Hà Nội
23°C / 22-25°C

Người bệnh đái tháo đường type 2 thực hiện ngay những điều này để "cứu nguy" cho cơ thể

Thứ sáu, 10:12 25/03/2022 | Dân số và phát triển

Nhiều người thường rơi vào trạng thái sa sút tinh thần khi biết mình mắc bệnh đái tháo đường type 2.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ, 13% người trưởng thành Hoa Kỳ sống chung với bệnh đái tháo đường và 34,5% khác bị tiền đái tháo đường. Điều này có nghĩa là gần 50% tổng số người trưởng thành ở Hoa Kỳ mắc bệnh đái tháo đường hoặc tiền đái tháo đường.

Việc kiểm soát đường huyết tối ưu không những ngăn ngừa được các biến chứng mà còn nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Người bệnh hoàn toàn có thể tận hưởng cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc nếu có kế hoạch chăm sóc và kiểm soát các biến chứng hợp lý.

Sau đây là những lời khuyên cho những người đang phải đối mặt với căn bệnh này:

1. Giảm tối thiểu 15% tổng trọng lượng cơ thể

Theo một thử nghiệm được đăng tải trên tạp chí The Lancet, giảm 15% trọng lượng cơ thể có thể giúp cải thiện tình trạng bệnh ở những người mắc bệnh đái tháo đường type 2, mà khó có biện pháp can thiệp nào có thể đem lại hiệu quả tốt đến vậy.

Ngoài ra, một thử nghiệm khác cũng cho thấy lợi ích giảm cân trong việc kiểm soát căn bệnh này. Thử nghiệm theo dõi những người thừa cân béo phì và mắc bệnh đái tháo đường type 2 dưới 6 năm. Kết quả cho thấy, 70% những người tham gia thay đổi lối sống, giảm cân khoa học đã thuyên giảm bệnh sau 2 năm, nhu cầu sử dụng thuốc hạ đường huyết của họ cũng giảm xuống rõ rệt.

Giảm cân có thể giúp kiểm soát bệnh đái tháo đường type 2 - Ảnh 1.

Mục tiêu giảm 15% trọng lượng cơ thể là trọng tâm của việc kiểm soát bệnh tiểu đường type 2

TS.Laurie A. Kane - một chuyên gia nội tiết tại Trung tâm Sức khỏe Providence Saint John (Santa Monica, California) cho biết: "Đối với bệnh nhân đái tháo đường, thay đổi lối sống luôn được ưu tiên trước khi dùng thuốc. Vấn đề cần nhấn mạnh ở đây là giảm trọng lượng cơ thể có thể giúp người bệnh kiểm soát đường huyết cơ thể, ngăn chặn bệnh đái tháo đường type 2. Giảm 15% trọng lượng cơ thể sẽ là rất khó, nhưng các nghiên cứu chỉ ra rằng, người bệnh hoàn toàn có thể thực hiện được".

Cũng theo TS Laurie A. Kane cách giảm cân còn tùy vào mỗi người. Các yếu tố cần xem xét là người bệnh cần giảm bao nhiêu cân, họ đã từng thực hiện các biện pháp giảm cân nào và hiện tại đang làm gì để cố gắng giảm trọng lượng cơ thể.

Giảm cân giúp kiểm soát bệnh đái tháo đường type 2 - Ảnh 3.

Người mắc đái tháo đường type 2 cần xây dựng chế độ ăn uống và tập luyện lành mạnh để cải thiện sức khỏe.

Người bệnh cần có chế độ ăn uống và tập luyện lành mạnh, tiếp theo là điều chỉnh liệu pháp dược lý, bao gồm: thuốc, thiết bị y tế hoặc phẫu thuật nếu tình trạng bệnh nghiêm trọng.

Trong một số trường hợp đặc biệt, người bệnh chỉ cần thực hiện theo lời khuyên về chế độ ăn uống và tập thể dục, họ đã có thể giảm cân. Tuy nhiên, hầu hết người mắc bệnh đái tháo đường type 2 nên có một chế độ can thiệp chuyên sâu. 

2. Giảm mỡ nội tạng

Nhiều người bệnh đái tháo đường type 2 khó có thể giảm cân, đặc biệt là giảm mỡ nội tạng vì mỡ nội tạng không phải lúc nào cũng có thể nhìn thấy được, loại chất béo này tích tụ trong và xung quanh bụng.

Giảm cân giúp kiểm soát bệnh đái tháo đường type 2 - Ảnh 4.

Mỡ tích tụ nhiều ở vùng bụng gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho bệnh nhân đái tháo đường type 2

Mỡ tích tụ nhiều ở vùng bụng có tác động rất lớn vì nó là loại chất béo có hoạt tính chuyển hóa mạnh nhất. Nó liên quan trực tiếp đến cả tình trạng kháng insulin và viêm mãn tính cấp độ nhẹ ở bệnh nhân đái tháo đường.

Chuyên gia dinh dưỡng về tim mạch Ông Michelle Routhenstein tại Entirely Nourishing cho biết: "Tôi từng gặp nhiều người có cân nặng bình thường nhưng vòng bụng lại rất lớn. Họ vẫn cần được giải quyết tình trạng kháng insulin và viêm nhắm vào vùng bụng để giúp kiểm soát bệnh đái tháo đường type 2 và giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính khác như tim mạch".

Vì thế Michelle Routhenstein giúp người bệnh giảm cân bằng cách giải quyết tình trạng kháng insulin và viêm mạn tính mức độ nhẹ thông qua chế độ dinh dưỡng khoa học.

"Can thiệp này bao gồm việc đảm bảo các bữa ăn và thức ăn nhẹ cân bằng dinh dưỡng đa lượng và hạn chế lượng carbohydrate phức hợp để hỗ trợ cơ thể chuyển hóa glucose. Đồng thời, giảm các loại thực phẩm gây viêm bằng cách bổ sung các loại thực phẩm trị liệu để giảm viêm và hỗ trợ độ nhạy insulin",Michelle Routhenstein chia sẻ.

3. Tập thể dục đều đặn và đúng cách

Những người bị đái tháo đường thường bị giảm độ nhạy insulin, còn được gọi là kháng insulin. Ở trạng thái này, tuyến tụy của bạn phải tạo ra nhiều insulin hơn để đưa đường ra khỏi máu và vào các tế bào.

Tập thể dục làm tăng độ nhạy insulin của tế bào, có nghĩa là cơ thể cần ít insulin hơn để quản lý lượng đường trong máu, giúp giữ lượng đường trong máu ổn định và cân bằng.

Nhiều loại hoạt động thể chất đã được chứng minh là làm giảm sự đề kháng insulin và lượng đường trong máu ở người bị đái tháo đường type 2 như tập thể dục nhịp điệu, tập luyện ngắt quãng cường độ cao (HIIT) và tập luyện sức mạnh,...

4. Bỏ thuốc lá

Nhiều nghiên cứu cho thấy mối liên kết hút thuốc lá với bệnh đái tháo đường type 2. Hút thuốc lá càng nhiều, nguy cơ mắc đái tháo đường type 2 càng cao.

Người hút thuốc lá có khả năng mắc bệnh đái tháo đường type 2 cao hơn 30-40% so với người không hút thuốc lá.

Bên cạnh đó, người mắc bệnh đái tháo đường khi hút thuốc sẽ kiểm soát đường huyết kém hơn và có nhiều nguy cơ bị các biến chứng của bệnh như: xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, bệnh thận mạn, bệnh lý mắt do đái tháo đường, bệnh lý thần kinh ngoại biên do đái tháo đường, bệnh lý nhiễm trùng cao hơn so với người không hút thuốc lá.

Một nghiên cứu lớn trên hơn 53.000 người trưởng thành Nhật Bản cho thấy nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường ở những người hút thuốc giảm theo thời gian sau khi bỏ thuốc lá. Ngừng hút thuốc trong 10 năm hoặc hơn thậm chí có thể giảm nguy cơ này xuống mức tương đương với những người không bao giờ hút thuốc.


BS. Thanh Thủy
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Sở Y tế TP Huế tổ chức Tọa đàm chào mừng Ngày Dân số Thế giới 11/7

Sở Y tế TP Huế tổ chức Tọa đàm chào mừng Ngày Dân số Thế giới 11/7

Dân số và phát triển - 4 giờ trước

GĐXH - Ngày 9/7, Sở Y tế TP Huế tổ chức Tọa đàm chào mừng Ngày Dân số Thế giới 11/7 và lồng ghép triển khai các văn bản, chính sách về công tác Dân số trong tình hình mới.

Hà Nội mít tinh kỷ niệm Ngày Dân số Thế giới 11/7

Hà Nội mít tinh kỷ niệm Ngày Dân số Thế giới 11/7

Dân số và phát triển - 23 giờ trước

GĐXH - Sáng 8/7, UBND thành phố Hà Nội tổ chức lễ mít tinh kỷ niệm Ngày Dân số Thế giới 11/7 với chủ đề: “Quyền tự quyết về sinh sản trong một thế giới đang thay đổi”.

Ai dễ mắc herpes sinh dục?

Ai dễ mắc herpes sinh dục?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Herpes sinh dục là một bệnh nhiễm trùng phổ biến gây ra các vết loét hoặc mụn nước ở bộ phận sinh dục. Tìm hiểu những người dễ mắc herpes sinh dục.

5 lý do chị em nên ăn dứa trong kỳ kinh nguyệt

5 lý do chị em nên ăn dứa trong kỳ kinh nguyệt

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Dứa không chỉ là một loại quả ngon miệng cho chế độ ăn uống mà còn có thể giúp kiểm soát những vấn đề khó chịu mỗi kỳ kinh nguyệt.

Mẹ bầu nên làm gì để tăng cường hệ miễn dịch và phòng tránh bệnh trong thai kỳ?

Mẹ bầu nên làm gì để tăng cường hệ miễn dịch và phòng tránh bệnh trong thai kỳ?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Mang thai khiến hệ miễn dịch mẹ bầu suy giảm, dễ mắc bệnh khi thời tiết thay đổi. Tăng cường đề kháng và chăm sóc sức khỏe đúng cách giúp mẹ và thai nhi luôn an toàn.

Tầm quan trọng của việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc

Tầm quan trọng của việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Trong bối cảnh Việt Nam đang bước vào giai đoạn già hóa dân số nhanh chóng, việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc được xác định là một trong những giải pháp chiến lược để bảo đảm chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi, đồng thời thúc đẩy bình đẳng giới và phát triển kinh tế xã hội bền vững.

Ung thư vú có di truyền không?

Ung thư vú có di truyền không?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất và gây tử vong cao nhất trong các loại ung thư ở nữ giới. Tại Việt Nam, ung thư vú cũng là loại ung thư có tỷ lệ mắc cao nhất. Vậy ung thư vú có di truyền không và làm cách nào để tầm soát ở giai đoạn sớm?

Cực hiếm: Người phụ nữ mang 4 thai tự nhiên

Cực hiếm: Người phụ nữ mang 4 thai tự nhiên

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, đây là một tình huống đặc biệt hiếm trong sản khoa, với tỷ lệ gặp chỉ khoảng 1/700.000 – 1/800.000 ca mang thai tự nhiên.

Bất ngờ với lý do người vợ trẻ ôm tờ xét nghiệm ADN khóc nức nở

Bất ngờ với lý do người vợ trẻ ôm tờ xét nghiệm ADN khóc nức nở

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Sau 4 giờ dài dằng dặc chờ đợi kết quả ADN nhưng mọi chuyện không thuận theo mong mỏi, người phụ nữ trẻ ôm tờ kết quả xét nghiệm, gục đầu khóc nức nở.

Bé gái ở Phú Thọ chào đời với cân nặng 5kg

Bé gái ở Phú Thọ chào đời với cân nặng 5kg

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Sau sinh, trẻ hồng hào, khóc to, phản xạ tốt. Được biết, trong suốt thai kỳ, sản phụ tăng 20kg và hoàn toàn khỏe mạnh.

Top