Những sai lầm của bố mẹ khiến con bị nhược thị
GiadinhNet - Theo các chuyên gia, nhược thị (amblyopia) hay còn gọi là “mắt lười” (lazy eye) là hiện tượng suy giảm khả năng hoạt động và sự kém phát triển về chức năng của cơ quan thị giác. Mắt được gọi là nhược thị lúc thị lực dưới 8/10 sau khi đã chỉnh kính tối ưu hoặc khi chênh lệch thị lực giữa hai mắt là trên 2/10. Nhược thị có thể bị ở một hoặc hai bên mắt. Trẻ mắc bệnh này sẽ nhìn thế giới xung quanh mình mờ ảo hơn, nhạt nhòa hơn bạn bè có đôi mắt bình thường. Đến khi lớn lên, bệnh sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt, học tập và làm việc của trẻ.

Không nên chủ quan khi trẻ có bất thường về mắt
Bé Trường Sơn (ở Hải Dương) mới 7 tuổi nhưng đã đeo kính viễn thị 2 năm. Theo sổ khám, bác sĩ Bệnh viện Mắt Trung ương ghi cháu bị lác trong điều tiết do viễn thị tăng và nhược thị. Với cặp kính dày hơn bình thường của con, chị Lan (mẹ bé Sơn) cho biết, mỗi bên mắt của bé… 8 độ viễn thị. Số độ này tăng liên tục kể từ khi phát hiện cách đây 2 năm.
“Ban đầu thấy con cứ nghiêng nghiêng đầu, mắt cứ đảo sang ngang khi nhìn, tôi chủ quan nghĩ là bình thường! Nhưng đến khi thấy tình trạng nặng, đi lại có khi còn vấp vào bàn, ghế, tôi cho con đi khám ở Bệnh viện Mắt Trung ương thì phát hiện con viễn thị nặng. Do phát hiện quá muộn, đến khi đeo kính rồi mà thị lực vẫn không khôi phục bình thường, bác sĩ bảo con còn bị nhược thị”, chị Lan ngậm ngùi chia sẻ. Giờ đây, theo khuyến cáo của bác sĩ, bé Sơn phải đeo kính liên tục, kể cả lúc chơi, lúc tắm. Chỉ trừ khi ngủ, con mới được phép bỏ kính.
Theo TS.BS Nguyễn Thị Thu Hiền, Phó Trưởng khoa Khúc xạ (Bệnh viện Mắt Trung ương), có nhiều nguyên nhân dẫn đến nhược thị, trong đó có lý do tật khúc xạ (cận thị, viễn thị, loạn thị), bất đồng khúc xạ giữa hai mắt, nhược thị do lác. Trẻ nhược thị có thể có biểu hiện tự thấy nhìn mờ, lác mắt, hay nheo mắt, dụi mắt, nghiêng đầu vẹo cổ khi nhìn, đôi khi hay kêu nhức mắt, mỏi mắt; trẻ xem ti vi, đọc sách, viết ở khoảng cách gần; viết bị sai hàng; khó khăn khi nhìn bảng…
BS Thu Hiền cho hay, hiện ở Việt Nam vẫn chưa có sàng lọc tật khúc xạ cho trẻ sơ sinh, trong khi việc phát hiện sớm nhược thị là rất quan trọng, phát hiện càng sớm thì tỷ lệ thành công cao, thời gian chữa trị nhanh.
Nhược thị có thể gây nhiều tác hại đối với trẻ, làm ảnh hưởng đến học tập (đọc, viết chậm, học mau mệt, tiếp thu chậm, viết bài sai, hay nhức mắt…), ảnh hưởng đến sinh hoạt (hay bị va chạm, làm vỡ, đổ vật dụng, dễ bị té ngã, khó hòa nhập, không tự tin…) và gây ảnh hưởng lâu dài làm cho mắt bị lác, thị lực bị giảm sút, thậm chí mù lòa.
Những sai lầm của bố mẹ
Qua thực tế thăm khám, BS Thu Hiền cho biết, thị trường kính mắt (trong đó có kính thuốc) hiện không có sự kiểm soát chặt chẽ. Nhiều bố mẹ thấy con kêu mắt mỏi, nhìn xa không rõ, nheo mắt khi nhìn, thực chất con chỉ bị cận thị giả, nhưng lại tự mang con đến các cửa hàng kính không đủ chuyên môn, chất lượng. Bé được cho đeo kính sai số trong thời gian dài, bị nhược thị.
Ngoài ra, có những bé bị tật khúc xạ được bác sĩ dặn tái khám sau 6 tháng để kiểm tra và điều chỉnh kính, nhưng bố mẹ vì suy nghĩ một cái kính thậm chí có thể đeo cả đời, nên cho con đeo “liền tù tì” nhiều năm liền. Đến khi vì lý do thẩm mỹ, muốn cho con thay kính nên đi khám, ai ngờ con đã bị nhược thị. Như vậy, dù trẻ có đeo kính đúng số nhưng thị lực không trở về bình thường (ở mức 8/10), con đã bị nhược thị. Có trường hợp khác, đeo kính viễn thị đúng số, đủ số nhưng vì lời “gièm pha” trẻ con đeo kính người già nên không đeo liên tục, thường xuyên bỏ kính, mắt con bị lác vào trong và nhược thị.
Một sai lầm được các bác sĩ đề cập tới là cha mẹ tự làm bác sĩ cho con. Nhiều phụ huynh sau khi cho con đi khám, được bác sĩ cho kính phù hợp về đeo để điều trị viễn thị, nhưng lên mạng, thấy nhiều người khoe chữa cho con mau hết viễn thị bằng cách “che một bên mắt, tập tô màu, tập vẽ” nên bắt chước về áp dụng cho con mình. Kết quả, con lại bị nhược thị.
Điều trị nhược thị cần kiên trì
Theo BS Thu Hiền, chữa nhược thị rất công phu, nan giải và đòi hỏi sự kiên trì của gia đình, sự phối hợp của bản thân đứa trẻ. Phương pháp cơ bản nhất điều trị nhược thị là tập nhược thị như bịt mắt lành, tập mắt bệnh. Đây là phương pháp điều trị để tăng thị lực. Hoặc tra thuốc làm mờ một phần mắt lành giúp kích thích chức năng thị giác mắt bệnh. Phương pháp tập có thể là những hoạt động thị giác tích cực hoặc những máy kích thích chức năng võng mạc, luyện tập thị giác hai mắt… Thời gian luyện tập thường là vài tuần đến vài tháng, tuy nhiên có thể rất lâu dài, thậm chí hàng năm, nhất là khi phát hiện muộn ở lứa tuổi 10 - 12. Sau khi đã điều trị ổn định, tùy từng trường hợp vẫn phải được điều trị duy trì hoặc theo dõi lâu dài để tránh nhược thị tái phát.
Theo các chuyên gia, điều trị mắt rất nhạy cảm, vì đây là bộ phận vô cùng quan trọng, phụ huynh phải tuân thủ chặt chẽ chỉ định của bác sĩ. BS Nguyễn Xuân Hồng (Bệnh viện Mắt TPHCM) cho biết, cha mẹ nên có ý thức đưa con đi khám mắt định kỳ vào các thời điểm trẻ còn nhỏ, sau 1 tuổi và thời điểm lúc bắt đầu đi học dù có thể mắt trẻ bình thường, trẻ không biểu hiện gì. Dù ở lứa tuổi còn rất nhỏ, nhưng các bác sĩ chuyên khoa mắt có thể khám sơ bộ nhằm phát hiện trẻ có bị lác, bị các tật khúc xạ hoặc bị các bệnh khác gây giảm thị lực không… để có biện pháp điều trị kịp thời. Tránh trường hợp nếu trẻ có dấu hiệu mờ mắt, bị lác trong thì khi đó mắt đã có rối loạn, tình trạng đã nặng, việc chữa trị sẽ kéo dài và tốn kém hơn.
Ở Việt Nam, có tới 2 - 4% trẻ em bị mắt lác và 50% trong số đó bị nhược thị. Tuy nhiên, một số bậc cha mẹ đã không để ý đến điều này, dẫn đến việc nhiều trẻ đã không được khám và điều trị kịp thời. Thông thường, trẻ lác bẩm sinh sẽ có chỉ định mổ trước 2 tuổi. Ở Bệnh viện Mắt TPHCM, chỉ định mổ lác ở các bé khoảng 20 - 22 tháng tuổi. Tình trạng lác nếu đã có thì bắt buộc phải điều trị, không bao giờ tự hết được.
Thu Nguyên

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau
Y tế - 15 giờ trướcGĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏe - 1 ngày trướcNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An
Sống khỏe - 1 ngày trướcMô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?
Y tế - 1 ngày trướcCơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm
Y tế - 2 ngày trướcBộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Cứu sống du khách nước ngoài bị nhồi máu cơ tim cấp khi đang đi bộ
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng nguy kịch, huyết áp tụt, suy hô hấp nặng phải đặt ống nội khí quản, thở máy xâm nhập.

Chủ quan với đau răng, người đàn ông bị sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Sau khi tự uống thuốc giảm đau và kháng sinh tại nhà để điều trị đau răng, bệnh nhân thấy tổn thương ngày càng lan rộng. Đến khi khối áp xe chèn ép đường thở, bệnh nhân mới đến viện điều trị.

Trường Đại học Y Dược ký thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện Mắt Trung ương
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Trường ĐH Y Dược vừa ký kết thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện mắt Trung ương. Đây là sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong mối quan hệ hợp tác giữa hai đơn vị.

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏeNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.