Nữ Việt kiều bật mí về khóa học Kỷ luật không nước mắt
GiadinhNet - Với mong muốn tất cả các em bé khi lớn lên đều có cuộc sống tốt, an lành, ThS Trần Thị Ái Liên, diễn giả khóa học “Kỷ luật không nước mắt" đã từ bỏ công việc thu nhập cao tại Mỹ để về nước giúp đỡ trẻ em Việt Nam. Hiện đã có tới 45.000 phụ nữ ở Hà Nội và TPHCM tham gia khóa học từ chối dạy con bằng bạo lực mà ThS Ái Liên khởi xướng.

Ý tưởng đến từ tuổi thơ dữ dội
Ngay từ khi còn nhỏ, chị Ái Liên đã nhận ra rằng, trẻ em hay bị áp đặt, thậm chí là đòn roi vô cớ. “Ngay từ nhỏ tôi đã ghét chuyện người lớn áp đặt trẻ con trong khi đa số mọi người coi điều đó là bình thường. Tôi ước ao sau này mình sẽ làm được điều gì đó bảo vệ trẻ em, bảo vệ những người yếm thế. Hồi đi học, tôi cũng hay bị ăn hiếp nhưng chẳng ai bênh vực. “Kỷ luật không nước mắt” được tôi manh mún ấp ủ từ đó. Ngày còn nhỏ, bố tôi đi cải tạo, cả nhà phải chuyển đến vùng kinh tế mới sinh sống, tôi thường xuyên phải chứng kiến cảnh anh trai bị chú đánh, đau đến mức không khóc được, đó là sự tàn nhẫn”, chị Liên chia sẻ.
Suốt hơn 20 năm sống ở Mỹ, chị Liên đã vượt qua rất nhiều thử thách, từ một công nhân của hãng lắp ráp linh kiện điện tử, không rành tiếng Anh, chị vừa học vừa làm. Chị học cử nhân kinh tế, cử nhân chính trị học và trở thành Thạc sỹ Chính sách Công, Đại học UC Berkeley. Ở Mỹ, chị làm việc cho Capital Group, một trong những tập đoàn tài chính lớn nhất nước Mỹ với mức lương khiến nhiều người phải ao ước. Và quyết định của chị cũng đã làm nhiều người sững sờ!
Ngay khi bỏ việc, chị cũng chưa biết sẽ phải bắt đầu từ đâu, làm thế nào để có thể thực hiện được mong ước? Năm 2004, có đoàn từ thiện về Lạng Sơn chữa bệnh, chị Liên đã đi theo đoàn làm truyền thông 2 tuần nhưng vẫn chưa tìm ra đường đi. Đến năm 2007, chị nhận được dự án của Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ đi tới 15 bệnh viện cấp tỉnh của Việt Nam để trao tặng thiết bị y tế phục vụ khám chữa bệnh cho trẻ em. Khi đó chị nhận ra rằng, nhiều ông bố, bà mẹ Việt rất thương con nhưng "thương không đúng cách". Vì vậy muốn bảo vệ trẻ em cần phải làm việc với cha mẹ của các bé. Năm 2009, chị lại nhận được học bổng Fulbright (một trong những học bổng danh giá của giới học thuật do Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cấp). Chị về Việt Nam theo chế độ học bổng đó và lập ra website www.bancuabe.org.
Người thuyết trình bất đắc dĩ

Trong một lần thực hiện dự án, chị mời chuyên gia đến nói chuyện với các bậc cha mẹ. Danh sách mời có hai nhà thuyết trình, một người trước 2 ngày thì xin lỗi không đến được, người còn lại trước 2 giờ lên bục giảng cũng khước từ vì… lý do đột xuất.
"Tôi phải lên bục giảng một cách bất đắc dĩ. Chương trình đầu tiên khi đó chưa có tên, sau đó tôi đặt cho nó là “gieo mầm tư duy”. Tôi nói rằng: Tôi chỉ lên nói chuyện với các quý vị về cách chơi đùa với con để giúp bé phát triển một cách thông minh hơn, nhanh hơn. Nói chuyện xong, nhiều người nói: “Trời ơi! Tôi chưa nghe ai nói chuyện mà hay như cô!”. Tôi cũng thật thà bảo: Tôi chưa bao giờ nói chuyện trước nơi đông người, đây là lần đầu tiên”, chị Liên bộc bạch.
Sau lần đó, các đồng nghiệp đề nghị từ nay không cần phải mời chuyên gia nữa mà chị sẽ là người thuyết trình.“Lúc tan buổi thuyết trình, có một bà mẹ trẻ nói với tôi rằng: Lần sau chị hãy nói về việc làm sao để dạy mà không cần phải đòn roi với trẻ đi! “Kỷ luật không nước mắt” ra đời từ đó. Cho đến bây giờ, không có lần nào “Kỷ luật không nước mắt” vắng vẻ. Buổi đầu tôi chỉ nghĩ có 20 người đến nghe là vui lắm rồi nhưng có tới 62 người đến".
Chị đã nhận được những phản hồi rất tích cực từ các học viên. Có người nhắn tin: “Em mang ơn chị nhiều lắm, nhờ có chị mà con em được sống hạnh phúc hơn, vợ chồng không còn cãi nhau vì bất đồng quan điểm trong dạy con. Em cũng bớt stress, căng thẳng”. Hay: “Nhờ chị mà mẹ con em nói chuyện được với nhau, vợ chồng sống hòa thuận không còn ý định chia tay nữa”. Cũng có người nghe thấy hay nhưng không áp dụng được. Chị Liên khiêm tốn: “Không một khóa học nào có thể đạt được 100% hiệu quả, được 20 - 30% là tốt lắm rồi”.
Nhưng cũng có người không tán thành, họ cho rằng: Nếu không kỷ luật thì lớn lên trẻ sẽ thành người yếu ớt. Tuy nhiên, sự thật của “Kỷ luật không nước mắt” không phải là nuông chiều, bởi nuông chiều chắc chắn trẻ sẽ hư. "Kỷ luật không nước mắt là rèn luyện rất khắt khe nhưng bằng lý trí, bằng tình thương chứ không bằng roi vọt; bằng khuyến khích, bằng trải nghiệm chứ không bằng đe dọa, sợ hãi, đánh mắng”, chị Liên quả quyết.
Theo chị Liên, có rất nhiều cách tạo ra động lực cho con, vấn đề là chọn tiêu cực hay tích cực. Cầm roi lên, trẻ có thể cũng sẽ làm theo điều bạn muốn nhưng về lâu dài, cách làm tiêu cực này sẽ biến con trở thành nô lệ của sự hối thúc từ người khác. Sau này sẽ trở thành một người không biết tự bảo vệ, không bản lĩnh, ai bảo gì nghe đó, ai đánh là nghe ngay hoặc sẽ thành người tàn ác. Nhưng nếu cho con trải nghiệm để rút ra bài học thì nó sẽ thành người tự chủ, biết phân biệt đâu là đúng- sai...
“Người thầy đầu tiên của con chính là cha mẹ. Nếu cha mẹ dạy con không đúng cách thì khó ai có thể làm thay được. Cái nôi giáo dục đầu tiên phải là gia đình”, chị Liên chia sẻ.
Sống đẹp là biết từ chối bạo lực
Theo chị Liên, để trẻ có cuộc sống tốt, cha mẹ cần dạy con theo ngũ tự nhân: Nghĩa là tự do, tự chủ, tự lập, tự cường, tự trọng. Ngũ tự nhân ứng với ngũ hành, ứng với truyền thống triết lý Á Đông. Theo đó, người tự do là người tự chọn cách sống hợp lý mà mình tự giác làm theo chứ không phải bị người ta ép buộc; Tự chủ là mình làm chủ chính mình chứ không phải để người khác làm; Tự lập là không làm phiền người khác; Tự cường là vươn lên bằng chính sức lực thể chất và trí tuệ của mình, không gian dối, không dựa vào người khác; Tự trọng là người luôn luôn làm tốt dù không ai kiểm soát.
Cha mẹ cần dạy trẻ hiểu: Khi nào thì hợp tác, khi nào thì không hợp tác. Khi người ta đúng thì nghe theo, khi người ta sai thì thảo luận để giúp hai bên tìm ra cách giải quyết hợp lý nhất. Chẳng hạn: Một em nhỏ phản ứng với hành động sai của một cô giáo mà nói là: “Cô ơi cô dữ như bà chằn” là đứa trẻ không ngoan. Nhưng khi em đó nói: “Cô đánh trẻ em là không đúng đâu ạ” thì đó là đứa trẻ thông minh và ngoan. Nhưng để con có được nhưng phản ứng như vậy thì trẻ em phải được luyện tập, được phản biện hằng ngày.
“Sống đẹp là phạm trù thuộc về quan điểm nên không ai giống ai. Tuy nhiên, dù quan niệm thế nào thì sống đẹp cũng không thoát ra khỏi giá trị luân thường đạo lý, đó là không bao giờ làm hại người khác dù chỉ bằng lời, không hại vật, không hại mình. Tuy nhiên, để con sống đẹp được thì hãy cho con trải nghiệm để con thấy được con mạnh mẽ cỡ nào, khôn ngoan tới cỡ nào hoặc là để cho con thấy con ngốc nghếch ở mức nào mà rút kinh nghiệm”, chị Liên chia sẻ.
Sống đẹp là sống với tất cả những ước mơ mà không sợ hãi, vì vậy cha mẹ phải từ chối bạo lực trong cách dạy con. Nếu dạy con bằng sợ hãi, đe dọa thì cuộc sống của con không thể gọi là tốt đẹp được. “Kỷ luật không nước mắt” ra đời chỉ nhằm mục tiêu là trẻ em Việt Nam được sống tốt, sống đẹp, sống bình đẳng, dân chủ, không bị chèn ép. Hơn 2 năm qua đã có hơn 45.000 phụ huynh Sài Gòn và Hà Nội tham gia chương trình. Đây là con số ấn tượng, nhưng so với hơn 90 triệu người Việt Nam thì vẫn còn rất nhỏ bé”, chị Liên khiêm tốn.
Hãy làm gương cho con
Muốn trẻ sống đẹp, cần hình thành những nếp sống từ trước 6 tuổi . Vì theo chị Liên, khi trẻ vào lớp một là những thói quen nếp nghĩ, nhân cách sống gần như đã được hình thành. Vì vậy, chỉ có gia đình - cái nôi dạy đầu tiên mới quyết định được điều này. Muốn đứa trẻ trở thành một người tốt, sống đẹp sau này thì 6 năm đầu đời cần hình thành nhân cách cho trẻ. Nếu một người không có nhân cách thì người đó càng nhiều kỹ năng, càng nhiều kinh nghiệm sống thì càng nguy hiểm. Vì vậy, dạy con phải theo trình tự nhân cách, kiến thức, kỹ năng.
Chị Liên chia sẻ: “Trong “Kỷ luật không nước mắt” nếu quý vị quên tất cả thì chỉ cần nhớ 1 điều là đủ, đó là không có cách dạy con nào hiệu quả bằng làm gương cho con. Vì trẻ em học theo hành động của người lớn chứ không học theo lời nói của người lớn. Nói một đằng làm một nẻo, trẻ có thể học được hai thứ: Một là học theo hành động sai, hai là học theo thói nói một đằng, làm một nẻo.
Mai Hạnh

Xe khách chở 13 người tông xe tải đậu ven đường ở Thanh Hoá lúc nửa đêm
Thời sự - 1 giờ trướcChiếc xe khách loại 16 chỗ chở theo 13 người đi trên đường Hồ Chí Minh đoạn qua tỉnh Thanh Hoá thì tông trúng ô tô tải đậu ven đường khiến nhiều người bị thương.

Ngỡ ngàng 'vương giả chi hoa' khoe sắc giữa chốn Hoàng cung Huế
Đời sống - 1 giờ trướcGĐXH - Những ngày tháng 4, nhiều du khách khi đến tham quan Hoàng cung Huế không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của hoa ngô đồng - loại "vương giả chi hoa".

Công ty CP Thành Đạt bị phạt gần 100 triệu đồng vì khai thác đất trái phép
Thời sự - 1 giờ trướcGĐXH - Công ty CP Thành Đạt bị xử phạt vì thực hiện hành vi khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp mà không có giấy phép khai thác khoáng sản...

Nổ lò luyện thép khiến 4 người bị thương ở Thái Nguyên
Thời sự - 2 giờ trướcNgày 9/4, một vụ nổ lò luyện thép xảy ra tại Công ty TNHH Hương Đông khiến 4 người bị thương. Hiện, các nạn nhân đang được điều trị tại Viện C và Bệnh viện bỏng Quốc gia.

Tuồn ma tuý vào nhà tạm giam để dùng chung với bạn
Pháp luật - 3 giờ trướcLợi dụng nhà sát vách tường nhà tạm giam, Trương Lê Phước Tài sau khi bị bắt đã tìm cách tuồn ma tuý vào sử dụng chung với 3 người trong buồng giam.

Tin sáng 10/4: Dàn 'Anh trai vượt ngàn chông gai' diễn ở chương trình kỷ niệm 30/4; vàng SJC tăng mạnh
Xã hội - 3 giờ trướcGĐXH - Nghệ sĩ thuộc show "Anh trai vượt ngàn chông gai" sẽ biểu diễn trong chương trình nghệ thuật "Đất nước trọn niềm vui" vào ngày 20/4; giá vàng SJC tăng lên mức 97,7 – 101,9 triệu đồng/lượng.

Kiểu thời tiết đặc trưng chỉ có ở Hà Nội và Bắc Bộ diễn ra trong ngày hôm nay
Thời sự - 3 giờ trướcGĐXH - Theo dự báo thời tiết, phía Đông Bắc Bộ có sương mù rải rác, khu vực đồng bằng trong đó có Hà Nội mưa nhỏ, mưa phùn. Đến trưa chiều trời giảm mây, mức nhiệt tăng có nơi 33 độ.

Quy định mới nhất về mức đóng bảo hiểm đối với quân đội, công an từ 1/7/2025
Đời sống - 3 giờ trướcGĐXH - Nghị định số 74/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) đối với quân đội, công an và người làm công tác cơ yếu.

Bộ GD&ĐT 'tuýt còi' các trường đại học tuyển sinh bằng tổ hợp lạ
Giáo dục - 3 giờ trướcCác trường đại học cần rà soát lại tổ hợp, phương thức xét tuyển bảo đảm kiến thức nền tảng và năng lực cốt lõi mà thí sinh cần có để theo học.

Sự thật kinh hãi trong thùng xe tải bốc mùi hôi thối
Đời sống - 11 giờ trướcGĐXH - Thời điểm kiểm tra, phương tiện do tài xế Thắng điều khiển đang vận chuyển 2.570 kg xương động vật trên thùng xe có dấu hiệu phân hủy, bốc mùi hôi thối và chủ xe ô tô không xuất trình được giấy tờ liên quan đến hàng hóa.

Ngày sinh Âm lịch của những người sinh ra đã 'ngậm thìa vàng', lớn lên trong hũ bạc
Đời sốngGĐXH - Người xưa cho rằng, những ngày Âm lịch dưới đây được coi là "ngày cát tường", người sinh vào ngày này dường như sinh ra đã ngậm thìa vàng, không bao giờ lo lắng về tiền bạc trong cuộc sống.