Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nỗi lo cơm áo khi công chúa Nhật lấy chồng thường dân

Thứ ba, 13:07 08/12/2020 | Bốn phương

Công chúa Mako được hưởng trợ cấp 1,46 triệu USD khi từ bỏ tước vị hoàng gia, song nhiều người đặt câu hỏi liệu số tiền này có đủ để cô và chồng thường dân trang trải cuộc sống.

Công chúa Mako được hưởng trợ cấp 1,46 triệu USD khi từ bỏ tước vị hoàng gia, song nhiều người đặt câu hỏi liệu số tiền này có đủ để cô và chồng thường dân trang trải cuộc sống.

Theo SCMP, Thái tử Fumihito, người thừa kế ngai vàng Nhật Bản, có thể đã không hoàn toàn ủng hộ nguyện ý kết hôn của con gái lớn, Mako, vì lo lắng công chúa sẽ gặp khó khăn về tài chính một khi rời khỏi hoàng gia.

Tháng trước, Thái tử Fumihito (55 tuổi) nói với các phóng viên rằng ông "chấp thuận" việc Công chúa Mako kết hôn với Kei Komuro, một dân thường, "Nếu đó là những gì họ thực sự mong muốn".

Tuy nhiên, ông cũng đề cập đến một số "vấn đề" cần phải được xử lý để công chúng có thể "hài lòng và chúc phúc cho cuộc hôn nhân này".

Nỗi lo cơm áo khi công chúa Nhật lấy chồng thường dân - Ảnh 2.

Công chúa Mako (thứ nhất từ trái sang) chụp ảnh cùng gia đình. Ảnh: AFP.

Komuro và công chúa, cả hai đều 29 tuổi, lần đầu tiên tuyên bố đính hôn vào tháng 9/2018 với dự định kết hôn vào năm sau.

Tuy nhiên, đám cưới đã bị trì hoãn kể từ tháng 2/2019, sau khi có báo cáo về tranh chấp giữa mẹ của Komuro và bạn trai cũ về khoản tiền 4 triệu yen (38.400 USD), bao gồm cả chi phí học đại học của Komuro. Mẹ của Komuro cho biết số tiền này là một "món quà" và bà không có nghĩa vụ phải trả lại bạn trai cũ.

Thái tử Fumihito và vợ, Công chúa Kiko, đã nhiều lần gặp mẹ của Komuro và liên tục khẳng định rằng họ sẽ không chấp thuận đám cưới nếu tranh chấp không được giải quyết ổn thỏa.

Mặc dù, theo thời gian thái độ kịch liệt phản đối ban đầu của vợ chồng thái tử đã dịu xuống, vấn đề tài chính xung quanh cuộc hôn nhân của công chúa Mako vẫn khá phức tạp. Bởi dù cho tranh chấp tài chính nhà chồng được giải quyết, một vấn đề khác liên quan đến chuyện tiền bạc lại nảy sinh.

Trợ cấp "duy trì phẩm giá"

Theo luật quy định về tài chính của gia đình hoàng gia, các thành viên nữ mất địa vị hoàng gia do kết hôn với thường dân sẽ được nhận một khoản tiền miễn thuế nhằm "cung cấp nguồn tài chính để giúp thành viên hoàng gia duy trì phẩm giá của họ".

Nhưng các nhà quan sát đặt câu hỏi liệu khoản tiền ước tính 152,5 triệu yen (1,46 triệu USD) - mặc dù chắc chắn là không hề nhỏ đối với người Nhật bình thường - có đủ cho một công chúa trang trải cuộc sống.

Nhiều người cho rằng công chúa sẽ gặp khó khăn tài chính vì trước đó cô có thể chưa bao giờ phải bận tâm vấn đề tiền nong hay giá nhà đất ở một trong những thành phố đắt đỏ bậc nhất thế giới.

Nỗi lo cơm áo khi công chúa Nhật lấy chồng thường dân - Ảnh 3.

Komuro, vị hôn phu thường dân của Công chúa Mako. Ảnh: AP.

Jun Okumura, một nhà phân tích tại Viện Meiji về các vấn đề toàn cầu và là một cựu quan chức, cho biết: "Đó là một số tiền lớn đối với tôi, nhưng tôi không nghĩ đó là khoản tiền quá lớn trong thời đại ngày nay".

Thành viên hoàng gia Nhật Bản gần nhất nhận được khoản tiền trợ cấp là Công chúa Ayako, con gái thứ ba của cố Hoàng tử Takamado. Công chúa đã kết hôn với một thường dân vào tháng 10/2018 và nhận được 106,75 triệu yen (1,02 triệu USD) - gấp 10 lần số tiền trợ cấp hàng năm mà cô nhận được trước đó.

Ayako được cho là đã cùng chồng - người làm việc cho công ty vận chuyển Nippon Yusen - ổn định cuộc sống ở vùng ngoại ô. Cô lên chức mẹ vào tháng 11 năm ngoái.

Các công chúa khác đã kết hôn với dân thường trong hai thập kỷ qua bao gồm Công chúa Noriko, chị gái của Ayako, người đã kết hôn với quan chức cấp cao của một ngôi đền quan trọng của Thần đạo vào tháng 10/2014 và Công chúa Sayako, em gái út của hoàng đế hiện tại, người đã kết hôn với một nhà quy hoạch đô thị ở thủ đô Tokyo vào tháng 11/2005.

Mặc dù các khoản tiền do người đóng thuế tài trợ cho các cựu thành viên hoàng gia từng vấp phải nhiều ý kiến chỉ trích, Cơ quan Hộ gia đình Hoàng gia đã bảo vệ việc sử dụng chúng. Các cuộc khảo sát cũng cho thấy hầu hết người Nhật ủng hộ vì họ vẫn coi trọng gia đình hoàng gia.

Nỗi lo cơm áo khi công chúa Nhật lấy chồng thường dân - Ảnh 4.

Công chúa Ayako cưới chồng thường dân vào năm 2018. Ảnh: Kyodo.

Okumura cho biết khoản trợ cấp một lần cho Công chúa Mako "sẽ đủ" để cặp vợ chồng mới "bắt đầu cuộc sống chung" - với điều kiện Komuro hoàn thành chương trình học tại Đại học Fordham ở New York.

Komuro đã làm việc cho một công ty luật ở Tokyo trong thời gian ngắn trước khi chuyển đến Mỹ học tập vì không thoải mái với sự chú ý của giới truyền thông.

"Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu một số công ty luật của Mỹ có trụ sở tại Nhật Bản mời anh ấy đến làm việc nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh ở đây trong tương lai. Tôi hy vọng anh ấy sẽ dành 3-4 năm ở New York và sau đó có lẽ sẽ quay trở lại đây".

Nếu Komuro quyết định sống ở Mỹ trong một thời gian dài, Okumura nói rằng rất có thể Mako cũng sẽ chuyển đến đó để tận hưởng một cuộc sống bình yên.

Tuy nhiên, dù cho thu nhập của Komuro có thể giúp cặp vợ chồng sống thoải mái, câu hỏi đặt ra là ai sẽ trả tiền để đảm bảo công chúa được an toàn với tư cách là một cựu thành viên hoàng tộc.

Năm 1996, một băng nhóm tội phạm đã lên kế hoạch bắt cóc Công chúa Suga, con gái út của Hoàng đế Hirohito, ba năm sau khi cô từ bỏ tước vị để kết hôn với một thường dân. Các điều tra viên phát hiện ra rằng rất nhiều người biết nơi công chúa sống sau khi kết hôn, trong khi khoản trợ cấp 500.000 USD mà bà nhận được vào thời điểm đó đáng giá hơn nhiều so với hiện nay.

Tuy nhiên, Okumura cho biết ông không mong đợi những lo lắng về tài chính sẽ hủy hoại cuộc hôn nhân của Công chúa Mako.

"Tôi nghĩ những điều này rồi sẽ qua đi. Thật khó để ai đó không thích hay có ác ý gì với công chúa và vị hôn phu của cô".

Theo Zing.vn

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Loài chim quý hiếm bậc nhất thế giới, chuyên ăn thịt sư tử con

Loài chim quý hiếm bậc nhất thế giới, chuyên ăn thịt sư tử con

Chuyện đó đây - 1 giờ trước

Vũ khí lợi hại bậc nhất của loài chim này là bộ móng nhọn và sắc như dao. Bộ vuốt sắc nhọn kết hợp với những cú bổ nhào đạt vận tốc lên tới 250 km/h có thể giết chết các con mồi cỡ nhỏ như cáo, thỏ, lợn rừng, thậm chí cả chó sói hay sư tử con.

Viên kim cương đen dính phải 'lời nguyền' huyền bí, hiện ở đâu?

Viên kim cương đen dính phải 'lời nguyền' huyền bí, hiện ở đâu?

Chuyện đó đây - 5 giờ trước

Đây là một trong những viên kim cương nổi tiếng nhất trên thế giới.

Myanmar: Lò hỏa táng quá tải, số người chết do động đất tăng lên gần 3.000

Myanmar: Lò hỏa táng quá tải, số người chết do động đất tăng lên gần 3.000

Tiêu điểm - 17 giờ trước

Thành phố Mandalay, đô thị lớn thứ hai Myanmar vẫn ngổn ngang, đổ nát. Đây là nơi chịu thiệt hại nặng nề nhất do nằm trong vùng tâm chấn động đất hôm 28/3.

Phát hiện 40 kg xu vàng và thỏi bạc nguyên chất trị giá 1,1 tỷ đồng dưới ghế sofa

Phát hiện 40 kg xu vàng và thỏi bạc nguyên chất trị giá 1,1 tỷ đồng dưới ghế sofa

Tiêu điểm - 18 giờ trước

Không chỉ có trong chuyện cổ tích, những kho báu ẩn giấu đôi khi thực sự xuất hiện trong đời thật.

Dắt chó đi dạo, người đàn ông phát hiện 'kho báu' trên bãi biển

Dắt chó đi dạo, người đàn ông phát hiện 'kho báu' trên bãi biển

Chuyện đó đây - 1 ngày trước

Trong khi dắt chó đi dạo trên bãi biển gần bến tàu Margate ở New Jersey, Mỹ vào tháng trước, người đàn ông đã vô tình phát hiện ra một kho rượu whisky cổ.

Thảm họa động đất ở Myanmar: 'Phép màu' xuất hiện, người phụ nữ 63 tuổi được cứu sống sau 91 giờ

Thảm họa động đất ở Myanmar: 'Phép màu' xuất hiện, người phụ nữ 63 tuổi được cứu sống sau 91 giờ

Tiêu điểm - 1 ngày trước

GĐXH - Người phụ nữ 63 tuổi được giải cứu thành công khỏi tòa nhà bị động đất phá hủy ở Myanmar, sau 91 giờ bị mắc kẹt trong đống đổ nát.

Nền kinh tế số 2 châu Á chật vật vì 230.000 tấn ‘hạt vàng’ biến mất, người dân 'than trời' vì có tiền cũng không mua được

Nền kinh tế số 2 châu Á chật vật vì 230.000 tấn ‘hạt vàng’ biến mất, người dân 'than trời' vì có tiền cũng không mua được

Tiêu điểm - 1 ngày trước

Giá gạo ở Nhật Bản tiếp tục tăng vọt kể từ “cuộc khủng hoảng gạo thời kỳ Lệnh Hoà” vào mùa hè năm ngoái. Dù chính phủ đã có kế hoạch giải phóng 210.000 tấn gạo dự trữ, người tiêu dùng vẫn không chắc động thái này có thể xoa dịu tình hình hay không.

Phóng to 10 lần bức tranh cổ từ thế kỷ trước, hậu thế phát hiện chi tiết sốc: Chuyên gia càng giải mã càng rùng mình

Phóng to 10 lần bức tranh cổ từ thế kỷ trước, hậu thế phát hiện chi tiết sốc: Chuyên gia càng giải mã càng rùng mình

Chuyện đó đây - 2 ngày trước

Bức tranh được vẽ năm 1937 đã khiến cư dân mạng hoang mang, không thể lý giải.

Top