Hà Nội
23°C / 22-25°C

Niềm vui và trách nhiệm

GiadinhNet - Ngày 26/11/2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 2161/QĐ-TTg lấy tháng 12 hằng năm là Tháng Hành động Quốc gia về Dân số.

 
Đây là tin vui đến với những người làm công tác dân số trong cả nước, đồng thời cũng xác định rõ trách nhiệm của ngành: Tất cả vì sức khỏe, hạnh phúc của mỗi người dân, mỗi gia đình đối với sự phát triển bền vững của đất nước và nâng cao chất lượng giống nòi...

Niềm vui từ những thành tựu đáng ghi nhận...

Hơn 50 năm qua, với sự kiên trì, nỗ lực và quyết tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể và của mọi người dân, công tác DS-KHHGĐ đã có những bước tiến bộ rõ rệt, đạt được những thành tựu tốt đẹp thông qua kết quả Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở 1/4/2009.

Hiệu quả đầu tiên có thể thấy rõ nhất là quy mô dân số nước ta là 85,8 triệu người; mỗi năm Việt Nam tăng thêm ở mức dưới 1 triệu người, trong khi số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ giai đoạn này tăng hơn rất nhiều so với giai đoạn trước đó. Tỉ lệ gia tăng dân số trung bình hàng năm đã giảm từ 1,7% xuống còn 1,2% - thấp nhất trong vòng 50 năm qua. Tổng tỉ suất sinh (số con trung bình của 1 phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ) giảm xuống còn 2,03 con và đạt dưới mức sinh thay thế.
 

Một trong những mục tiêu của Tháng Hàng động Quốc gia về Dân số là tuyên truyền để người dân hưởng ứng Pháp lệnh Dân số, chấp nhận mô hình gia đình ít con, coi con gái cũng như con trai... Ảnh: Vĩnh Cát

Tại kỳ họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc vừa qua, Việt Nam được các tổ chức quốc tế đánh giá là một trong hai điểm sáng trong việc thực hiện các Mục tiêu Thiên niên kỷ. Dù mới đi được 2/3 chặng đường nhưng Việt Nam đã hoàn thành trước thời hạn phần lớn các Mục tiêu Thiên niên kỷ đặt ra. Trong nỗ lực đó, có sự đóng góp xứng đáng của công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân và công tác DS-KHHGĐ. Kiên trì giảm sinh và các thành tựu của công tác dân số đã góp phần quan trọng trong việc tiết kiệm các khoản chi cho các dịch vụ xã hội, để dành vốn đầu tư cho các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội nhằm thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo và cải thiện đời sống nhân dân.

Trong 20 năm qua nếu so sánh với Philippines, chúng ta tránh sinh được 12,4 triệu trường hợp, tương đương với dân số của 13 tỉnh ở mức trung bình - nếu hình dung trong thời điểm hiện nay có thêm 13 tỉnh này thì có biết bao nhiêu vấn đề chúng ta sẽ phải lo như giao thông, đường sá, bệnh viện, trường học... Trong khi số tiền đầu tư để làm công tác DS-KHHGĐ trong 20 năm qua (tính tổng cả tiền ngân sách Trung ương, địa phương, vốn vay, viện trợ...) ngót nghét khoảng 8.400 tỉ đồng.  

Điều đó cho thấy được ý nghĩa và thắng lợi của việc thực hiện công tác DS-KHHGĐ, công  tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân trong thời gian vừa qua.

...đến trách nhiệm của chúng ta

Tuy đã đạt mức sinh thay thế, nhưng do phong tục tập quán, tư tưởng nho giáo muốn có đông con, phải có con trai nối dõi tông đường còn rất nặng nề của người dân trong xã hội nông nghiệp (dân số nông thôn Việt Nam chiếm tới 70,4%) nên mức sinh có thể tăng trở lại bất cứ lúc nào. Đến nay vẫn còn 28/63 tỉnh (chiếm 34,4% dân số cả nước) chưa đạt mức sinh thay thế. Nếu các cấp uỷ đảng, chính quyền chỉ một chút lơ là, chủ quan, thỏa mãn, thì mức sinh sẽ rất dễ tăng trở lại.

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, chất lượng dân số của Việt Nam cũng đã từng bước được nâng cao nhưng để đáp ứng với yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cũng như so với khu vực và trên thế giới, chất lượng dân số của nước ta còn thấp: Tuổi thọ bình quân của người dân cao nhưng tuổi thọ bình quân khỏe mạnh mới dừng ở 66 tuổi; Tỷ số chết mẹ, tỷ suất chết sơ sinh, tỷ suất chết trẻ em, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em còn khá cao và có sự cách biệt rất lớn giữa các vùng miền; Tỷ lệ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản, bệnh lây truyền qua đường tình dục còn cao; Tỷ lệ trẻ em mới sinh bị dị tật bẩm sinh do di truyền có xu hướng tiếp tục gia tăng do điều kiện sống, môi trường độc hại, lối sống hoặc phong tục, tập quán lạc hậu...
 
Việt Nam đã bước vào thời kỳ cơ cấu "dân số vàng" nhưng chất lượng nguồn nhân lực của chúng ta còn thấp, tính cạnh tranh còn thấp nhất là trong bối cảnh kinh tế tri thức đang có những bước tiến như vũ bão,...
 
Bên cạnh đó chúng ta chưa chuẩn bị tốt để thích ứng với những thách thức của giai đoạn già hóa dân số đến sớm hơn so với dự kiến; đặc biệt, một vấn đề mới xuất hiện trong công tác dân số là tỷ số giới tính khi sinh (số trẻ sơ sinh trai/100 trẻ sơ sinh gái) đã tăng nhanh một cách bất thường, từ 105 (1979) lên 107 (1999) và tăng nhanh liên tục, từ 110 - 112 trong các năm 2006 - 2008 với diễn biến phức tạp... Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc đã cảnh báo Việt Nam trước nguy cơ thừa nam, thiếu nữ và những hệ lụy về an sinh xã hội mà có thể nhìn thấy rõ ở một số quốc gia trong khu vực đã rơi vào.
 
Trước những khó khăn, thách thức mới nảy sinh của công tác DS-KHHGĐ, Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương, đường lối chỉ đạo sát sao, kịp thời qua các chỉ thị, văn bản, chính sách... Chính vì vậy, khi Tổng cục DS-KHHGĐ tham mưu Bộ Y tế trình Thủ tướng Chính phủ về sự cần thiết của Tháng Hành động Quốc gia về Dân số, Thủ tướng đã ban hành Quyết định 2161/QĐ-TTg lấy tháng 12 hằng năm là Tháng Hành động Quốc gia về Dân số.
 
Quyết định này là một trong những hành động thể hiện quyết tâm lớn của Chính phủ trong việc thực hiện các cam kết quốc tế về DS-KHHGĐ: Thực hiện Chương trình hành động về dân số và phát triển (ICPD Cairo 1994) từ năm 1995 - 2015; thực hiện các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc mà công tác dân số là yếu tố quan trọng để thực hiện các mục tiêu này...
 
Việc thực hiện những cam kết đó cũng chính là Chính phủ thể hiện sự quán triệt quan điểm của Đảng: "Công tác dân số là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển của đất nước, là một trong những vấn đề kinh tế - xã hội hàng đầu của nước ta".
 
Tháng Hành động Quốc gia về Dân số lần đầu tiên được tổ chức trong năm nay, Tổng cục DS-KHHGĐ, Bộ Y tế đã quán triệt và thể hiện sự quyết tâm trong việc thực hiện chủ đề của Tháng hành động năm 2010 là: "Kiểm soát, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh - Trách nhiệm của chúng ta" - trách nhiệm của mỗi người, mỗi gia đình, cộng đồng và toàn xã hội vì chất lượng dân số, sự phát triển bền vững của đất nước, của dân tộc Việt Nam.        
 
 GĐ&XH
thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chế độ ăn cho phụ nữ tiền mãn kinh

Chế độ ăn cho phụ nữ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 8 giờ trước

Tiền mãn kinh thường bắt đầu từ 40 đến 50 tuổi. Chế độ ăn lành mạnh góp phần làm giảm bớt một số triệu chứng khó chịu mà thời kỳ tiền mãn kinh gây ra.

Cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh có lợi ích và rủi ro gì?

Cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh có lợi ích và rủi ro gì?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Nhiều cha mẹ băn khoăn về việc có nên cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh. Vậy trường hợp nào nên và không nên cắt bao quy đầu cho trẻ?

Con dâu hỏi vay toàn bộ 5 tỷ tiết kiệm của tôi để buôn bất động sản

Con dâu hỏi vay toàn bộ 5 tỷ tiết kiệm của tôi để buôn bất động sản

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Tôi thấy thật sai lầm khi nhờ con dâu đi gửi tiết kiệm. Giờ nó hỏi vay toàn bộ 5 tỷ tiết kiệm dưỡng già của tôi để buôn bất động sản, tôi chưa biết cách nào để từ chối.

Bạn gái đòi chia tay chỉ vì tôi mua nhẫn cầu hôn không đúng ý

Bạn gái đòi chia tay chỉ vì tôi mua nhẫn cầu hôn không đúng ý

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Tôi đã lên kế hoạch cho 1 buổi cầu hôn lãng mạn, thế nhưng khi vừa nhìn thấy chiếc nhẫn cầu hôn, bạn gái liền giận dỗi, thế rồi chúng tôi cãi nhau mà tôi không hiểu lý do là gì. Sau đó tôi mới biết bạn gái dỗi đòi chia tay chỉ vì tôi mua chiếc nhẫn không đúng ý cô ấy.

Tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản để 'hươu chạy đúng đường'

Tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản để 'hươu chạy đúng đường'

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH- Việc tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản cho lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là cách để chúng ta vẽ đường cho "hươu chạy đúng đường".

Quảng Bình: Nỗ lực nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh tan máu bẩm sinh

Quảng Bình: Nỗ lực nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Với loại bệnh tan máu bẩm sinh, nếu không được điều trị thường xuyên, đầy đủ, bệnh nhân sẽ gặp nhiều biến chứng khiến chậm phát triển thể trạng, giảm sức học tập, lao động. Một số trường hợp không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh nhân có thể tử vong từ khi còn nhỏ.

7 bệnh liên quan đến hen suyễn

7 bệnh liên quan đến hen suyễn

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Hen suyễn là một tình trạng hô hấp phổ biến được đặc trưng bởi viêm và thu hẹp đường thở, nhưng nó thường tồn tại cùng với các bệnh khác, làm trầm trọng thêm các triệu chứng và khiến việc điều trị trở nên phức tạp hơn…

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo đầy đủ dưỡng chất thiết yếu và hạn chế các thực phẩm có thể giúp phòng và điều trị khi bà mẹ cho con bú bị tắc tia sữa.

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Phần lớn mọi người nhận thức được căng thẳng có ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tâm lý, nhưng không ngờ rằng nó có thể tác động đến khả năng sinh sản ở cả nam lẫn nữ. Đó chính là một trong những nguyên nhân khiến các cặp vợ chồng thụ thai khó khăn.

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Quá trình chuyển đổi mãn kinh tự nhiên là một quá trình diễn ra dần dần trong vài năm. Nó thường bắt đầu khi một người ở độ tuổi 40 - 50, với độ tuổi mãn kinh trung bình là 52 tuổi.

Top