Những tai nạn trẻ dễ mắc trong dịp Tết
Vào những ngày cận Tết, người lớn bận rộn với nhiều việc nên trông nom trẻ không cẩn thận, khiến nhiều tai nạn rất đáng tiếc xảy ra.
![]() |
Điều trị bỏng cho một bệnh nhân nhi.
(Ảnh minh họa) |
Bình thường, khoa Phỏng - Chỉnh hình của Bệnh viện (BV) Nhi đồng 1 (TP.HCM) chỉ có hơn 10 trẻ bị phỏng phải nằm viện điều trị nội trú, nhưng trong tuần qua, khoa tiếp nhận 30 trẻ bị phỏng, trong đó 6 trường hợp nặng, phải phẫu thuật, cắt lọc, ghép da.
Có mặt tại khoa hôm 6.2, chúng tôi chứng kiến nhiều trẻ bị phỏng thật tội nghiệp. Bé C.T (4 tuổi) đau đớn bởi vết phỏng ở phần lưng, mông, đùi, phải quấn băng khắp người để tránh nhiễm trùng. Trong lúc người lớn bận công việc, bé chạy chơi rồi bị té vào nồi cháo đang sôi. M.T (20 tháng tuổi) thì bị phỏng bởi chảo dầu ăn đang nóng, vết thương phỏng cũng lan từ phần lưng, mông xuống đến chân...
Bác sĩ Nguyễn Bảo Tường, Trưởng khoa Phỏng - Chỉnh hình, cho biết: "Năm nào cũng vậy, vào dịp Tết, tình trạng trẻ bị tai nạn do phỏng xảy ra nhiều hơn ngày thường từ 10 - 20%. Riêng trong tuần qua, số trẻ bị phỏng phải nằm viện tăng nhiều. Tai nạn xảy ra nhiều ở trẻ vào dịp cuối năm là do người lớn bận rộn, nên việc trông nom trẻ không được cẩn thận. Nhiều trường hợp trẻ bị tai nạn rất đáng tiếc như: trẻ kéo đổ bình nước sôi lên người, kéo đổ chảo dầu nóng, hay té vào nồi canh, nồi cháo đang sôi, khiến nhiều trẻ phải mang sẹo suốt cả đời do hậu quả của phỏng gây ra".
Mới đây khoa Cấp cứu của BV Nhi Đồng 2 (TP.HCM) tiếp nhận một bệnh nhi vào viện trong tình trạng rất nguy kịch, tím tái, phải thở bằng oxy, tổn thương não, có những cơn gồng cứng người... Đó là em L.T.T (15 tháng tuổi, nhà ở H.Nhà Bè). Trong lúc người nhà đang bận việc, bé đã đến xô nước lớn nghịch chơi, rồi té úp mặt vào nước. Người nhà phát hiện đưa bé vào BV Q.7 sơ cấp cứu ban đầu, cho thở oxy rồi chuyển đến BV Nhi đồng 2. Các bác sĩ nhận định bé bị tổn thương não, hôn mê (do ngạt nước)... mà "nếu phát hiện trễ thì nguy cơ bệnh nhi bị tử vong rất cao".
Theo ghi nhận của phóng viên, dịp Tết là thời điểm các BV nhi tiếp nhận rất nhiều trẻ bị hóc các loại hạt, nhất là hạt dưa. Chỉ trong một tuần qua, khoa Tai - mũi - họng, BV Nhi đồng 1, tiếp nhận đến 10 ca bị hóc, trong đó có 5 trẻ bị hóc hạt dưa, 2 trẻ hóc hạt đậu phộng, 1 trẻ hóc hạt me... Có trường hợp, trẻ bị hạt dưa chui vào đường hô hấp gây sưng phổi, ho kéo dài và khi đưa vào BV khám mới phát hiện ra.
Bác sĩ Đặng Hoàng Sơn, Trưởng khoa Tai - mũi - họng BV Nhi đồng 1, cảnh báo: "Hóc dị vật, hóc các loại hạt là tai nạn thường xảy ra ở trẻ nhỏ, nhưng vào những ngày cuối năm tăng rất cao do trẻ thấy hạt dưa, hạt bí... để trên bàn, lấy tay vốc cả nắm đưa vào miệng và bị sặc, hạt chui vào đường thở. Bình quân ca trực mấy ngày Tết, chúng tôi tiếp nhận 2-3 trẻ bị hóc hạt dưa/ngày".

10 người ăn bơ thì 9 người vứt bỏ thứ này mà không hay là 'báu vật' dưỡng tim, làm đẹp, tốt cho tiêu hóa
Sống khỏe - 54 phút trướcNhiều người sẽ phải “tiếc hùi hụi” khi nhận ra từ trước tới giờ toàn vứt bỏ phần này trong quả bơ trong khi nó cực kỳ hữu ích.

5 vật dụng thiết yếu hàng ngày có vẻ bền này thực chất có 'hạn sử dụng' ngắn, cần thay sớm kẻo thành 'ổ vi khuẩn'
Sống khỏe - 11 giờ trướcNhiều người có xu hướng chỉ chú ý đến ngày hết hạn in trên sản phẩm. Tuy nhiên, thời hạn sử dụng của một số vật dụng sẽ giảm đi rất nhiều sau khi chúng ta bắt đầu sử dụng.

Chuyên gia chỉ ra cách phân biệt sữa giả - sữa thật đáng chú ý
Sống khỏe - 13 giờ trướcGĐXH - Vụ việc 'sữa giả' đang khiến hàng triệu phụ huynh hoang mang, bởi hình thức sữa giả ngày càng khó nhận biết.

4 loại đồ uống có khả năng gây ung thư cao nhất là đây, nhiều người sốc nặng vì đang uống mỗi ngày!
Sống khỏe - 14 giờ trướcRất nhiều người sẽ phải bất ngờ khi nhận ra mình đang uống những loại nước là “đồng phạm” của nhiều bệnh ung thư từ ngày này qua ngày khác.

Cơ thể thừa đường sẽ phát ra 7 tín hiệu, thay đổi ngay để tránh mắc bệnh mãn tính và hụt collagen quá nhiều
Sống khỏe - 15 giờ trướcGiảm thiểu tiêu thụ đường là một biện pháp quan trọng để bảo vệ sức khỏe và duy trì làn da khỏe mạnh.

Thời điểm ăn tối giúp người bệnh tiểu đường ổn định đường huyết tốt nhất
Bệnh thường gặp - 18 giờ trướcGĐXH - Người bị tiểu đường cũng cần duy trì thời gian ăn tối cố định trong ngày. Thói quen này giúp điều hòa nhịp sinh học và ổn định insulin, ổn định đường huyết.

Các thuốc điều trị loét thực quản
Sống khỏe - 20 giờ trướcLoét thực quản là một dạng loét trong hệ thống tiêu hóa, làm tổn thương các mô của thực quản. Việc dùng thuốc sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây loét…

Người phụ nữ 65 tuổi ở Hà Nội bị đột quỵ thừa nhận một sai lầm mà rất nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 21 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp nhưng không điều trị đều đặn. Bác sĩ cho biết đây là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến đột quỵ.

Trẻ nên ăn thực phẩm nào để tăng chiều cao?
Sống khỏe - 1 ngày trướcMặc dù yếu tố di truyền đóng vai trò quyết định chiều cao của trẻ, nhưng việc cung cấp dinh dưỡng hợp lý là rất quan trọng để tối đa hóa sự tăng trưởng chiều cao này...

Loại vitamin cực kỳ quan trọng với não có ở đâu?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcVitamin B12 (còn được gọi là cobalamin) là một loại vitamin tan trong nước, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hệ thần kinh khỏe mạnh. Não sẽ không thể hoạt động bình thường nếu thiếu chất dinh dưỡng này…

Uống thuốc bổ gan thế nào cho đúng cách?
Bệnh thường gặpGĐXH - Các loại thuốc bổ gan chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh nên không thể thay thế thuốc đặc trị. Nếu uống, cần uống đúng và uống đủ.