Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nỗi khổ nàng dâu ở nhà làm nội trợ

Thứ hai, 16:16 01/04/2013 | Gia đình

Chị Ánh (Thủ Đức, TP HCM) đôi khi cảm thấy ấm ức vì bị mẹ chồng “phân biệt đối xử” do chị ở nhà, không đi làm.

Nỗi khổ nàng dâu ở nhà làm nội trợ 1
Dù ở nhà nội trợ chị em cũng không nên cô lập mình với thế giới

Chị kể cùng cảnh làm dâu nhưng chị dâu cả, hiện làm cho một công ty phần mềm, đi ra khỏi nhà từ sáng đến tối, được mẹ chồng làm giúp hết việc này đến việc kia: đón cháu, đi chợ, nấu ăn… Trong khi đó, chị chỉ cho con ăn muộn, bà cũng bóng gió: “Ở nhà chơi chứ có làm gì đâu mà cho con ăn cũng chậm”. Bố mẹ chồng chị không ở cùng người con nào, ông bà chia cho mỗi con một miếng đất, và tất cả các con xây nhà sát vách nhà bố mẹ.

Việc nội trợ không tên nhưng trăm thứ bà rằn lấy hết thời gian trong ngày của chị Ánh. Thời khóa biểu bình thường một ngày của chị là sáng dậy từ 5h30: đi chợ; 7h: đưa con trai đến trường mầm non cách nhà 3km, sau đó quay về nấu ăn cho chồng và con gái. Hôm nào cô con gái (đang học lớp 6) phải đi học thêm Anh văn hay Toán thì chị lại tiếp tục đưa đón con đến trường, nếu hôm đó bé ở nhà thì chị làm bài tập cùng con. Ngoài ra, buổi sáng chị còn làm vườn và giặt quần áo. Hai năm trước, khi chưa mua máy giặt, sáng nào chị cũng mất gần hai tiếng đồng hồ cho hai thau quần áo của cả gia đình. 10h là lúc chị phải chuẩn bị bếp núc để làm sao 11h30 có mâm cơm dọn sẵn cho chồng và con gái. 12h30 lại xe pháo đưa con gái đi học (cách nhà 2km), sau đó, chị mới quay về rửa bát bẩn của bữa trưa.

Nghỉ ngơi một chút buổi trưa, 14h30, chị dậy lau hai phòng ngủ, một phòng khách, một phòng làm việc của chồng, một phòng bếp. 16h, chị lại lật đật đi đón con trai. Trong lúc con trai ngồi chơi thì chị đi thu quần áo, gấp cất tủ. Sau đó tắm cho con trai. Lại đến giờ đi đón con gái. Rồi về bật bếp nấu nướng. Cả nhà ăn cơm tối lúc 19h. Rửa bát xong, chị đi dạo quanh ngõ cùng các con. 20h, ép cô chị vào bàn học, cho cậu em ăn sữa chua, uống sữa công thức, thay quần áo, vệ sinh cá nhân và lên giường lúc 21h30. Khi cậu con trai đã ngủ yên thì chị có thể ngồi xem ti vi cùng chồng hoặc thêu tranh.

Nếu nhìn công việc một ngày thì sẽ thấy rất đơn giản, nhưng hầu như ngày nào cũng phát sinh những việc bất ngờ. Chị vốn sạch sẽ nên thường xuyên giặt chăn đệm, rảnh rỗi lại tỉ mẩn lôi những món đồ cũ trong nhà ra lau chùi. Hơn nữa, bố mẹ già nên thỉnh thoảng đau đầu, đau chân tay, hay anh chị em trong nhà nhờ đón con, trông con giúp cũng ảnh hưởng đến thời khóa biểu của gia đình chị.

Trước đây chị cũng có một công việc ổn định, nhưng mức lương hơi thấp và phải làm ca nên đến khi chị mang bầu bé thứ hai, mọi người trong gia đình khuyên chị nghỉ việc. Chị kể, mấy năm trước, khoản lương 10 triệu/tháng của anh thoải mái để chi tiêu trong gia đình, nhưng càng ngày, con cái càng lớn càng tốn kém, giá cả leo thang trong khi lương anh không tăng. Gần đây, vợ chồng chị bắt đầu cãi nhau về tiền bạc. Ngày trước, mẹ chồng chị cũng ủng hộ chị ở nhà chăm sóc chồng con nhưng bây giờ bắt đầu nói gần nói xa về việc chị nhàn rỗi. Hôm chị làm tóc để đón Tết, cả chồng và mẹ chồng xúm vào chê bai chị đua đòi lãng phí. Chị nhẩm tính, nếu thu chi gia đình thế này, có lẽ sắp tới chị sẽ mở một quầy tạp hóa hoặc tìm mặt hàng gì đó để kinh doanh, kiếm thêm thu nhập mới đủ trang trải cho gia đình, tránh cảnh vợ chồng hục hặc vì tiền. Dù sao, cậu con trai cũng đã 4 tuổi, chị cũng được giải phóng khỏi nhiều việc liên quan đến bé.

Chị Phương Hoa (Nam Định) tốt nghiệp đại học chuyên ngành Luật, chưa xin được việc thì đi lấy chồng. Gia đình nhà chồng và bố mẹ chị đều khá giả nên chị ở nhà sinh một lèo hai cậu con. Bố mẹ chị thương con cháu, hàng tháng vẫn chu cấp tiền đều đặn cho chị như thời sinh viên để con gái khỏi mang tiếng ăn bám nhà chồng. Với chị, ở nhà chán nhất không phải là không có tiền mà càng ngày càng thấy chồng gia trưởng. Anh làm gì không bao giờ hỏi ý kiến chị. Nếu chị phàn nàn anh sẽ ngay lập tức phản ứng: “Em ở nhà có cập nhật tình hình xã hội gì đâu mà tham gia”.

Chị kể tuần trước đi họp lớp nhân 10 năm ngày ra trường thấy mỗi mình là kém cỏi. Bạn bè giờ đứa nào cũng công việc ổn định, dù làm đúng nghề hay trái nghề. Nhiều đứa thậm chí đã lên những vị trí quản lý như trưởng phòng, giám đốc, nhiều đứa đã có bằng thạc sĩ hay đang làm nghiên cứu sinh… dù ngày trước đi học điểm số không bằng chị. Đúng là 1, 2 năm sau khi ra trường, cả lũ thất nghiệp hoặc làm những công việc vớ vẩn như nhau, nên lấy chồng ở nhà không làm chị buồn. Bây giờ con lớn, chị bắt đầu thấy tiếc cho mấy năm đèn sách.

Chị cũng đã dò hỏi đi xin việc nhưng thấy toàn những công việc đầy áp lực, yêu cầu thời gian cống hiến nhiều. Nếu việc nào có vẻ nhàn hạ, có thời gian chăm sóc gia đình hỏi ra lại thấy bị chậm lương, kể cả ở một số cơ quan nhà nước. Chị cũng đang băn khoăn không biết có nên đi làm lại hay không. Đặc biệt, bây giờ để có thể làm được việc, có lẽ chị phải tham gia vài khóa đào tạo lại.

Anh Tâm (quận Tân Bình, TP HCM) cho biết sợ nhất nếu kết hôn xong mà vợ không chịu đi làm: “Tôi sợ các bà rảnh rỗi, ngồi tụm năm tụm ba lại nói xấu chồng như mấy bà hàng xóm cạnh nhà tôi lắm. Hay lại bị tâm lý ức chế như chị gái tôi, cả nhà đều thấy ngán ngẩm”.

Năm 2010, công ty cắt giảm lương, lúc này bé Bo mới được một tuổi, chị gái anh Tâm nghỉ việc luôn để ở nhà trông con. Con trai quấy khóc, lười ăn, mẹ chồng nhiều ý kiến, rồi nghĩ chán cảnh thất nghiệp, sợ bị chồng chê vì xồ xề... chị gái anh đã nhiều lần cãi nhau với mẹ chồng. “Chị tôi bị stress, mẹ tôi và bà thông gia giận nhau đến gần một năm. Bà ngoại tôi, năm nay đã 85 tuổi, có 8 người con và gần 30 đứa cháu nội ngoại đã phải bảo chị tôi, con phải đi làm, dù lương chỉ đủ tiền gửi Bi đi nhà trẻ cũng phải đi làm, chứ cứ ở nhà lại cãi nhau với mẹ chồng suốt ngày".

Theo thạc sĩ tâm lý Phạm Thị Phương, lựa chọn giữa đi làm hay ở nhà trông con tùy thuộc quan điểm và điều kiện sống riêng của mỗi gia đình. Tuy nhiên, nếu đã lựa chọn ở nhà, chị em cũng không nên biến mình trở thành những bà nội trợ lạc hậu với cuộc sống bên ngoài. Hãy tham gia các các hội nhóm, đoàn thể trong khu phố để tăng cường mối quan hệ xã hội. Nếu có thể hãy ghi tên vào các lớp học nấu ăn, các CLB sức khỏe, các lớp học nữ công gia chánh để luôn giữ được hình ảnh đẹp trong mắt người bạn đời, đồng thời cũng là một cách để tăng cường sự hiện diện của bạn trong xã hội.

Bà Phương cũng khuyên, dù không đi làm, chị em vẫn nên sắp xếp thời gian trau dồi kiến thức chuyên môn qua sách báo và các phương tiện truyền thông. Thậm chí, nếu chọn ưu tiên chăm sóc gia đình, chị em vẫn có thể kiếm được một số việc tại nhà để không hoàn toàn phụ thuộc kinh tế vào chồng: “Tôi biết có nhiều trường hợp chồng đi làm, vợ ở nhà nội trợ. Đến khi chồng chán vợ, ngoại tình, hai người ra tòa, người vợ không thể giành quyền nuôi con vì so sánh các điều kiện, người vợ kém hẳn người chồng, không có thu nhập kinh tế để đảm bảo cuộc sống cho con”.
 
Theo VnExpress
kimvan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Những cung hoàng đạo được lòng mẹ chồng nhất, cuộc sống làm dâu trôi qua nhẹ như lông hồng

Những cung hoàng đạo được lòng mẹ chồng nhất, cuộc sống làm dâu trôi qua nhẹ như lông hồng

Gia đình - 1 giờ trước

GĐXH - Cuộc sống làm dâu của những cung hoàng đạo nữ này luôn tràn ngập tiếng cười và không phải tốn nhiều công sức.

Đoán đúng mật khẩu điện thoại con gái, tôi mở ra rồi chết lặng với loạt biểu cảm của nó trong nhóm chat lạ

Đoán đúng mật khẩu điện thoại con gái, tôi mở ra rồi chết lặng với loạt biểu cảm của nó trong nhóm chat lạ

Nuôi dạy con - 4 giờ trước

Có hôm tôi vào phòng, thấy mắt nó đỏ hoe, hỏi gì cũng chỉ lắc đầu.

Cưới chạy bầu, người phụ nữ chết lặng khi nghe mẹ chồng lộ âm mưu trong một câu nói

Cưới chạy bầu, người phụ nữ chết lặng khi nghe mẹ chồng lộ âm mưu trong một câu nói

Chuyện vợ chồng - 18 giờ trước

GĐXH - Tưởng mang thai thì mình được yêu thương và trân trọng hơn, ai ngờ cô gái trẻ lại trở thành "con mồi" trong một kế hoạch toan tính lạnh lùng của gia đình chồng.

5 kiểu nói chuyện dễ dẫn đến tai họa, phàm là người khôn ngoan đều tránh

5 kiểu nói chuyện dễ dẫn đến tai họa, phàm là người khôn ngoan đều tránh

Gia đình - 20 giờ trước

GĐXH - Một người không biết cách nói chuyện thường hay nói những lời dễ đắc tội người khác. Dưới đây là 5 kiểu nói chuyện dễ khiến bạn "xua đuổi" nhân duyên của chính mình, thậm chí là có thể rước họa vào thân.

Sống cạnh nhà vợ, ngày nào mẹ vợ cũng đảo qua nhà 1 lần và lần nào cũng sẽ có chuyện xảy ra

Sống cạnh nhà vợ, ngày nào mẹ vợ cũng đảo qua nhà 1 lần và lần nào cũng sẽ có chuyện xảy ra

Gia đình - 23 giờ trước

Tôi cười gượng, ngó qua thấy vợ cũng bấm tay ra hiệu cho tôi đừng phản bác.

Cái kết đắng cho gã đàn ông khôn lỏi chuyển hết tài sản cho vợ khi ly hôn để quỵt nợ

Cái kết đắng cho gã đàn ông khôn lỏi chuyển hết tài sản cho vợ khi ly hôn để quỵt nợ

Chuyện vợ chồng - 1 ngày trước

GĐXH - Tưởng đã cao tay khi chuyển hết tài sản cho vợ và ly hôn để trốn bồi thường sau vụ tai nạn, người đàn ông không ngờ bị tòa 'bị tòa lật ngược thế cờ'.

Top cung hoàng đạo nữ có số 'thịnh vượng bẩm sinh', sờ vào đâu tài lộc phình ra ở đó

Top cung hoàng đạo nữ có số 'thịnh vượng bẩm sinh', sờ vào đâu tài lộc phình ra ở đó

Gia đình - 1 ngày trước

GĐXH - Trong chiêm tinh học bí ẩn có 4 cung hoàng đạo nữ phú quý khí chất hơn người nên cuộc sống của họ luôn hạnh phúc, viên mãn.

Con học giỏi nhất lớp nhưng cố tình tụt hạng, lý do khiến bố ngã ngửa, giáo viên cạn lời

Con học giỏi nhất lớp nhưng cố tình tụt hạng, lý do khiến bố ngã ngửa, giáo viên cạn lời

Nuôi dạy con - 1 ngày trước

GĐXH - Cứ tưởng con học kém đi, người bố tức giận hỏi tội, nào ngờ sự thật phía sau khiến ông dở khóc dở cười, còn dân mạng thì "bái phục" tư duy tính toán của cậu bé tiểu học.

Sau hôm bị bắt nạt ở trường và được tôi "giải cứu", con riêng của chồng bỗng thay đổi 180 độ

Sau hôm bị bắt nạt ở trường và được tôi "giải cứu", con riêng của chồng bỗng thay đổi 180 độ

Gia đình - 1 ngày trước

Tôi không cầm được nước mắt, ôm chầm lấy thằng bé, khẽ nói: "Cảm ơn con".

Top