lây lan cúm.
Khi dùng khẩu trang, hãy đảm bảo rằng bạn sử dụng và tháo chúng đúng cách.
Bạn phải rất cẩn thận khi tháo khẩu trang. Đảm bảo khẩu trang không chạm vào mũi, miệng hay mắt bạn, tháo ra và rửa tay sau đó. Tháo khẩu trang bằng dây cài phía sau để tránh tiếp xúc với phần trước của khẩu trang, vốn là nơi nhiễm bẩn nhất.
Hút thuốc
Hút thuốc làm suy yếu những sợi lông mao trong mũi và phổi, vốn có tác dụng ngăn cản và loại bỏ mầm bệnh. Điều này có thể khiến cho cơ thể bạn dễ bị tấn công hơn. Hơn nữa, nghiên cứu cho thấy H1N1 thâm nhập sâu vào phổi hơn là cúm mùa, dẫn tới các nhiễm trùng có thể là nặng hơn so với nhiễm trùng gây ra bởi cúm mùa.
Bác sĩ Pascal James Imperato đến từ trường Y tế công cộng thuộc Trung tâm Y SUNY Downstate ở Brooklyn cảnh báo rằng tổn thương phổi trước đây như tổn thương do hút thuốc có thể khiến bạn tăng nguy cơ bị các biến chứng nghiêm trọng.
Tiếp xúc ở phòng tập
Một số hoạt động ở một mức độ vừa phải giúp bạn khỏe mạnh lại có thể làm suy giảm hệ miễn dịch của bạn khi thực hiện quá mức. Ví dụ, tập luyện quá sức có thể khiến cơ thể bạn phải căng ra để chống lại áp lực về thể chất, đặc biệt nếu bạn thiếu ngủ hoặc không uống đủ nước. Thật không may, phòng tập thể dục cũng là nơi lây truyền vi rút, từ máy chạy bộ đầy mồ hôi tới bàn ghế trong phòng thay đồ, ngoài ra, mầm bệnh thậm chí còn có thể theo bạn về nhà.
Việc tập luyện đúng cách sẽ làm tăng cường hệ miễn dịch giúp bạn chống lại bệnh cúm. Nhưng để bảo vệ sức khỏe, hãy lau máy tập trước khi sử dụng và dùng riêng thảm tập hoặc phủ lên đó một chiếc khăn. Tắm bằng xà phòng ngay sau khi kết thúc buổi tập sẽ giúp loại bỏ những mầm bệnh bạn vừa tiếp xúc.
Uống rượu
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng những con chuột sử dụng lượng lớn rượu trong một thời gian ngắn đã bị suy giảm hệ thống miễn dịch và có thể gặp khó khăn hơn khi chống lại các nhiễm trùng trong ít nhất 24 giờ.
Ngoài ra rượu còn gây rất nhiều tác dụng phụ khác: nó có thể khiến cơ thể bạn nhanh chóng bị mất nước, điều này cản trở khả năng ngăn chặn và loại bỏ vi mầm bệnh dưới dạng dịch nhầy.


Nam thanh niên nhập viện cấp cứu vì bị chích điện liên tục
Y tế - 35 phút trướcMột nam thanh niên phải nhập viện cấp cứu vì khó thở nghiêm trọng sau khi bị lừa ra nước ngoài qua mạng, nơi anh liên tục chịu tra tấn thể xác, thậm chí bị chích điện.

Người đàn ông 50 tuổi suýt hoại tử tay vì viêm tắc mạch máu thừa nhận 1 sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 3 giờ trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, nguyên nhân phổ biến gây bệnh Buerger (viêm tắc mạch máu) là do hút thuốc lá. Trong khi đó, bệnh nhân đã hút thuốc lá trong nhiều năm qua, trung bình 2 gói một ngày.

5 lợi ích sức khỏe hàng đầu của hạt chia
Sống khỏe - 6 giờ trướcHạt chia là một trong những loại thực phẩm bổ dưỡng được mệnh danh là 'siêu thực phẩm'. Chỉ với một lượng nhỏ hạt chia mỗi ngày, bạn đã nạp vào cơ thể một lượng đáng kể các dưỡng chất quan trọng.

Người bệnh suy thận và bệnh tiểu đường cần biết điều này! Nên và không nên ăn gì để kéo dài tuổi thọ?
Bệnh thường gặp - 8 giờ trướcGĐXH - Bệnh suy thận mạn và bệnh tiểu đường có nhiều biến chứng khó lường, nhưng có thể được quản lý hiệu quả nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách.

Ba mẹ con cùng mắc ung thư
Y tế - 8 giờ trướcBa mẹ con cùng phát hiện mắc ung thư tuyến giáp do yếu tố di truyền, sau một lần khám sức khỏe định kỳ.

Cách uống cà phê có thể làm giảm nguy cơ tử vong
Sống khỏe - 9 giờ trướcCà phê không chỉ giúp tỉnh táo vào buổi sáng mà thức uống đắng này còn có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2, bệnh tim và tử vong. Tuy nhiên cần có cách uống đúng.

Bất ngờ 'thủ phạm' khiến người phụ nữ 40 tuổi bị rong kinh suốt 20 ngày
Mẹ và bé - 22 giờ trướcGĐXH - Người phụ nữ 40 tuổi đi khám vì bị rong kinh, kết quả giải phẫu bệnh cho thấy quá sản nội mạc tử cung điển hình. Cần phải điều trị bằng thuốc nội tiết, kháng sinh và tư vấn đặt dụng cụ tử cung chứa thuốc nội tiết.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.

Người đàn ông 33 tuổi ở Phú Thọ đi khám vì đau đầu âm ỉ, bác sĩ làm ngay điều này để ngăn ngừa đột quỵ
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Đặt stent chuyển dòng là phương pháp tối ưu được bác sĩ áp dụng để điều trị các túi phình khó, chưa vỡ, được xem là “chìa khóa” ngăn ngừa đột quỵ.

Người phụ nữ suýt tử vong vì mỡ máu cao gấp 37 lần
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcNhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội, người phụ nữ 37 tuổi được chẩn đoán viêm tụy cấp do mỡ máu tăng vọt.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này
Y tếGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.