Nỗ lực để không còn người nhiễm mới HIV
GiadinhNet - Tỉ lệ người nhiễm HIV được phát hiện có độ tuổi trên 30 đang chiếm ưu thế, người nhiễm HIV là nữ có xu hướng tăng, lây truyền HIV qua đường tình dục bắt đầu cao hơn lây truyền qua đường máu…
|
Tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe, phòng tránh HIV/AIDS cho người dân tại cơ sở y tế huyện Văn Chấn, Yên Bái.
Ảnh: Dương Ngọc |
Giảm 70% hành vi phạm tội trong nhóm nghiện chích
Thông tin trên được TS Phạm Đức Mạnh chia sẻ trong buổi gặp mặt báo chí nhân Tháng hành động phòng, chống HIV/AIDS năm 2013 (tổ chức sáng 14/11 tại Hà Nội). Ông Mạnh cho biết, hiện cả nước có 25 tỉnh, thành phố với 72 cơ sở điều trị cai nghiện thay thế Methadone cho 15.000 người nghiện chích ma túy. “Mục đích ban đầu của chương trình là nhằm dự phòng lây nhiễm HIV trong số những người tiêm chích ma túy. Tuy nhiên, tác động của chương trình đã vượt ra mục đích ban đầu, giúp tình hình an ninh trên địa bàn tốt hơn. Theo báo cáo của Công an quận Lê Chân (TP Hải Phòng), nhờ cơ sở điều trị Methadone, tình hình ăn cắp vặt, các tệ nạn do người tiêm chích ma túy gây ra đã giảm tới 70% so với trước khi triển khai chương trình. Còn thông tin từ Sở Công an TP Cần Thơ, tỉ lệ tệ nạn do các đối tượng này gây ra đã giảm được 30 – 40%. Trung bình mỗi người nghiện sẽ tiêu tốn khoảng 84 – 90 triệu đồng/năm cho việc mua ma tuý thì nay, mỗi năm điều trị cai nghiện thay thế bằng Methadone miễn phí (chi phí khoảng 6 triệu/người/năm) mỗi người nghiện đã tiết kiệm được hơn 80 triệu đồng cho gia đình. Nếu tính trong tất cả những người nghiện được điều trị thay thế đã tiết kiệm cho xã hội tới hàng chục nghìn tỉ đồng”, ông Mạnh nói. P.V |
Theo TS Phạm Đức Mạnh – Phó Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), hình thái lây nhiễm HIV/AIDS hiện nay đã có sự thay đổi lớn. Nếu trước đây số người nhiễm mới HIV chủ yếu là do tiêm chích ma túy (chiếm tới 80%) thì nay, số người nhiễm mới do lây nhiễm qua đường quan hệ tình dục đã gia tăng và bắt đầu cao hơn lây truyền qua đường máu.
Số liệu từ Cục Phòng chống HIV/AIDS cho thấy, tính đến tháng 9/2013, số người nhiễm HIV còn sống được báo cáo là 218.427 người, trong đó có 65.729 người ở giai đoạn AIDS, lũy tích tử vong do HIV/AIDS là 66.116 người. |
Đề cập rõ vấn đề này, Ths Bùi Hoàng Đức – Phó Trưởng Phòng giám sát, theo dõi, đánh giá và xét nghiệm, Cục Phòng chống HIV/AIDS cho biết: Năm 2007, tỉ lệ người nhiễm HIV phát hiện lây truyền qua đường tình dục chiếm 20%, qua đường máu chiếm 52% thì tính đến hết tháng 9/2013, con số này lần lượt là 46,4% và 41,6%. “Điều đáng lưu ý là tỉ lệ người nhiễm HIV là nữ giới đang có xu hướng tăng qua các năm. Nếu năm 2007 là 24,2% trong tổng số người nhiễm thì đến năm 2012 là 31,5% và năm 2013 tăng lên thành 33,1%”, Ths Đức nói.
Số người nhiễm trong độ tuổi trên 30 đang chiếm ưu thế và có xu hướng ngày càng gia tăng. Lý giải về hiện tượng này, Ths Bùi Hoàng Đức cho hay, cách đây 5 năm, số người nhiễm HIV được phát hiện trong độ tuổi 20 – 29 chiếm tỉ lệ cao. Hiện nay, số người này đã chuyển dịch sang nhóm tuổi 30 – 39 và trở thành nhóm cao nhất, trong khi đó, độ tuổi 20 – 29 đã có kiến thức và thực hành hành vi an toàn nhiều hơn nên tỉ lệ nhiễm HIV được phát hiện đã ít hơn.
Báo cáo của Cục Phòng chống HIV/AIDS cho thấy, tỉ lệ người nhiễm HIV, bệnh nhân AIDS và tử vong do AIDS đã giảm so với cùng kỳ năm 2012 nhưng tính trên bình diện của cả nước, dịch HIV đang tiếp tục lan rộng về địa bàn. Năm 2013 đã tăng thêm 3 huyện và 47 xã, phường mới có người nhiễm HIV; đưa tỉ lệ số huyện có người nhiễm HIV lên 98% và số xã có người nhiễm HIV lên 78%. Trong những tỉnh có người nhiễm HIV tăng cao trên, chủ yếu tập trung các huyện miền núi và một số thành phố, thị xã như: Tân Uyên, Sìn Hồ, Nậm Nhùn (Lai Châu), Việt Trì (Phú Thọ), Mộc Châu (Sơn La) TP Vĩnh Long (Vĩnh Long), TP Bắc Ninh (Bắc Ninh), TP Ninh Bình (Ninh Bình), Hồng Ngự (Đồng Tháp), Pleiku (Gia Lai).
“Thách thức lớn nhất đối với những người làm công tác phòng, chống HIV/AIDS hiện nay là đạt được Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ số 6 về HIV/AIDS. Tuy nhiên, đây là một khó khăn vô cùng lớn dù Việt Nam đã rất nỗ lực”, TS Phạm Đức Mạnh chia sẻ.
Với chỉ số đo lường để đánh giá mục tiêu 6A thì qua hơn 2/3 chặng đường, đến năm 2012 số ca nhiễm HIV đã giảm 31,5% so với năm 2001. Tuy nhiên, để giảm được 50% số ca nhiễm mới đến năm 2015 thì Việt Nam sẽ rất khó khăn để đạt được mục tiêu này. Ở mục tiêu 6B là “đảm bảo tiếp cận phổ cập điều trị HIV/AIDS cho tất cả những người có nhu cầu điều trị đến năm 2010”, thì đến năm 2012, Việt Nam mới đạt 60% người được điều trị ARV so với nhu cầu số người nhiễm HIV có CD4 (số lượng tế bào lympho trong 1 mm3 máu) dưới 350.
Ông Mạnh cho rằng, chỉ còn khoảng 2 năm để đạt được mục tiêu đề ra là cả một vấn đề vô cùng khó, nhất là khi nguồn tài chính cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS (kinh phí cho các hoạt động can thiệp dự phòng như mua bao cao su, bơm kim tiêm, Methadone…) đang dần hạn hẹp. Một số dự án đến năm 2013 là kết thúc. Một vài dự án khác bắt đầu năm 2014 cũng cắt giảm dần do sự khủng hoảng tài chính toàn cầu và sự quyên góp cho các quỹ phòng, chống HIV/AIDS đang sụt giảm. Gần 80.000 người nhiễm HIV đang được điều trị ARV đều do kinh phí của bạn bè quốc tế tài trợ. Vì vậy, sẽ càng khó khăn hơn khi nguồn viện trợ bị cắt giảm và nguồn kinh phí do nhà nước cấp cũng bị giảm từ 245 tỉ đồng năm 2013 xuống còn 110 tỉ đồng cho năm 2014.
“Trong bối cảnh nguồn kinh phí hạn hẹp như vậy, chúng tôi kêu gọi cộng đồng quốc tế, các doanh nghiệp trong nước hỗ trợ và các địa phương, các ban, ngành, đoàn thể bổ sung kinh phí nhằm đảm bảo hoạt động tài chính cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS của Việt Nam”, ông Phạm Đức Mạnh nói.
Vì sao Việt Nam tiếp tục “Hướng tới không còn người nhiễm mới HIV”?
“Hướng tới không còn người nhiễm mới HIV” là chủ đề tiếp tục được thực hiện cho Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2013 nhằm hưởng ứng Ngày Thế giới phòng, chống AIDS (1/12) “Getting to Zero - hướng tới mục tiêu ba không” (không còn người nhiễm mới HIV, không còn người tử vong do AIDS và không còn kỳ thị, phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS).
Chủ đề trên được đề ra trong Công văn số 6952/BYT-UBQG50 do Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến – Phó Chủ tịch Ủy ban quốc gia Phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm ký ban hành ngày 29/10/2013. Trả lời cho câu hỏi vì sao năm 2013 Việt Nam lại tiếp tục tập trung vào chủ đề “Hướng tới người không còn nhiễm mới HIV”, lãnh đạo Cục Phòng chống HIV/AIDS nhấn mạnh: Tuy dịch HIV/AIDS ở Việt Nam đã bị kìm chế ở mức độ thấp, số người mới nhiễm HIV đã giảm liên tục trong 4 năm gần đây nhưng vẫn chưa đủ bền vững. Dịch HIV/AIDS vẫn tiếp tục lây lan với một số xu hướng thay đổi đáng lưu ý như tỷ lệ lây nhiễm HIV qua đường quan hệ tình dục đã vượt qua tỷ lệ lây nhiễm HIV qua đường máu, sự gia tăng số người nhiễm HIV vốn được coi là những đối tượng ít mắc như phụ nữ mang thai… Một bộ phận dân cư vẫn chưa thực sự có nhận thức đúng đắn về HIV/AIDS.
Điều đó cho thấy, dù chúng ta đã làm giảm được tốc độ lây lan của HIV, nhưng dịch HIV/AIDS vẫn diễn tiến khó lường và tiềm ẩn các yếu tố có thể gây bùng nổ dịch nếu chúng ta không có những biện pháp ứng phó toàn diện và quyết liệt hơn. TS Phạm Đức Mạnh – Phó Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS khẳng định: “Kiểm soát sự lây nhiễm HIV trong cộng đồng vẫn tiếp tục là một trong những ưu tiên của Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030”. Mai Việt |

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não
Y tế - 2 giờ trướcHai bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được hồi sinh nhờ tạng từ người chết não.

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê
Y tế - 3 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga
Y tế - 4 giờ trướcGĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏe - 1 ngày trướcNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An
Sống khỏe - 1 ngày trướcMô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?
Y tế - 2 ngày trướcCơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm
Y tế - 3 ngày trướcBộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏeNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.