Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nỗi niềm "con giống"

Thứ tư, 08:16 29/09/2010 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh là tâm lý sính con trai của nam giới.

Sinh con không như ý muốn rồi dẫn đến sinh nhiều, nghèo khó, thất chí, làm ăn không khá, con ốm, vợ bệnh... tất cả thành một chuỗi luẩn quẩn trong các gia đình đông con.

Trai hay gái phụ thuộc nhiều vào bố
"Sinh nhiều thì băng huyết sau sinh, vỡ tử cung là chuyện rất dễ xảy ra. Chưa kể nỗi khổ của bác sĩ nhi khi điều trị cho các bé suy dinh dưỡng. Con trai hay con gái, con nào cũng quý như nhau, cũng phải mang nặng đẻ đau. Chỉ cầu mong sao chúng khoẻ mạnh, an lành khi ra đời là điều cần hơn tất cả".
Bộ nhiễm sắc thể con người vốn có 23 cặp nhiễm sắc thể thường quy định các đặc điểm không thuộc giới tính và một cặp nhiễm sắc thể giới tính. Nhiễm sắc thể giới tính có hai loại, X và Y. Hai nhiễm sắc thể X tương ứng với giới tính nữ, còn cặp nhiễm sắc thể X và Y tương ứng với giới tính nam. Các trường hợp khác là bệnh lý giới tính. Các tế bào sinh dục chỉ mang một nhiễm sắc thể giới tính. Do đó, trứng chỉ có một loại nhiễm sắc thể X, trong khi tinh trùng có hai loại X và Y.
 
Khi tinh trùng Y gặp trứng, một cậu con trai ra đời, còn tinh trùng X gặp trứng, ta có một bé gái. Như vậy, sinh được con trai hay con gái, rõ ràng là trách nhiệm của các ông bố làm sao điều khiển được đúng là tinh trùng X hay tinh trùng Y theo ý mình, chứ không như nhiều người đã đổ hết lỗi cho các bà mẹ.
 
Y học cho tới nay chỉ biết các tinh trùng Y thường linh hoạt hơn, chạy nhanh hơn, nhưng lại mau chết sớm. Còn tinh trùng X thì lù đù chạy chậm mà sống lâu. Bởi vậy mới có người nghĩ rằng muốn sinh con trai thì canh ngày rụng trứng, để chàng Y có thể gặp ngay trứng vừa rụng sau khi "ra quân". Còn muốn sinh con gái thì quan hệ trước khi rụng trứng đôi ba ngày, để nàng X "phục kích" sẵn trong cơ thể người phụ nữ, chờ lúc trứng rụng là tấn công ngay. Nhưng sự thật thì ngay cả cán bộ y tế, thậm chí bác sĩ chuyên khoa phụ sản cũng có người chỉ có con một bề dù có thể họ vẫn đều đều làm tốt việc canh ngày rụng trứng cho bao bệnh nhân.
 

Chăm sóc y tế là giúp các gia đình có những đứa con khoẻ mạnh, chứ không phải chọn lọc đẻ gái hay trai. Ảnh: KT

Ngoài cách canh ngày rụng trứng, gần đây cũng có lời khuyên các cặp vợ chồng nên đi lọc rửa tinh trùng (một kỹ thuật điều trị hiếm muộn) để có thể sinh được con như ý muốn. Làm gì mà dễ vậy! Lọc rửa tinh trùng chỉ là lọc đi các mầm bệnh có trong tinh dịch, loại đi những con tinh trùng què quặt ốm yếu, nhằm làm trong sạch và hùng mạnh các tinh binh, rồi dùng dịch này bơm vào buồng tử cung trong ngày rụng trứng, để làm tăng khả năng mang thai. Chứ còn lọc rửa để Y ra đằng Y, X ra đằng X, thì chắc chỉ mong chờ vào giải Nobel trong tương lai, xem có thiên tài nào nghĩ ra không.

Nhiều nguy cơ chực chờ người mẹ
 

Tính đến tháng 4/2009, dân số Việt Nam đã gần 86 triệu người, xếp thứ 13 trên thế giới về quy mô dân số. Cùng với sự tăng trưởng nhanh về dân số, việc mất cân bằng giới tính ở Việt Nam cũng đang ở mức báo động, từ 106,2 nam/100 nữ năm 2000 tăng lên 110,6 nam/100 nữ  trong năm 2009.  Mất cân bằng giới tính khi sinh đang trở thành một trong những vấn đề nóng của công tác DS-KHHGĐ của  Việt Nam hiện nay.

Tinh trùng X thường chuộng môi trường toan (axit, chua), còn tinh trùng Y hoạt động tốt trong môi trường kiềm. Từ đây đã có lắm món ăn được quảng bá làm thay đổi môi trường âm đạo cho thích hợp với tinh trùng X hoặc Y, cũng như có sách của lang băm khuyến cáo bôi giấm (axit) vào âm đạo để cho có môi trường toan hay phèn chua cho môi trường kiềm... Những cách này chỉ giúp bác sĩ phụ khoa "đắt khách" vì được thêm nhiều bệnh nhân đến khám do viêm nhiễm sinh dục sau khi biến đường sinh dục thành môi trường phản ứng của “tá lả” các chất.
 
Cũng bởi tâm lý chuộng trai hơn gái của mấy ông mà nhiều cô vợ trẻ cực khổ canh ngày làm "chuyện ấy". Họ đâu biết chỉ mỗi việc căng thẳng đó có thể làm rối loạn nội tiết, từ đó đưa đến khó khăn trong mang thai hay bị áp lực khi mang thai không như ý muốn. Đã có nhiều thai phụ quyết định bỏ thai vì không như ý, thường là khi thai đã lớn (xác định được giới tính, thai thường đã qua 3 tháng). Đây là việc làm bị Bộ Y tế cấm.
 
Hơn nữa, bỏ thai khi thai càng lớn thì càng nguy hiểm cho sức khoẻ bà mẹ, cũng như khả năng mang thai về sau. Cũng lý do này, nhiều bà vợ cứ được thúc đẻ đến khi nào có "thằng cu" hay "cái hĩm", làm cho nhân viên y tế "toát mồ hôi hột" để cấp cứu sản phụ, vì sinh nhiều thì dễ băng huyết sau sinh, vỡ tử cung... Còn chưa kể nỗi khổ của bác sĩ nhi khi điều trị cho các bé suy dinh dưỡng, mà thường là trong những gia đình đông con, nghèo khó.

Chăm sóc y tế là để giúp các gia đình có được những đứa con khoẻ mạnh, chứ không phải để nhằm chọn lọc đẻ gái hay trai.

Tại sao con trai lại quý hơn con gái hay ngược lại, xin nhường câu trả lời cho các nhà xã hội học. Ở đây, chỉ nhắc các ông bố bà mẹ, khi nhìn ra xã hội, sẽ thấy phụ nữ thành công không thua nam giới, trẻ gái học vẫn giỏi tương đương trẻ trai và có rất nhiều những gia đình chỉ có độc hoàng tử hay công chúa mà vẫn hạnh phúc. Nếu có dịp tiếp xúc với các gia đình hiếm muộn, ta sẽ rớt nước mắt khi nghe họ nói: "Chỉ cần một đứa con thôi, trai gái gì cũng được...".

Th.S BS Đặng Lê Dung Hạnh
(Bệnh viện Phụ sản Hùng Vương - TPHCM)
thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bị thủy đậu khi mang thai nguy hiểm thế nào?

Bị thủy đậu khi mang thai nguy hiểm thế nào?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Tỷ lệ phụ nữ mang thai mắc thủy đậu không cao hơn so với mặt bằng chung tỷ lệ mắc bệnh thủy đậu ở người lớn, tuy nhiên mức độ nghiêm trọng của bệnh thường nặng nề hơn.

Nghệ An tổ chức Hội thi 'Người cao tuổi sống vui, sống khoẻ'

Nghệ An tổ chức Hội thi 'Người cao tuổi sống vui, sống khoẻ'

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Hội thi là hoạt động thiết thực nhằm nâng cao vai trò trách nhiệm cho cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân về chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về người cao tuổi. Đồng thời, khẳng định vai trò, sự cống hiến của người cao tuổi đối với mọi mặt của đời sống...

Ung thư buồng trứng có chữa được không?

Ung thư buồng trứng có chữa được không?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Ung thư buồng trứng là căn bệnh thường tiến triển âm thầm và triệu chứng không rõ ràng khiến nhiều người chủ quan, khi đi khám đã ở giai đoạn muộn. Vậy ung thư buồng trứng có chữa được không, làm thế nào để phát hiện sớm?

Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?

Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Trẻ béo phì có nguy cơ cao dậy thì sớm hơn so với trẻ có cân nặng bình thường. Vậy nguyên nhân tại sao trẻ béo phì lại dễ bị dậy thì sớm và có thể phòng ngừa được không?

Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?

Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Đa ối là khi lượng nước ối vượt quá mức bình thường ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé. Mặc dù chế độ ăn không phải là yếu tố quyết định duy nhất nhưng việc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng này.

Giảm nguy cơ sinh non khi bà mẹ được quản lý thai nghén đầy đủ

Giảm nguy cơ sinh non khi bà mẹ được quản lý thai nghén đầy đủ

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Nguy cơ sinh non sẽ được giảm thiểu tối đa nếu thai phụ được khám thai và thực hiện sinh tại cơ sở y tế có đầy đủ phương tiện kỹ thuật cùng đội ngũ y bác sỹ trợ giúp.

Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng

Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Với phương châm "đưa chính sách đến gần dân," xã Hùng Tiến, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng (chăm sức khỏe sinh sản, hỗ trợ người cao tuổi) và phát huy vai trò của đội ngũ cộng tác viên dân số.

Bổ ích hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản

Bổ ích hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Hội thi giúp cho học sinh nâng cao những kỹ năng hoạt động, kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên. Đồng thời, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích để học sinh thể hiện tài năng, trí tuệ, sự sáng tạo.

Gần 150.000 em bé chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm

Gần 150.000 em bé chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Sau 25 năm, Việt Nam có gần 300.000 chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm được thực hiện, 147.000 em bé ra đời khoẻ mạnh. Trong đó, có gần 3.000 trẻ được chào đời tại Bệnh viện Hùng Vương nhờ kỹ thuật IVF.

5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay

5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Hội chứng ống cổ tay là tình trạng phổ biến trong cộng đồng. Hiện số người mắc hội chứng này ngày càng tăng do liên quan đến công việc có sử dụng nhiều tới độ linh hoạt, tỉ mỉ và lặp đi lặp lại của cổ tay.

Top