Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nỗi khổ công nhân nghèo phó mặc con cho… "bảo mẫu" tự phát

Thứ bảy, 11:00 30/11/2013 | Xã hội

GiadinhNet - Thiếu nhà trẻ, trường học mẫu giáo là câu chuyện không mới. Nhưng với những công nhân phải tăng ca, thì việc kiếm được nơi gửi con phù hợp là trăn trở lớn nhất.

Cùng trở lại với nỗi khổ của những công nhân có con nhỏ phải thường xuyên tăng ca, để thấy rằng, cần có biện pháp quyết liệt hơn để giải quyết vấn đề nhà trẻ, trường mẫu giáo cho con em công nhân.

Nhắm mắt gửi bừa

Tìm đến một dãy nhà trọ nằm sâu trong con hẻm ở Phường Linh Trung, Q.Thủ Đức (TP.HCM), nơi tập trung rất nhiều công nhân làm việc trong hai khu chế xuất (KCX) Linh Trung 1 và Linh Trung 2. Thế nhưng, số trường, lớp mầm non chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Đi vòng hết cả khu vực đường Kha Vạn Cân, Linh Trung, Hoàng Diệu, chúng tôi mới tìm được một nhóm trẻ tư nhân nằm trong một con hẻm nhỏ. Một dãy nhà trọ cho công nhân thuê (tại khu phố 4, đường Linh Trung, phường Linh Trung, Q.Thủ Đức, ngay sau KCX Linh Trung 1) có hơn 20 phòng thì có gần 10 gia đình có con nhỏ đang tuổi đi nhà trẻ.

Chị Lê Thị Hà, công nhân may trong KCX Linh Trung 1, cho biết: "Vợ chồng em ở trọ tại đây, làm gì có KT3 hay hộ khẩu TP mà xin cho con học ở trường mầm non nhà nước. Con cái người ở đây còn không đủ chỗ học ở trường công nữa huống chi tụi em. Với lại tụi em cũng không có đủ tiền đóng". Với thu nhập của hai vợ chồng chừng 1,8-2 triệu đồng/tháng, chị Hà đành chọn cách gửi con cho... bà chủ nhà, hết khoảng 500.000 đồng/tháng.

Khi được hỏi liệu các bé có được chăm sóc tốt, được ăn uống đủ chất dinh dưỡng, được dạy dỗ theo đúng phương pháp, chương trình không, Hà chỉ biết cười buồn: "Chương trình gì chị, mong người ta chăm sóc con mình cẩn thận, không ngã té, u đầu, trầy xước là mừng rồi. Chứ đi làm biết giao con cho ai giữ bây giờ". Cô còn cho biết thêm, những giờ tăng ca cũng là một khó khăn rất lớn của những ông bố, bà mẹ công nhân. Bởi không có nhà trẻ nào giữ trẻ vào ban đêm. Trong khi, thời gian hàng nhiều, công nhân tăng ca liên tục, làm ca đêm nên chỉ có cách gửi con cho chủ nhà chăm sóc.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, đa phần công nhân làm việc tại các KCN, KCX đều từ các tỉnh về TP.HCM mưu sinh. Không thể gửi con ở nhà trẻ, cũng không có người thân chăm con, cứ như thế, các bà mẹ dù muốn hay không cũng đành "nhắm mắt" gửi con cho những nhóm trẻ gia đình, những bảo mẫu tay ngang...

Chia sẻ với chúng tôi xung quanh vấn đề này, một cán bộ phòng giáo dục một huyện ngoại thành tại TP.HCM, cho rằng: Không thể thống kê con số chính xác những nhóm trẻ gia đình, nhóm trẻ tự phát trên địa bàn huyện. Có những người lúc đầu chỉ giữ nhờ do ở nhà rảnh rỗi, lâu dần rồi thành điểm giữ trẻ với cả chục trẻ nhưng không hề xin phép. Thực tế, số điểm trông giữ trẻ ngày càng nở rộ là do nhu cầu của người dân. Khu dân cư mà đa số là lao động nghèo, công nhân, càng có nhiều điểm giữ trẻ tự phát. Các điểm này nằm len lỏi trong các con hẻm, sâu trong các khu dân cư, chính quyền không kiểm soát hết được. "Thực sự là hoạt động của các nhà trẻ dân lập, tư thục, nhóm trẻ gia đình hiện nay đang vượt khỏi tầm kiểm soát", vị lãnh đạo phòng giáo dục nói.

Sự thiếu vắng các nhà trẻ, trường mẫu giáo đã khiến phụ huynh không biết gửi con ở đâu. Ngoài ra, đa phần công nhân cũng không đủ tiền để có thể gởi con vào những nơi đạt tiêu chuẩn. Nhiều vụ bạo hành trẻ em tại các nhóm trẻ gia đình đã gây ra sự hoang mang cho những bậc phụ huynh. Đặc biệt, chuyện gửi con càng là "trái đắng" đối với những gia đình công nhân nghèo, vì: "Không gửi trẻ ở các nhóm trẻ gia đình thì biết gửi ở đâu?".
Giữ trẻ phải có cái tâm

Theo thống kê của Sở Giáo dục - Đào tạo TP.HCM, Q.Thủ Đức có 109 trường thuộc cấp mầm non (bao gồm nhóm trẻ gia đình, lớp mầm non gia đình, nhà trẻ, mẫu giáo, mầm non). Trong đó, chỉ có 16 trường công lập. Tại phường Linh Trung, Q.Thủ Đức chỉ có 5 trường mầm non, nhóm trẻ gia đình (tính chung cả công lập và ngoài công lập) được đăng ký với Sở GD-ĐT. Sự thiếu vắng các nhà trẻ, trường mẫu giáo đã khiến phụ huynh không biết gửi con ở đâu. Ngoài ra, đa phần công nhân cũng không đủ tiền để có thể gởi con vào những nơi đạt tiêu chuẩn. Rất nhiều những nhóm trẻ không đăng ký, những bảo mẫu tay ngang vẫn hoạt động "chui" nằm ngoài sự quản lý của ngành giáo dục.

Bà Trần Thị Kim Thanh, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, cô gái giữ trẻ, hành hạ khiến cháu bé 18 tháng tuổi chết thảm không thể gọi là bảo mẫu hay giáo viên vì chỉ hành nghề tự do, không có bằng cấp. Theo bà Thanh, cô gái nhận giữ thêm trẻ trong gia đình nên ngay cả địa phương cũng khó quản lý. Bà chia sẻ: "Khi đọc thông tin cháu bé 18 tháng tuổi bị hành hạ chết thảm, tôi giật mình vì mức độ tàn nhẫn của cô gái giữ trẻ này. Ngay cả người không làm trong ngành giáo dục còn cảm thấy căm phẫn vì rõ ràng làm công việc giữ trẻ phải là những người có tâm, yêu trẻ như mẹ hiền...".

Bà Thanh cũng thừa nhận một thực tế là hệ thống trường mầm non công lập hiện nay ở TP.HCM bị quá tải, việc tìm một nơi giữ con đối với các gia đình là công nhân nhập cư cũng khó khăn hơn. Thế nhưng, với trường hợp cháu bé 18 tháng tuổi, bà cho rằng gia đình vẫn có thể tìm một nơi tốt để trông trẻ, nhưng có thể vợ chồng công nhân đã chọn cô Nhờ trông trẻ giúp vì gần nhà hơn.        
 
Nùng Thanh
tuancuoituan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thực hiện theo trình tự này, hàng triệu người dân dễ dàng xem quê quán, địa chỉ mới trên VNeID sau sáp nhập

Thực hiện theo trình tự này, hàng triệu người dân dễ dàng xem quê quán, địa chỉ mới trên VNeID sau sáp nhập

Đời sống - 21 phút trước

GĐXH - Ngay sau khi việc sáp nhập đơn vị hành chính trên cả nước hoàn tất, ứng dụng định danh điện tử VNeID cũng đã cập nhật lại thông tin cá nhân của từng công dân.

Đang đi cấy lúa, hai vợ chồng ở Hà Nội bị sét đánh ngã quỵ

Đang đi cấy lúa, hai vợ chồng ở Hà Nội bị sét đánh ngã quỵ

Thời sự - 43 phút trước

Người chồng cho biết khi ông đang cấy lúa, bỗng cảm nhận có nguồn điện mạnh từ tia sét đánh xuống ngay bên cạnh nên choáng váng ngã quỵ xuống ruộng. Một lúc sau định thần lại được, người chồng nhìn sang vợ cũng thấy bà ngã quỵ.

Chủ tịch HĐND tỉnh Thái Nguyên 'đưa chính quyền 2 cấp vào hoạt động ngay'

Chủ tịch HĐND tỉnh Thái Nguyên 'đưa chính quyền 2 cấp vào hoạt động ngay'

Thời sự - 2 giờ trước

GĐXH - Sáng ngày 1/7, HĐND tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức kỳ họp thứ Nhất HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021 - 2026 để xem xét, quyết định một số nội dung thuộc thẩm quyền theo quy định. Đây là kỳ họp đầu tiên của HĐND tỉnh Thái Nguyên mới sau khi thực hiện chủ trương hợp nhất hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn theo Nghị quyết của Quốc hội.

Người lao động lại sắp được nghỉ dài 4 ngày?

Người lao động lại sắp được nghỉ dài 4 ngày?

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Theo Thông báo 6150/TB-BLĐTBXH, dịp lễ Quốc khánh 2/9 năm 2025, người lao động sẽ được nghỉ 4 ngày.

Người dân Hà Nội làm thủ tục thuận tiện trong ngày đầu vận hành chính quyền 2 cấp

Người dân Hà Nội làm thủ tục thuận tiện trong ngày đầu vận hành chính quyền 2 cấp

Thời sự - 4 giờ trước

GĐXH - Từ sáng sớm, nhiều người dân ở Hà Nội đã có mặt tại các trụ sở hành chính mới để làm các thủ tục liên quan đến cư trú, chứng thực, giấy tờ đất đai, xác nhận nơi cư trú, đăng ký xe.

Bắt cặp vợ chồng cầm đầu đường dây sản xuất 70.000 chai dầu gió giả ở TP.HCM

Bắt cặp vợ chồng cầm đầu đường dây sản xuất 70.000 chai dầu gió giả ở TP.HCM

Pháp luật - 4 giờ trước

Cặp vợ chồng chỉ đạo nhân viên sản xuất các sản phẩm giả thương hiệu nước ngoài như: dầu gió con Ó, kem dưỡng ẩm Thái Lan, dầu ông già Thái Lan, dầu lăn Hàn Quốc...

Nhiều chính sách mới, thiết thực có hiệu lực từ 1/7/2025

Nhiều chính sách mới, thiết thực có hiệu lực từ 1/7/2025

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Thêm nhiều trường hợp phải đóng BHXH, bỏ 8 tội danh có khung hình phạt tử hình, mở rộng đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng… là những chính sách mới sẽ có hiệu lực từ đầu tháng 7/2025.

Các xã, phường mới ở Hà Nội vận hành ra sao trong ngày đầu tiên hoạt động theo mô hình chính quyền 2 cấp?

Các xã, phường mới ở Hà Nội vận hành ra sao trong ngày đầu tiên hoạt động theo mô hình chính quyền 2 cấp?

Thời sự - 6 giờ trước

GĐXH - Ngày 1/7, các xã, phường ở TP Hà Nội chính thức hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Từ sáng sớm, nhiều người dân đã có mặt tại các trụ sở hành chính mới để làm các thủ tục liên quan đến cư trú, chứng thực, giấy tờ đất đai...

Ngày đầu vận hành chính quyền 2 cấp ở Ninh Bình diễn ra như thế nào?

Ngày đầu vận hành chính quyền 2 cấp ở Ninh Bình diễn ra như thế nào?

Thời sự - 7 giờ trước

GĐXH - Từ 6h, các chuyến xe của tỉnh Ninh Bình đã có mặt tại điểm xuất phát chở cán bộ đi làm. Các xã, phường, trung tâm hành chính công tỉnh Ninh Bình đều đã sẵn sàng phục vụ người dân.

Không khí ngày đầu vận hành chính quyền 2 cấp ở tỉnh Thái Nguyên

Không khí ngày đầu vận hành chính quyền 2 cấp ở tỉnh Thái Nguyên

Thời sự - 7 giờ trước

GĐXH - Ngay từ sáng ngày 1/7, các đơn vị hành chính cấp xã, phường mới của tỉnh Thái Nguyên không khí làm việc diễn ra nghiêm túc, nề nếp.

Top