Ôn thi nước rút vào THCS
Nhiều phụ huynh buộc phải nhìn nhận thực tế lực học của con để đưa ra lựa chọn phù hợp và không đặt nặng sức ép cho con, cũng như cho chính mình.
Hơn 1 tháng qua, cuộc sống gia đình chị Hồng (Nam Từ Liêm, Hà Nội) bị xáo trộn nháo nhào khi cậu con trai học lớp 5 đi học trở lại sau kỳ nghỉ dài phòng dịch Covid-19, đồng thời bước vào giai đoạn ôn thi nước rút vào lớp 6 các trường chuyên hay các trường dân lập có tiếng.
“Chặng ôn thi nước rút”
Chị Hồng chia sẻ những năm tiểu học gia đình không quá đặt nặng việc học, do vậy ngoài giờ lên lớp, con trai chị không tham gia bất cứ lớp học thêm nào.
Dự tính cho con lên cấp 2 vào trường THCS Lương Thế Vinh hoặc Marie Curie, chị Hồng bắt đầu cho con học ôn thi từ đầu năm lớp 5. Tuy nhiên, diễn biến dịch Covid-19 đã ảnh hưởng lớn tới kế hoạch này của gia đình chị Hồng.
“Trong thời gian con nghỉ học vì dịch Covid-19 việc học đã gián đoạn rất nhiều. Có thời điểm tôi phải đưa con sang ông bà trông để bố mẹ đi làm, nên cả việc học online của con bố mẹ cũng không sát sao được. Trẻ con đang quen nghỉ bây giờ vào lại guồng học gấp rút nên cả bố mẹ lẫn con đều phải chạy nháo nhào”, chị Hồng cho biết.

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều gia đình phải gấp rút cho con ôn thi vào lớp 6. Ảnh: VOV. |
Ngoài giờ học trên lớp, các buổi tối trong tuần và các ngày cuối tuần, con trai chị Hồng đều kín lịch học thêm để ôn thi nước rút. Tâm lý vừa xót con, nhưng cùng vừa lo cho kỳ thi chuyển cấp sắp tới, vợ chồng chị Hồng chỉ biết động viên, đồng hành và cả học cùng con trong giai đoạn này. Đó là chưa kể việc anh chị phải thay phiên sắp xếp công việc để đưa đón, kèm còn học…
Thực tế, bố mẹ chịu áp lực, stress rất lớn trong việc chọn trường và định hướng cho con trong giai đoạn chuyển cấp quan trọng này. Nhiều gia đình tương tự như nhà chị Hồng đã tính đến việc cho con ngừng ôn thi vào trường chuyên.
Có phụ huynh chia sẻ rằng dù ban đầu rất yên tâm vào lực học của con, song khi học ôn thi mới thấy đề vào các trường chuyên quá khó. Nhiều người nhìn nhận thực tế lực học của con để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất và không đặt nặng sức ép cho con, cũng như cho chính mình.
“Có những bài toán của con tôi không làm được và phải cầu cứu trên các diễn đàn. Kể cả khi tôi làm được thì cách làm của tôi cũng khác với cách cô giáo dạy trên lớp nên rất khó giải thích để con hiểu”, một phụ huynh chia sẻ.
Với gia đình chị Ngọc, việc cả bố mẹ cả con cùng học ôn, giải đề đến 12h đêm đã diễn ra cả tháng nay. Dù được ông bà đỡ cho “khoản” đưa đón con, nhưng việc kèm con học không ít lần khiến anh chị “bốc hỏa”: “Tôi miệng vừa mắng con đi học thế nào, cô dạy thế nào mà sao không làm được, tay vừa phải bấm điện thoại cầu cứu trên mạng, vừa tìm kiếm công thức giải toán trên mạng. Có những bài toán tôi cũng không biết làm thế nào”.
Trường cấp 2 nào sẽ phù hợp với con?
Việc con cái theo học một ngôi trường có tiếng, có chất lượng vẫn luôn là mong muốn và cả sự yên tâm của bất cứ bậc phụ huynh nào. Kỳ thi năm nay đang đến gần và nhiều gia đình vẫn đang học ôn “nước rút” cùng con. Tuy nhiên, việc bố mẹ chạy theo mong muốn của mình, cố theo đuổi những ngôi trường tên tuổi có mang lại điều tốt cho con?
Trao đổi với phóng viên, TS Vũ Thu Hương, nguyên giảng viên Đại học Sư phạm Hà Nội, nhận định rằng chặng ôn thi nước rút này đôi khi gây áp lực rất lớn cho các con mà bố mẹ không hề nhận ra, khiến cho các con hoảng sợ khi nghĩ đến việc học.
Và khi vào cấp 2, một môi trường mới phải học thực sự, các con có thể đuối dần, thậm chí thay đổi hoàn toàn từ một bạn chăm chỉ, chịu khó học hành trở thành một bạn lười biếng và chán học.
“Bước vào cấp 2, lúc đó, các con bắt đầu vào học một cách nghiêm túc. Ở cấp 1, các con gần như không có bài tập hoặc là bài tập rất ít, các thầy cô cũng cho chơi nhiều hơn là học. Nhưng lên cấp 2, câu chuyện lại khác. Các con có nhiều môn học và phải thi rất nghiêm túc. Các môn học còn phải kiểm tra 15 và thi 1 tiết sẽ gây áp lực cho các con.
Do vậy, việc các con có vượt qua được những năm cấp 2 một cách suôn sẻ hay không là một bài toán rất khó cho các gia đình. Khi các con chưa bước chân vào cuộc chiến đó, bố mẹ đã đẩy con vào cuộc chiến tranh tranh giành suất vào trường sẽ làm các con rất mệt mỏi và gần như cạn kiệt sức lực, khiến cho các con bước chân vào trường cấp 2 sẽ có tư tưởng xả hơi và không nhiệt tình với việc học hành nữa.
Đến lúc đấy, nếu chúng ta tiếp tục gây áp lực học cho các con thì các con sẽ rất mệt mỏi, thậm chí là khó chịu”, TS Hương cho biết.
![]() |
TS Vũ Thu Hương, nguyên giảng viên Đại học Sư phạm Hà Nội. Ảnh: VOV. |
TS Vũ Thu Hương đưa ra lời khuyên với các bậc phụ huynh rằng việc lựa chọn trường cấp 2 không cần thiết phải là những ngôi trường quá tên tuổi, quá hoành tráng mà hãy chọn những ngôi trường gần nhà để các con có thể đi lại tiện lợi và bố mẹ có thể dành thời gian cho con.
“Các ngôi trường, dù là trường công, trường chuyên hay trường dân lập thì đều có những phương pháp và những cái hay cái dở riêng. Không phải trường nào cũng tuyệt đối là hay và trường nào là dở.
Do vậy, chúng ta đừng có suy nghĩ và phân cấp các trường với các thứ tự như trường chuyên là số, sau đó đến các tường công lập rồi đến trường dân lập hay là ngược lại. Điều này khiến các con sẽ cảm thấy bị ức chế. Chúng ta hãy lựa chọn những ngôi trường phù hợp với con và tốt nhất nên gần nhà để các con đi lại thuận tiện”, TS Hương nói.
Theo TS Vũ Thu Hương, bố mẹ hãy nhìn nhận rằng bản thân họ học cũng khá, cũng giỏi hay so sánh thấy bạn bè xung quanh đều có con cái vào được các trường như thế, tại sao con mình không vào được.
Nhưng nhận định này của bố mẹ không thực sự chính xác, bởi mỗi một đứa trẻ sẽ có sự phát triển về mọi mặt hoàn toàn riêng, có mặt này yếu và mặt kia sẽ mạnh. Bố mẹ không nên vì một số mặt yếu mà đánh giá các con không đúng hoặc dựa trên những đánh giá bao quát xung quanh để nghĩ rằng là con mình có thể theo đuổi ngôi trường này, ngôi trường kia.
“Khi các con thi xong, kết quả sẽ rất rõ ràng và lúc đó mọi chuyện có thể sẽ rất căng thẳng. Khi các con bị điểm quá kém, các con không đỗ được, cha mẹ sẽ cảm thấy rất thất vọng và có thể có nhiều những hành động khiến cho các con bị tổn thương”, TS Hương khuyến cáo.
Theo Zing

Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo kiểm tra, xử lý tình trạng đổ trộm phế thải ở ven sông Hồng
Thời sự - 11 phút trướcGĐXH - Chủ tịch UBND Thành phố chỉ đạo kiểm tra, xử lý thông tin báo điện tử Công thương phản ánh tình trạng đổ trộm phế thải lấn sông Hồng đoạn chảy qua xã Liên Hà, huyện Đan Phượng.

Hà Nội ra lộ trình chuyển đổi và phát triển hệ thống xe buýt sử dụng điện
Thời sự - 2 giờ trướcGĐXH - Theo UBND TP Hà Nội, trong tháng 4/2025, thành phố sẽ thống nhất lộ trình chuyển đổi và phát triển hệ thống xe buýt sử dụng điện; chậm nhất đến năm 2030 đạt tỷ lệ 100% phương tiện xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn Thành phố.

Lời khai của kẻ đánh nam thanh niên dã man giữa đường ở Tây Ninh
Pháp luật - 2 giờ trướcĐặng Thái Bình khai mặc dù không va chạm giao thông nhưng cùng đồng phạm hành hung người đi đường.

Xe khách chở 13 người tông xe tải đậu ven đường ở Thanh Hoá lúc nửa đêm
Thời sự - 4 giờ trướcChiếc xe khách loại 16 chỗ chở theo 13 người đi trên đường Hồ Chí Minh đoạn qua tỉnh Thanh Hoá thì tông trúng ô tô tải đậu ven đường khiến nhiều người bị thương.

Ngỡ ngàng 'vương giả chi hoa' khoe sắc giữa chốn Hoàng cung Huế
Đời sống - 5 giờ trướcGĐXH - Những ngày tháng 4, nhiều du khách khi đến tham quan Hoàng cung Huế không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của hoa ngô đồng - loại "vương giả chi hoa".

Công ty CP Thành Đạt bị phạt gần 100 triệu đồng vì khai thác đất trái phép
Thời sự - 5 giờ trướcGĐXH - Công ty CP Thành Đạt bị xử phạt vì thực hiện hành vi khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp mà không có giấy phép khai thác khoáng sản...

Nổ lò luyện thép khiến 4 người bị thương ở Thái Nguyên
Thời sự - 6 giờ trướcNgày 9/4, một vụ nổ lò luyện thép xảy ra tại Công ty TNHH Hương Đông khiến 4 người bị thương. Hiện, các nạn nhân đang được điều trị tại Viện C và Bệnh viện bỏng Quốc gia.

Tuồn ma tuý vào nhà tạm giam để dùng chung với bạn
Pháp luật - 6 giờ trướcLợi dụng nhà sát vách tường nhà tạm giam, Trương Lê Phước Tài sau khi bị bắt đã tìm cách tuồn ma tuý vào sử dụng chung với 3 người trong buồng giam.

Tin sáng 10/4: Dàn 'Anh trai vượt ngàn chông gai' diễn ở chương trình kỷ niệm 30/4; vàng SJC tăng mạnh
Xã hội - 6 giờ trướcGĐXH - Nghệ sĩ thuộc show "Anh trai vượt ngàn chông gai" sẽ biểu diễn trong chương trình nghệ thuật "Đất nước trọn niềm vui" vào ngày 20/4; giá vàng SJC tăng lên mức 97,7 – 101,9 triệu đồng/lượng.

Kiểu thời tiết đặc trưng chỉ có ở Hà Nội và Bắc Bộ diễn ra trong ngày hôm nay
Thời sự - 6 giờ trướcGĐXH - Theo dự báo thời tiết, phía Đông Bắc Bộ có sương mù rải rác, khu vực đồng bằng trong đó có Hà Nội mưa nhỏ, mưa phùn. Đến trưa chiều trời giảm mây, mức nhiệt tăng có nơi 33 độ.

TP. Huế: Lĩnh án vì đánh người dẫn đến tử vong
Pháp luậtGĐXH - Thấy 2 người đang lời qua tiếng lại, Khánh dừng xe, xông tới dùng tay đánh vào mặt làm một người đàn ông ngã xuống và tử vong sau đó.