Omicron là "điềm báo tử" của Covid-19?
Ben Krishna, một nhà nghiên cứu miễn dịch học của Trường ĐH Cambridge (Anh), cho biết virus SARS-CoV-2 không thể tiến hóa mãi mãi và Omicron có thể là biến thể "đáng lo ngại" cuối cùng.
Dù vẫn còn tranh cãi về việc liệu virus có phải sinh vật sống hay không nhưng chúng có tiến hóa như các loài sinh vật sống khác. Thực tế này đã trở nên rất rõ ràng trong thời kỳ đại dịch Covid-19 khi các biến thể mới đáng lo ngại lại xuất hiện mỗi vài tháng.
Một số biến thể đã phát triển tốc độ lây nhiễm giữa người với người và trở thành biến thể trội khi cạnh tranh với các phiên bản "chậm chân" hơn của virus SARS-CoV-2. Khả năng lây lan được "nâng cấp" này được cho là bắt nguồn từ các đột biến trong protein, cho phép nó liên kết mạnh hơn với các thụ thể ACE2 trên người. Dù vậy, virus không thể tiến hóa mãi mãi.
Theo các quy luật sinh hóa, cuối cùng virus sẽ tiến hóa một protein đột biến liên kết với ACE2 càng mạnh càng tốt. Do đó, khả năng lây lan của SARS-CoV-2 giữa người với người sẽ không bị giới hạn bởi mức độ virus có thể bám vào bên ngoài tế bào.

Một bệnh nhân Covid-19 trong đơn vị chăm sóc tích cực ở một bệnh viện tại Đức. Ảnh: AP
Các nhân tố khác sẽ giới hạn khả năng lây lan của virus, ví dụ tốc độ sao chép của bộ gien, tốc độ virus có thể xâm nhập vào tế bào người thông qua protein TMPRSS2 và lượng virus mà một người bị nhiễm có thể thải ra. Về nguyên tắc, tất cả những thứ này cuối cùng sẽ phát triển đến hiệu suất cao nhất.
Giả sử Omicron là biến thể có khả năng lây lan tối đa, nó có thể sẽ không tiếp tục đột biến vì bị giới hạn bởi xác suất di truyền - tương tự chuyện ngựa vằn không thể tiến hóa để có thêm đôi mắt ở phía sau đầu để tránh kẻ thù.
Sau khi nhiễm bất kỳ loại virus nào, hệ thống miễn dịch sẽ thích nghi bằng cách tạo ra các kháng thể bám vào virus để vô hiệu hóa nó và tế bào T sát thủ sẽ tiêu diệt các tế bào nhiễm bệnh.
Kháng thể là những mảnh protein dính vào hình dạng phân tử cụ thể của virus và tế bào T sát thủ cũng nhận ra các tế bào bị nhiễm bệnh thông qua hình dạng phân tử. Do đó, SARS-CoV-2 có thể trốn tránh hệ thống miễn dịch bằng cách gây đột biến đủ để hình dạng phân tử của nó thay đổi. Đây là lý do tại sao Omicron thành công trong việc lây nhiễm cho những người có khả năng miễn dịch trước đó.
Mặc dù SARS-CoV-2 đột biến liên tục, không có lý do gì để nghĩ rằng hệ miễn dịch không thể kiểm soát và tiêu diệt nó. Các đột biến cải thiện khả năng lây lan của virus lại không làm tăng tỉ lệ tử vong.

Dữ liệu ban đầu cho thấy biến thể Omicron kháng vắc-xin và dễ lây lan hơn biến thể Delta. Ảnh: AP
Dữ liệu của Pfizer cho thấy tế bào T sẽ phản ứng với Omicron tương tự như các biến thể trước đó. Điều này phù hợp với nhận định rằng tỉ lệ tử vong vì Omicron thấp hơn ở Nam Phi, nơi hầu hết mọi người đều có khả năng miễn dịch.
Điều quan trọng là việc từng bị nhiễm Covid-19 dường như sẽ làm giảm khả năng bệnh nặng và tử vong. Điều này có nghĩa là dù virus có thể tái tạo và tái nhiễm nhưng bệnh nhân sẽ không bệnh nặng như lần nhiễm đầu tiên.
Omicron sẽ không phải là biến thể cuối cùng nhưng nó có thể là biến thể cuối cùng cần được quan tâm. Nếu chúng ta may mắn, SARS-CoV-2 có thể sẽ trở thành một loại virus đặc hữu, biến đổi từ từ theo thời gian.

Loại hành tinh huyền thoại lần đầu tiên lộ diện
Tiêu điểm - 8 giờ trướcHành tinh 2M1510b là bằng chứng thực tế đầu tiên về loại thiên thể tưởng chừng chỉ có trong các câu chuyện viễn tưởng.

Cái cây cô đơn nhất hành tinh nắm giữ bí mật có thể thay đổi thế giới
Chuyện đó đây - 16 giờ trướcCây vân sam Sitka cao 9 mét đứng một mình giữa mênh mông sóng gió.

Đang đi bộ, người dân có phát hiện rùng rợn chưa từng thấy dưới giếng sâu
Tiêu điểm - 21 giờ trướcKhung cảnh bên dưới gây sốc vì trông như cảnh phim kinh dị.

Lốc xoáy và giông bão gây thiệt hại lớn tại Mỹ, ít nhất 28 người thiệt mạng
Bốn phương - 1 ngày trướcHai bang Kentucky và Missouri chịu thiệt hại nặng nề do lốc xoáy và giông bão, hàng chục nghìn hộ dân mất điện, nhiều khu vực tiếp tục đối mặt mưa lớn và lũ quét.

Khai thác đá trên núi, công nhân nổ mìn trúng 'hang động' lạ: Kho báu 2,25 triệu vật thể 'xâu thành chuỗi' màu xanh lục được đào lên
Tiêu điểm - 1 ngày trướcHang động mà những công nhân Trung Quốc tìm thấy chính là “kho báu” vô cùng quý giá.

Cụ bà 79 tuổi qua đời để lại tủ tiền mặt, cả nhà đếm xong thì sốc nặng
Chuyện đó đây - 1 ngày trướcSau khi lo tang lễ cho cụ bà 79 tuổi, gia đình thu dọn đồ đạc của bà thì tìm thấy 1 tủ chứa đầy tiền lẻ. Phát hiện tủ tiền, gia đình phải huy động họ hàng, làng xóm đến đếm giúp.

Nơi chứa hàng trăm tấn vàng nhưng không ai dám đến lấy, nhắc đến là rùng mình
Tiêu điểm - 2 ngày trướcNằm ở nơi "tận cùng thế giới", mỏ vàng này ẩn chứa những bí mật gì?

Hình ảnh cá voi sát thủ trắng ở biển Nhật Bản gây nhiều tranh cãi
Tiêu điểm - 2 ngày trướcHình ảnh con cá voi sát thủ trắng mà Hayakawa đăng tải trên tài khoản Instagram cá nhân nhanh chóng thu hút sự chú ý và lan truyền mạnh mẽ.

Bão kèm lốc xoáy khiến ít nhất 25 người chết ở khu vực miền Trung nước Mỹ
Tiêu điểm - 2 ngày trướcÍt nhất 25 người đã thiệt mạng do các trận bão kèm lốc xoáy quét qua khu vực Trung Tây nước Mỹ từ cuối ngày 16/5 (theo giờ địa phương).

Phán quyết gây sốc của tòa trong vụ việc chồng đòi chia tiền khi phát hiện người vợ vừa ly hôn trúng số 100 tỷ đồng
Tiêu điểm - 2 ngày trướcGĐXH - Người chồng đòi chia tiền khi phát hiện vợ cũ vừa ly hôn được 3 ngày trúng số 100 tỷ liệu có được phân chia tiền trúng xổ số?

Cụ bà 79 tuổi qua đời để lại tủ tiền mặt, cả nhà đếm xong thì sốc nặng
Chuyện đó đâySau khi lo tang lễ cho cụ bà 79 tuổi, gia đình thu dọn đồ đạc của bà thì tìm thấy 1 tủ chứa đầy tiền lẻ. Phát hiện tủ tiền, gia đình phải huy động họ hàng, làng xóm đến đếm giúp.