Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những thách thức về Dân số trong 10 năm tới

Thứ hai, 11:27 21/02/2011 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Tổng cục DS-KHHGĐ đưa ra một số nhận định trong báo cáo về kết quả thực hiện DS-KHHGĐ 2001-2010, phương hướng nhiệm vụ 2011-2020.

Tại Báo cáo Kết quả thực hiện công tác DS-KHHGĐ giai đoạn 2001-2010, phương hướng, nhiệm vụ công tác DS-KHHGĐ giai đoạn 2011-2020, Tổng cục DS-KHHGĐ đã nhận định các vấn đề liên quan đến công tác Dân số trong 10 năm tới với 7 điểm cơ bản sau.
 
1. Mức sinh biến động khó lường và rất khác biệt giữa các tỉnh
 
Tuy tính chung trên phạm vi toàn quốc thì Việt Nam đã đạt được "mức sinh thay thế" - tức là "mỗi cặp vợ chồng có 2 con" từ năm 2005, nhưng nếu tính theo phạm vi tỉnh thì đến năm 2009 vẫn còn 28/63 tỉnh (chiếm 34,4% dân số cả nước) chưa đạt mức sinh thay thế, như mục tiêu Chiến lược đề ra. Trong 10 năm qua, 28 tỉnh này đã đạt tốc độ giảm sinh rất nhanh, tuy nhiên do xuất phát điểm mức sinh cao; tỷ lệ dân nông thôn, nông dân cao; điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn ở vùng Trung du và miền núi phía Bắc, Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên nên chưa đạt mục tiêu đề ra...
 

Tư vấn kiểm tra SKSS tại trạm y tế cơ sở. Ảnh: Dương Ngọc

2. Thách thức trong việc cung cấp phương tiện, dịch vụ KHHGĐ cho hàng chục triệu người; nam giới ít tham gia, đa số người sử dụng PTTT là nữ. Nhiều vấn đề SKSS cần tiếp tục giải quyết

Trong những năm tới, số phụ nữ bước vào độ tuổi sinh đẻ vẫn tiếp tục tăng, đạt xấp xỉ 27 triệu người vào năm 2020 và đạt cực đại là 27,6 triệu người vào năm 2030. Để duy trì bền vững thành tựu "mỗi cặp vợ chồng chỉ có 2 con", thì cần phải có 13,5 -14 triệu người thường xuyên sử dụng BPTT, trong đó 80% là các BPTT hiện đại, sẽ là thách thức lớn đối với việc cung ứng PTTT.

Thời gian qua việc điều phối cung ứng PTTT chưa linh hoạt, chưa chủ động được nguồn cung cấp, dẫn đến thiếu và thừa cục bộ ở một số nơi. Hầu hết PTTT Việt Nam chưa sản xuất được nên từ trước đến nay, chủ yếu dựa vào viện trợ. Từ năm 2010 các nguồn này đã cạn. Vì vậy, việc đảm bảo an ninh PTTT trong giai đoạn tới là một thách thức lớn. Nếu không có một sự đầu tư đặc biệt từ phía nhà nước, không có một chương trình cung cấp tốt, nhu cầu tránh thai sẽ không được đáp ứng. Hậu quả có thể thấy trước: Hoặc là mức sinh sẽ tăng lên hoặc là xảy ra bùng nổ nạo phá thai. Đảm bảo đầy đủ phương tiện, dịch vụ tránh thai để duy trì mức sinh thấp một cách hợp lý là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng và cần được nhà nước chú ý trong giai đoạn tới.

Hiện nay, khoảng 86% người thực hiện KHHGĐ là nữ. Rõ ràng, bất bình đẳng đang diễn ra trong lĩnh vực này và cần đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, đặc biệt là đối với nam giới...

3. Sự mất cân đối giới tính đối với trẻ em và trẻ sơ sinh có dấu hiệu rất nghiêm trọng, sẽ dẫn đến sự thiếu hụt nữ thanh niên trong tương lai

Đối với nhóm từ 0 đến 4 tuổi, tỷ số giới tính vượt qua ngưỡng cân bằng (100) và không ngừng tăng lên, nghĩa là trẻ em trai ngày càng nhiều hơn trẻ em gái cùng nhóm tuổi. Ví dụ nhóm 0-5 tuổi là 104,8 (1979), 106,5 (1989), 109 (1999), 111,5 (2009).

Tỷ số giới tính trẻ em (0-5) tuổi, khá cao chủ yếu là do tỷ số giới tính của trẻ sơ sinh cao. Ngay từ Tổng điều tra dân số năm 1999, tỷ số giới tính của trẻ sơ sinh ở nhiều tỉnh rất cao... Từ kết quả của nhiều cuộc điều tra khác có thể nêu giả thiết đáng tin cậy rằng: Đã có sự lựa chọn của cha mẹ, sự can thiệp kỹ thuật để sinh được con trai. Nếu không tuyên truyền, giáo dục, không có sự giám sát chặt chẽ và xử lý nghiêm minh thì tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh sẽ còn tiếp diễn lâu dài...

4. Già hóa dân số và an sinh xã hội

Đến năm 2020, số người cao tuổi ở nước ta sẽ vượt quá 10 triệu người và chiếm trên 10% dân số. Như vậy, chắc chắn Việt Nam sẽ rơi vào tình trạng "Già trước khi giàu". Sau đó mỗi thập kỷ sẽ tăng thêm khoảng 5 triệu và đạt khoảng 28 triệu người cao tuổi vào giữa thế kỷ XXI.

5. Chất lượng dân số chậm được cải thiện

HDI của nước ta không ngừng tăng lên, tuy nhiên so với thế giới, thứ hạng vẫn còn thấp, năm 2007 vẫn xếp thứ 116 trong số 182 nước. Ngoài ra có thể thấy chất lượng dân số biểu hiện cụ thể qua các chỉ báo về thể lực, trí lực và tâm lực của con người...
 

Thế hệ tương lai. Ảnh: PV

6. Di cư diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Nhu cầu tư vấn và cung cấp phương tiện, dịch vụ KHHGĐ cho người di cư ngày càng lớn

Theo Tổng điều tra Dân số 2009, dân số nước ta có 86.846.997 người, tăng 11,3% so với năm 1999. Trong 5 năm, từ 2004 đến 2009, gần 7 triệu người di cư, tăng 50% so với giai đoạn 1994-1999. Điều tra của Tổng cục Thống kê năm 2004 cho thấy 64% người di cư thuộc nhóm 15-29 tuổi và gần 70% chưa kết hôn. Vì vậy, nhu cầu truyền thông về hôn nhân, KHHGĐ, bảo vệ sức khỏe sinh sản, cung cấp phương tiện và dịch vụ thích hợp cho hàng triệu người di cư là cần thiết và rất lớn nhưng cũng khó khăn hơn do tính chất biến động cao của họ.

Cần có kế hoạch mở rộng phát triển các đô thị lớn để chủ động đón dòng di cư  đến, đồng thời kết hợp xây dựng đô thị vừa và nhỏ, tạo điều kiện phân bố dân cư hợp lý. Tính đến các dự báo dân số trong quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, nhất là quy hoạch xây dựng các công trình như đường sá, cầu cảng, nghĩa trang... để tránh những tổn thất do quy hoạch sai lầm gây nên.

7. Kinh tế - xã hội 2011-2020 có thay đổi nhanh chóng

Trong 10 năm tới, việc đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập kinh tế quốc tế, sẽ làm thay đổi nhanh chóng mọi mặt của đời sống xã hội và tác động mạnh đối với lĩnh vực DS-KHHGĐ. 

Hội nhập ngày càng sâu rộng trong đời sống kinh tế quốc tế, nhưng khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và thế giới vẫn chưa được thu hẹp; chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp; tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp, tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm còn cao. Khoảng cách thu nhập giữa các nhóm dân cư, giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng kinh tế, có xu hướng gia tăng. Khi Việt Nam ra khỏi nhóm nước đang phát triển có thu nhập thấp, nguồn viện trợ và vốn vay hỗ trợ phát triển chính thức của quốc tế cho công tác DS-KHHGĐ giảm mạnh.

Môi trường bị ô nhiễm, diễn biến phức tạp của thiên tai, dịch bệnh là những thách thức không nhỏ đối với công tác dân số. Việt Nam được đánh giá là một trong năm nước đang phát triển sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu toàn cầu, đặc biệt là mực nước biển dâng cao, sẽ ảnh hưởng trước hết đến việc ổn định cuộc sống, ăn ở, đi lại, việc làm và thu nhập, sức khoẻ và sự sống của người dân.       

Công tác DS - KHHGĐ và hiệu quả kinh tế - xã hội

- Góp phần làm tăng khoảng 2% GDP bình quân đầu người: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) giai đoạn 1991 - 2000 là 7,5%, giai đoạn 2001-2010 là 7,2%...

Kết quả Chương trình Mục tiêu Quốc gia DS-KHHGĐ trong 20 năm qua đã trực tiếp làm tăng 0,38 lần GDP bình quân đầu người, bình quân tăng khoảng 2 % mỗi năm.

- Góp phần thực hiện thành công Mục tiêu thiên niên kỷ tại Việt Nam:

Góp phần Cải thiện sức khỏe bà mẹ (MDG5) và Giảm tử vong ở trẻ em.

Góp phần tăng cường bình đẳng giới và nâng cao vị thế, năng lực cho phụ nữ Góp phần giảm tình trạng đói nghèo…

- Cơ cấu dân số theo tuổi thay đổi nhanh, hình thành cơ cấu "dân số vàng.

- Đã hình thành cơ cấu dân số "vàng" ở nước ta.

P.V
(Lược trích theo tài liệu của Tổng cục DS-KHHGĐ)
thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nguy cơ suy tim ở phụ nữ cắt bỏ buồng trứng khi còn trẻ

Nguy cơ suy tim ở phụ nữ cắt bỏ buồng trứng khi còn trẻ

Dân số và phát triển - 7 giờ trước

Việc cắt bỏ buồng trứng có thể khiến phụ nữ phải đối mặt với tình trạng suy tim khi về già. Đặc biệt có nguy cơ tăng lên đối với phụ nữ cắt bỏ buồng trứng khi còn trẻ.

Thuốc dùng trong điều trị xuất tinh ngược dòng

Thuốc dùng trong điều trị xuất tinh ngược dòng

Dân số và phát triển - 23 giờ trước

Xuất tinh ngược dòng là một nguyên nhân quan trọng gây vô sinh ở nam giới. Việc điều trị sớm, đúng cách sẽ mang lại cơ hội có con cho bệnh nhân.

Người cao tuổi không ăn cơm, hại nhiều hơn lợi

Người cao tuổi không ăn cơm, hại nhiều hơn lợi

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Việc loại bỏ cơm khỏi khẩu phần ăn có thể gây hại cho sức khỏe người cao tuổi, dẫn đến thiếu năng lượng, suy dinh dưỡng, rối loạn đường huyết và nhiều hệ lụy khác.

Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?

Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Nhiều bà mẹ lo lắng rằng khi con mọc răng, việc bú mẹ sẽ trở nên đau đớn và nghĩ đến việc cai sữa, không cho con bú nữa. Điều đó có nên không?

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Theo kết quả một nghiên cứu mới, trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp các bác sĩ siêu âm xác định bất thường nào khi siêu âm sàng lọc thai kỳ ở tuần thứ 20 nhanh gấp đôi mà không làm giảm độ chính xác của chẩn đoán.

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Mặc dù nam giới ít bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) hơn phụ nữ nhưng đây cũng có thể là mối quan tâm đáng kể về sức khỏe, đặc biệt là khi không được điều trị.

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Sữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Chlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến do nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Phụ nữ chủ yếu nhiễm Chlamydia khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng với chồng/ đối tác bị nhiễm trùng.

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Hội chứng tiền kinh nguyệt là một tập hợp các triệu chứng về thể chất, tâm lý và cảm xúc mà nhiều phụ nữ gặp phải trong khoảng thời gian 1 - 2 tuần trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt.

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH – Theo các chuyên gia, với những trường hợp lạm dụng sử dụng thuốc tránh thai liên tục trong một thời gian quá dài, không có thời gian "nghỉ" là không đúng với hướng dẫn chuyên môn của viên uống tránh thai đường uống, có nguy cơ gây hệ lụy.

Top