Hà Nội
23°C / 22-25°C

Phát huy vai trò uy tín của thầy mo, thầy cúng trong cải tạo tập quán đồng bào dân tộc thiểu số

Thứ năm, 15:54 15/07/2021 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Thực tế cho thấy, ông mai, bà mối, thầy mo, thầy cúng là người có vai trò rất quan trọng, am hiểu tâm tư, nguyện vọng của cộng đồng từng dân tộc, vì vậy sức ảnh hưởng, lan tỏa của đội ngũ này đối với cộng đồng rất lớn.

Từ tập tục cưới hỏi không thể thiếu ông mai, bà mối, thầy mo, thầy cúng

Có thể thấy trong đời sống, các phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc thiểu số rất đa dạng và phong phú, những tập quán mang bản sắc dân tộc với những nét đẹp văn hóa truyền thống luôn được các cấp chính quyền và nhân dân bảo tồn, lưu giữ và phát huy.

Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn một số tập quán lưu truyền từ xa xưa trong cộng đồng các dân tộc thiểu số hiện không còn phù hợp với sự phát triển chung của xã hội cần được cải tạo như: Tục thách cưới, kéo vợ, tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, ốm đau không đi bệnh viện, trong đám tang người chết chưa được đưa vào áo quan và để quá thời gian quy định.

Phát huy vai trò uy tín của thầy mo, thầy cúng trong cải tạo tập quán đồng bào dân tộc thiểu số - Ảnh 1.

Các đại biểu thầy mo, thầy cúng, thầy then ở Lào Cai tham gia bàn giải pháp cải tạo tập quán. Ảnh: P.V


Trong đời sống của phần đông người DTTS, đám cưới tổ chức không thể thiếu ông mai, bà mối. Không có sự chứng kiến, đồng ý của ông mai, bà mối, dù đôi lứa có yêu thương nhau, về chung sống với nhau thì vẫn không được cộng đồng công nhận nên vợ, nên chồng.

Nét văn hóa đó của cộng đồng một số dân tộc vùng cao đã mở ra một "giải pháp mềm", đó là vận dụng vai trò của những ông mai, bà mối, thầy mo, thầy cúng để ngăn chặn tảo hôn.

Để phát huy vai trò của thầy mo, thầy cúng, thầy then trong cải tạo tập quán, thời gian tới, các ngành, các cấp và địa phương sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân cải tạo tập quán; xây dựng kế hoạch nhằm giữ gìn các giá trị truyền thống văn hóa của các dân tộc thiểu số. Phối hợp chặt chẽ giữa đoàn thể với đội ngũ thầy mo, thầy cúng, thầy then, ông mai, bà mối trong thực hiện cải tạo tập quán.

Đặc biệt, một trong những giải pháp hiệu quả đang được rất nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh áp dụng, đó là phát huy vai trò của những người có uy tín, trong đó có các ông mai, bà mối trong việc tuyên tuyền, góp phần làm giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống.

Đến việc vận động ông mai, bà mối, thầy mo, thầy cúng tuyên truyền… Luật Hôn nhân và gia đình

Năm 2019, Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai phối hợp với UBND các huyện Bảo Thắng, Bảo Yên và Văn Bàn tổ chức hội nghị gặp mặt thầy mo, thầy cúng, thầy then có uy tín bàn giải pháp cải tạo tập quán lạc hậu trong đồng bào dân tộc thiểu số. Hiện trên địa bàn tỉnh Lào Cai có 2.747 thầy mo, thầy cúng, thầy then, trong đó dân tộc Dao chiếm 52%, dân tộc Mông chiếm gần 40%; còn lại là các dân tộc khác như: Tày, Nùng, Giáy, Phù Lá, Xa Phó, Hà Nhì… Trên địa bàn 3 huyện nói trên thì huyện Bảo Thắng có 184 người, Bảo Yên có 322 người, Văn Bàn có 410 người.

Phát huy vai trò uy tín của thầy mo, thầy cúng trong cải tạo tập quán đồng bào dân tộc thiểu số - Ảnh 2.

Một tiết mục biểu diễn hát then. Ảnh: T.L

Các thầy mo, thầy cúng, thầy then đã tham gia ý kiến, bàn giải pháp nhằm góp phần cải tạo tập quán lạc hậu trong đời sống của dân tộc mình; đồng thời, tìm biện pháp bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của các dân tộc. 

Với hiệu quả từ công tác vận động, tuyên truyền, rất nhiều các ông mai, bà mối, thầy mo, thầy cúng đã ký cam kết không xem ngày và tổ chức nghi lễ kết hôn cho các cặp đôi chưa đủ tuổi kết hôn; kết hôn cận huyết thống, ép cưới, lợi dụng tục bắt vợ, kéo vợ để buôn bán phụ nữ, thách cưới; không để người chết quá 48 tiếng trong nhà; giảm sự rườm rà trong việc cúng; vận động nhân dân không thả rông gia súc, đến cơ sở y tế khám bệnh khi ốm đau…

Những ông mai, bà mối, thầy mo, thầy cúng này đã trở thành những "tuyên truyền viên" tuyên truyền, giảng giải Luật Hôn nhân và Gia đình cũng như phân tích cho cộng đồng dân tộc tại địa phương những hệ lụy khi kết hôn sớm. Bên cạnh công tác vận động, tuyên truyền, những người có uy tín đứng ra "làm lý" cho các cặp kết hôn khi chưa đủ tuổi cũng sẽ bị xử phạt bằng chính quy ước, hương ước thôn, bản.

Cách làm trên cũng được huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh triển khai hiệu quả. Là huyện miền núi biên giới, Bình Liêu có tỷ lệ người dân tộc thiểu số cao, trình độ nhận thức về văn hóa, xã hội, am hiểu về pháp luật còn hạn chế, còn tồn tại một số phong tục lạc hậu cần được xóa bỏ như: tục thách cưới, tảo hôn, hôn nhân cận huyết, ốm đau không đi bệnh viện, đám tang để quá thời gian quy định.

Phát huy vai trò uy tín của thầy mo, thầy cúng trong cải tạo tập quán đồng bào dân tộc thiểu số - Ảnh 3.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm cùng các thành viên trong mô hình điểm tại xã Lục Hồn, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh. Ảnh: T.L

Để ngăn chặn các hủ tục trên, thực hiện chỉ thị số 657 ngày 31/12/2019 của Ban Thường vụ Huyện ủy về xây dựng mô hình "Phát huy vai trò của thầy cúng, thầy mo trong tuyên truyền, vận động, giữ gìn an ninh trật tự tại cơ sở gắn với việc xóa bỏ tập quán lạc hậu trên địa bàn", UBND huyện Bình Liêu đã ra quyết định phê duyệt danh sách, ra mắt mô hình kèm theo quy chế hoạt động.

Mô hình thực sự đã hoạt động hiệu quả khi có 314 thầy mo, thầy cúng đều là dân tộc thiểu số tham gia bởi uy tín và vai trò của họ trong đời sống cộng đồng. Những người đứng đầu các dòng họ lớn, thầy mo, thầy cúng,…đều được những người trong dòng họ, thôn bản kính trọng. Họ có tiếng nói tác động đến tư tưởng và hành động của bà con trong một khu vực, địa bàn nhất định; vận động người dân cải tạo những tập quán lạc hậu không còn phù hợp với xu thế phát triển của xã hội và gìn giữ những giá trị bản sắc văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình… 

Duy Minh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Các chất dinh dưỡng cha mẹ cần bổ sung cho con khi dậy thì

Các chất dinh dưỡng cha mẹ cần bổ sung cho con khi dậy thì

Dân số và phát triển - 33 phút trước

Chăm sóc dinh dưỡng đúng cách trong tuổi dậy thì không chỉ giúp trẻ phát triển tối ưu về thể chất mà còn đặt nền móng cho sức khỏe tâm lý và tinh thần. Do đó, việc định hướng thói quen ăn uống khoa học, lựa chọn thực phẩm lành mạnh là vô cùng quan trọng.

Ngày Dân số Thế giới 11/7: Nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò, quyền lợi và trách nhiệm trong vấn đề sinh sản

Ngày Dân số Thế giới 11/7: Nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò, quyền lợi và trách nhiệm trong vấn đề sinh sản

Dân số và phát triển - 1 giờ trước

Văn phòng Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam đã công bố thông điệp chính thức của Ngày Dân số Thế giới 11/7/2025: "Quyền tự quyết về sinh sản trong một thế giới đang thay đổi".

Quyền tự quyết sinh sản và hành trình 'gỡ' định kiến ở Nghệ An

Quyền tự quyết sinh sản và hành trình 'gỡ' định kiến ở Nghệ An

Dân số và phát triển - 14 giờ trước

Trong một thế giới đang chuyển mình, quyền sinh sản không chỉ là lựa chọn cá nhân mà còn là thước đo tiến bộ xã hội. Ở Nghệ An, hành trình phá vỡ định kiến "trọng nam khinh nữ" đang được chính quyền và ngành y tế kiên trì thúc đẩy để mỗi người phụ nữ dù ở vùng sâu hay nơi phố thị đều được trao quyền quyết định tương lai sinh sản của chính mình.

5 điều chị em cần biết về u xơ tử cung

5 điều chị em cần biết về u xơ tử cung

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

U xơ tử cung là một bệnh lý lành tính khá phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, đặc biệt là sau tuổi 30. Nếu bạn đang băn khoăn về u xơ tử cung, hãy tìm hiểu 5 điều quan trọng sau đây để hiểu rõ hơn về tình trạng này.

Sở Y tế TP Huế tổ chức Tọa đàm chào mừng Ngày Dân số Thế giới 11/7

Sở Y tế TP Huế tổ chức Tọa đàm chào mừng Ngày Dân số Thế giới 11/7

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Ngày 9/7, Sở Y tế TP Huế tổ chức Tọa đàm chào mừng Ngày Dân số Thế giới 11/7 và lồng ghép triển khai các văn bản, chính sách về công tác Dân số trong tình hình mới.

Hà Nội mít tinh kỷ niệm Ngày Dân số Thế giới 11/7

Hà Nội mít tinh kỷ niệm Ngày Dân số Thế giới 11/7

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Sáng 8/7, UBND thành phố Hà Nội tổ chức lễ mít tinh kỷ niệm Ngày Dân số Thế giới 11/7 với chủ đề: “Quyền tự quyết về sinh sản trong một thế giới đang thay đổi”.

Ai dễ mắc herpes sinh dục?

Ai dễ mắc herpes sinh dục?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Herpes sinh dục là một bệnh nhiễm trùng phổ biến gây ra các vết loét hoặc mụn nước ở bộ phận sinh dục. Tìm hiểu những người dễ mắc herpes sinh dục.

5 lý do chị em nên ăn dứa trong kỳ kinh nguyệt

5 lý do chị em nên ăn dứa trong kỳ kinh nguyệt

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Dứa không chỉ là một loại quả ngon miệng cho chế độ ăn uống mà còn có thể giúp kiểm soát những vấn đề khó chịu mỗi kỳ kinh nguyệt.

Mẹ bầu nên làm gì để tăng cường hệ miễn dịch và phòng tránh bệnh trong thai kỳ?

Mẹ bầu nên làm gì để tăng cường hệ miễn dịch và phòng tránh bệnh trong thai kỳ?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Mang thai khiến hệ miễn dịch mẹ bầu suy giảm, dễ mắc bệnh khi thời tiết thay đổi. Tăng cường đề kháng và chăm sóc sức khỏe đúng cách giúp mẹ và thai nhi luôn an toàn.

Tầm quan trọng của việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc

Tầm quan trọng của việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Trong bối cảnh Việt Nam đang bước vào giai đoạn già hóa dân số nhanh chóng, việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc được xác định là một trong những giải pháp chiến lược để bảo đảm chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi, đồng thời thúc đẩy bình đẳng giới và phát triển kinh tế xã hội bền vững.

Top