Hà Nội
23°C / 22-25°C

Phát triển trẻ thơ: "Vì lợi ích trăm năm trồng người"

Thứ sáu, 17:30 20/09/2013 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Trẻ em là tương lai của dân tộc, là hy vọng sánh vai các cường quốc năm châu với nguồn nhân lực chất lượng cao của đất nước. Ngày nay, khoa học đã chứng minh, sự phát triển của trẻ thơ, đặc biệt trong 3 năm đầu đời sẽ có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tinh thần và xã hội của những công dân tương lai.

Nhưng, trong khoảng 10 triệu trẻ em Việt Nam 0-6 tuổi, có đến 7 triệu trẻ được sinh ra và đang lớn lên ở nông thôn và trong các gia đình nghèo.
 
Bên cạnh những thành tựu đạt được trong sự nghiệp giáo dục, chăm sóc bảo vệ trẻ em, hiện vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức đối với sự nghiệp chăm sóc trẻ em nói chung và trẻ thơ nói riêng.
 
Phát triển trẻ thơ: "Vì lợi ích trăm năm trồng người"  1

Sớm ban hành Chiến lược chăm sóc trẻ thơ

Dựa trên kết quả đánh giá thực trạng và nhu cầu phát triển trẻ thơ trong các gia đình nghèo và thực hiện dự án thí điểm về chăm sóc và phát triển trẻ thơ tại cộng đồng cho đồng bào dân tộc thiểu số tại Quảng Bình, Quảng Trị và công nhân lao động nhập cư tại Bình Dương, Tổng cục DS-KHHGĐ kiến nghị sớm ban hành Chiến lược chăm sóc trẻ thơ với mục tiêu giúp cho trẻ thơ phát triển toàn diện trong một môi trường an toàn, lành mạnh và khuyến khích, để trở thành những công dân đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

Theo Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc: Phát triển trẻ thơ (PTTT) là giai đoạn phát triển trong cuộc đời của trẻ từ 0 đến 8 tuổi, nhưng do tầm quan trọng của việc chăm sóc bảo vệ bà mẹ khi mang thai sẽ quyết định đến tương lai của đứa trẻ sinh ra nên UNICEF đã quan tâm đến phát triển trẻ thơ ngay từ khi còn là bào thai.    

PTTT được hiểu là một quá trình biến đổi tổng thể, cải biến toàn vẹn các sức mạnh thể chất, tinh thần và xã hội, cũng như các năng lực của trẻ có tính đến các lứa tuổi. PTTT về thể chất biểu hiện ở sự tăng trưởng về chiều cao, trọng lượng, cơ bắp, sự hoàn thiện các giác quan, sự phối hợp các vận động; sự phát triển về tâm lý thể hiện ở những biến đổi cơ bản trong quá trình nhận thức, xúc cảm, ý chí, ở sự hình thành các thuộc tính tâm lý mới của nhân cách; sự phát triển về xã hội biểu hiện ở những biến đổi trong cách cư xử và sự tham gia vào đời sống xã hội.

Như vậy, khi nói đến PTTT là nói đến sự phát triển toàn diện, hài hoà nhân cách của trẻ thơ, là quá trình trẻ học việc điều khiển như thế nào với các mức độ ngày càng phức tạp trong chuyển động, suy nghĩ, cảm xúc và sự giao tiếp với người cũng như đồ vật. Theo Tổ chức cứu trợ trẻ em Anh: "PTTT toàn diện thực ra là một khái niệm đơn giản: trẻ càng nhỏ và càng nhận được nhiều tác động hỗ trợ được phối hợp từ nhiều khía cạnh thì càng hiệu quả. PTTT toàn diện bao gồm tất cả các lĩnh vực phát triển của trẻ : vận động, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm - quan hệ xã hội từ khi sinh ra cho tới 8 tuổi. Mục tiêu: nhằm đảm bảo tất cả các quyền trẻ em về sống còn, được bảo vệ, chăm sóc và phát triển tối đa".
 
Phát triển trẻ thơ: "Vì lợi ích trăm năm trồng người"  2

Sự quan tâm của toàn xã hội

Trong nhiều năm qua, đầu tư từng lĩnh vực cho trẻ thơ phát triển đã được triển khai ở Việt Nam nhưng đầu tư một cách toàn diện theo một chiến lược bằng các chương trình lồng ghép hay dự án can thiệp là lĩnh vực còn mới và cần được xây dựng  trên cơ sở lĩnh vực tâm lý phát triển, quyền trẻ em và sự kết hợp của các lĩnh vực sức khỏe, dinh dưỡng, phát triển cộng đồng, xã hội học và kinh tế.

Ngày nay, sự quan tâm quốc tế về chăm sóc và giáo dục trẻ thơ ngày càng tăng xuất phát từ nhận thức rằng sự phát triển về sức khỏe, thể chất, tri thức, tình cảm, tinh thần và văn hóa có mối quan hệ tương tác lẫn nhau trong cuộc sống của trẻ. Do đó, theo ADB, phát triển trẻ thơ bao gồm tất cả các hỗ trợ cần thiết cho mỗi trẻ em để các em nhận thức được quyền của mình về quyền được sinh tồn, bảo vệ và chăm sóc, là đảm bảo sự phát triển tối ưu cho trẻ từ lúc sinh ra đến khi đạt 8 tuổi.

Kết quả nghiên cứu trong 3 thập kỷ qua tại nhiều nước đã chứng minh hiệu quả đầu tư rất cao của các chương trình phát triển trẻ thơ so với các chương trình can thiệp khác vào lĩnh vực xã hội, cụ thể là:

- Tỷ lệ hoàn vốn của các chương trình phát triển trẻ thơ thường cao nhất trong lĩnh vực xã hội. Các chương trình can thiệp của tiền học đường ở Brazin cho thấy tỷ lệ hoàn vốn đầu tư nội bộ ở mức 12,5% cho đến 15%. Chương trình can thiệp ở Bôlivia cũng có tỷ số lợi ích so với chi phí đạt được từ 2,38 đến 3,06 lần. Các nghiên cứu đầu tư phát triển trẻ thơ theo chiều dọc ở Mỹ cho thấy đầu tư 1 USD sẽ được hoàn vốn 7,16 USD.
 
Tại Việt Nam, theo phân tích ban đầu từ số liệu điều tra mức sống dân cư cho thấy, lợi ích hiện tại nếu đầu tư cho giáo dục mầm non ở mức 416 USD cho 1 trẻ sẽ đạt tỷ lệ hoàn vốn nội bộ ở mức 12%-22%.

- Các chương trình PTTT nâng cao khả năng nhận thức, tư duy và thành tích học tập của trẻ, giảm các chi phí chi cho học tập (do giảm tỷ lệ lưu ban), giảm chi phí chăm sóc sức khỏe (do ít đau ốm), tạo cơ hội để trở trành công dân có ích trong tương lai thông qua nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực làm việc và giảm thiểu các hoạt động tội phạm. Chi phí - hiệu quả đặc biệt cao nếu đầu tư cho các nhóm trẻ nghèo và thiệt thòi.

- Các kết quả can thiệp tùy thuộc rất nhiều vào chất lượng chương trình, đặc biệt khi chương trình giải quyết các ảnh hưởng của đói nghèo đối với trẻ em và gia đình họ, hiệu quả lại càng cao.

- Ngân sách Nhà nước là điều kiện then chốt đảm bảo cho các trẻ em trong các gia đình nghèo được tiếp cận các chương trình (dịch vụ xã hội về chăm sóc và giáo dục trẻ thơ) đem lại kết quả tốt nhất cho sự phát triển và sự thành công của trẻ trong tương lai.

PTTT có thể được coi là một thành phần quan trọng nhất của nguồn vốn con người về sức khỏe và mức học vấn của từng cá nhân. Nâng cao nguồn vốn con người liên quan mật thiết với việc giảm nghèo và làm nổi bật nhu cầu đầu tư liên tục cho PTTT để  tăng thu nhập và phúc lợi trong tương lai, đặc biệt cho người nghèo (Bushan & cộng sự, 2001). Luận điểm này nhấn mạnh tầm quan trọng của PTTT là đầu tư cơ bản cho nguồn vốn con người, góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
 
Phát triển trẻ thơ: "Vì lợi ích trăm năm trồng người"  3
Phát triển trẻ thơ - sự quan tâm của Đảng và Nhà nước

Hiến pháp nước ta đã khẳng định trẻ em được gia đình, Nhà nước và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục. Đây là một chế định pháp lý quan trọng về quyền trẻ em. Báo cáo Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ 9 đã chỉ rõ: "Chính sách bảo vệ và chăm sóc trẻ em tập trung vào việc thực hiện quyền trẻ em, tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ sống trong một môi trường lành mạnh và an toàn, đạt sự phát triển thể chất, tâm thần, tinh thần và phẩm giá; và trẻ tàn tật, mồ côi sống trong điều kiện đặc biệt khó khăn được có cơ hội học hành và phát triển"1.­­

Trong những năm qua, đặc biệt là trong gần 20 năm đổi mới, Đảng và Chính phủ đã thể chế hoá cụ thể các quan điểm về sự cam kết và chính sách bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em bằng việc ban hành các văn băn luật và dưới luật: Luật giáo dục (quy định giáo dục trẻ thơ là một phần của hệ thống giáo dục quốc gia); Luật Phổ cập giáo dục tiểu học, Luật Hôn nhân và gia đình, Bộ Luật Dân sự, Luật  Bảo vệ sức khỏe nhân dân, Luật Lao động, Luật hình sự, Luật Quốc tịch; Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; các Chiến lược liên quan về dân số; chăm sóc sức khoẻ sinh sản; dinh dưỡng; Chương trình hành động Quốc gia vì trẻ em; Quyết định của Thủ tướng về giáo dục tiền học đường chủ yếu là giáo dục và chăm sóc trẻ thơ ở các vùng đặc biệt khó khăn. Đặc biệt từ ngày 1-6-2005 đã tiến hành cấp thẻ khám, chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi tại các cơ sở y tế công lập…

Để triển khai thực hiện các mục tiêu của chiến lược và chương trình hành động nêu trên, bằng nguồn vốn đầu tư của Nhà nước và sự viện trợ của các tổ chức Quốc tế (WB, ADB, UNICEF, tổ chức Plan quốc tế, Liên minh các tổ chức cứu trợ trẻ em Anh, Úc, Thuỵ  Điển, Mỹ...) cũng như các tổ chức từ thiện và các cá nhân, nhiều chương trình, dự án hay hoạt động đã được các Bộ ban ngành, các tổ chức đoàn thể đã triển khai thực hiện nhằm phát triển trẻ mầm non và đạt được những thành tựu quan trọng trong các lĩnh vực y tế, văn hoá và giáo dục.  

Như vậy, đối với phát triển trẻ thơ, mặc dầu từng lĩnh vực riêng lẻ đã có những chính sách, chiến lược hay chương trình hành động nhưng cho đến nay, nước ta chưa có một chiến lược phát triển trẻ thơ toàn diện.

Những cơ hội và thách thức trong công tác phát triển trẻ thơ Việt Nam

Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em ngày càng được sự quan tâm sâu sắc của lãnh đạo Đảng. Bên cạnh đó, công tác trẻ em ngày càng được coi trọng và nhiều tổ chức quốc tế đã và đang hỗ trợ nước ta thực hiện mục tiêu: xây dựng một thế giới phù hợp để trẻ em luôn được sống trong một môi trường an toàn, lành mạnh và có đầy đủ cơ hội phát triển.    

Nước ta đã tích luỹ nhiều kinh nghiệm trong phát triển trẻ thơ thuộc từng lĩnh vực riêng lẻ nhưng bên cạnh đội ngũ cán bộ không chuyên trách và cộng tác viên tại cơ sở còn thiếu đội ngũ làm công tác xã hội chuyên nghiệp hay tự nguyện về bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em như nhiều nước hiện nay.

Tình trạng dinh dưỡng, sức khỏe và việc tiếp cận với các dịch vụ PTTT của trẻ thơ trong các gia đình nghèo còn ở mức thấp và khoảng cách của nhóm trẻ thơ nghèo so với trẻ thơ trong gia dình giàu và khá giả ngày càng gia tăng, đặc biệt là ở vùng nông thôn, vùng sâu và vùng xa. Mặc dầu kinh tế tăng trưởng nhanh, phúc lợi xã hội, thu nhập bình quân đầu người tăng đáng kể, tỷ lệ đói nghèo giảm nhưng nhóm người nghèo vẫn có nguy cơ bị tụt hậu xa và ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ thơ.

Chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ, nhất là nhóm trẻ từ 0 đến 3 tuổi tại hộ gia đình chưa cao do kiến thức, kỹ năng của các bậc cha mẹ và những người chăm sóc trẻ trực tiếp còn hạn chế. Tỷ lệ nhập học mầm non của trẻ trong các gia đình nghèo rất thấp.

Việc lồng ghép PTTT chưa được nhận thức đầy đủ ở các ngành các cấp. Do vậy, giữa các Bộ ngành vẫn tồn tại phương thức làm việc đơn lẻ, cục bộ, ít chú ý đến việc lồng ghép phối hợp để xây dựng kế hoạch hỗ trợ nhau trong việc cung cấp các dịch vụ cho trẻ em.

Thiếu cơ chế phối hợp rõ ràng trong hỗ trợ phát triển trẻ thơ là lĩnh vực cần sự điều phối chặt chẽ giữa nhiều ngành nghề, khu vực khác nhau như y tế, giáo dục, lao động- thương binh - xã hội, thể dục thể thao, văn hoá thông tin, tư pháp, công an, các hoạt động chăm sóc tại gia đình và cộng đồng, giáo dục trong và ngoài nhà trường.

Các chương trình giáo dục cha mẹ ngay tại cộng đồng nhằm hỗ trợ trẻ thơ lớn, khỏe mạnh và phát triển trong những năm đầu đời bao gồm làm cha làm mẹ còn hạn chế.  

Đầu tư cho PTTT còn hạn chế so với nhiều nước trong khu vực. Hỗ trợ của nhà nước, đặc biệt cho trẻ em nghèo ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn còn chưa đáp ứng nhu cầu tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản cho trẻ em nghèo, nhất là thiếu hệ thống nhà trẻ cho trẻ thơ.

Căn cứ Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, với tiếp cận dựa trên các Quyền của trẻ em, để các hoạt động phát triển trẻ thơ đạt hiệu quả, xin đề xuất một số quan điểm và định hướng đối với PTTT trong giai đoạn tới như sau:

- Phát triển trẻ thơ là nhiệm vụ hàng đầu trong chiến lược phát triển con người của Đảng, là trách nhiệm của gia đình, cộng đồng và của các cấp chính quyền, đóng vai trò quyết định trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho đất nước trong tương lai.

- Trẻ thơ là giai đoạn phát triển quan trọng nhất về thể chất, trí tuệ, tình cảm, nhận thức và các kỹ năng xã hội đối với mỗi con người. Trẻ thơ là đối tượng đặc biệt nhất có quyền được hưởng đầy đủ các dịch vụ về chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục để được phát triển toàn diện, phát huy hết tiềm năng của con người.

- Mọi trẻ thơ trong các gia đình nghèo, trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được Nhà nước trợ cấp, được hưởng một chế độ ưu đãi về chăm sóc y tế, dinh dưỡng, giáo dục và vui chơi miễn phí và có chất lượng để phát triển tối đa tiềm năng của mình, xoá bỏ sự bất bình đẳng ngay từ lúc mới được sinh ra.

- Ngân sách nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong chăm sóc và giáo dục trẻ thơ, đồng thời cần đẩy mạnh xã hội hoá các dịch vụ chăm sóc và giáo dục trẻ thơ để huy động các nguồn lực cho PTTT ở các khu vực kinh tế phát triển, tập trung nguồn lực cho nhóm trẻ thơ nghèo, vùng sâu, vùng xa và vùng khó khăn.  
   

Nhằm phát huy thành tựu đạt được và khắc phục những bất cập để vượt qua những thách thức nêu trên, trên cơ sở nhu cầu phát triển toàn diện của trẻ thơ, thiết nghĩ việc xây dựng và sớm ban hành chiến lược phát triển trẻ thơ là đúng tầm và đúng lúc.
 
Đây chính là hoạt động triển khai tích cực Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em, góp phần thực hiện tốt quyền và bổn phận của trẻ em và nâng cao chất lượng dân số, đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, thực hiện tốt lời Bác Hồ Kính yêu đã dạy: "vì lợi ích 10 năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người".     
 
PGS.TS Trần Văn Chiến - Nguyên Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ
kimvan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Mẹ bầu nên làm gì để tăng cường hệ miễn dịch và phòng tránh bệnh trong thai kỳ?

Mẹ bầu nên làm gì để tăng cường hệ miễn dịch và phòng tránh bệnh trong thai kỳ?

Dân số và phát triển - 5 giờ trước

Mang thai khiến hệ miễn dịch mẹ bầu suy giảm, dễ mắc bệnh khi thời tiết thay đổi. Tăng cường đề kháng và chăm sóc sức khỏe đúng cách giúp mẹ và thai nhi luôn an toàn.

Tầm quan trọng của việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc

Tầm quan trọng của việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Trong bối cảnh Việt Nam đang bước vào giai đoạn già hóa dân số nhanh chóng, việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc được xác định là một trong những giải pháp chiến lược để bảo đảm chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi, đồng thời thúc đẩy bình đẳng giới và phát triển kinh tế xã hội bền vững.

Ung thư vú có di truyền không?

Ung thư vú có di truyền không?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất và gây tử vong cao nhất trong các loại ung thư ở nữ giới. Tại Việt Nam, ung thư vú cũng là loại ung thư có tỷ lệ mắc cao nhất. Vậy ung thư vú có di truyền không và làm cách nào để tầm soát ở giai đoạn sớm?

Cực hiếm: Người phụ nữ mang 4 thai tự nhiên

Cực hiếm: Người phụ nữ mang 4 thai tự nhiên

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, đây là một tình huống đặc biệt hiếm trong sản khoa, với tỷ lệ gặp chỉ khoảng 1/700.000 – 1/800.000 ca mang thai tự nhiên.

Bất ngờ với lý do người vợ trẻ ôm tờ xét nghiệm ADN khóc nức nở

Bất ngờ với lý do người vợ trẻ ôm tờ xét nghiệm ADN khóc nức nở

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Sau 4 giờ dài dằng dặc chờ đợi kết quả ADN nhưng mọi chuyện không thuận theo mong mỏi, người phụ nữ trẻ ôm tờ kết quả xét nghiệm, gục đầu khóc nức nở.

Bé gái ở Phú Thọ chào đời với cân nặng 5kg

Bé gái ở Phú Thọ chào đời với cân nặng 5kg

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Sau sinh, trẻ hồng hào, khóc to, phản xạ tốt. Được biết, trong suốt thai kỳ, sản phụ tăng 20kg và hoàn toàn khỏe mạnh.

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Tắc tia sữa, nứt núm vú là tình trạng phổ biến, gây đau đớn và ảnh hưởng đến quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, chỉ với vài thói quen chăm sóc ngực đơn giản mỗi ngày, mẹ hoàn toàn có thể phòng tránh hiệu quả.

Tiếng khóc của trẻ báo hiệu bệnh lý, cần cho trẻ kiểm tra sớm

Tiếng khóc của trẻ báo hiệu bệnh lý, cần cho trẻ kiểm tra sớm

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Theo nghiên cứu, trẻ sơ sinh có thể phát ra từ 5 đến 7 loại tiếng khóc khác nhau, tương ứng với các nhu cầu và cảm xúc khác nhau...

Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?

Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Viêm tuyến vú không những gây khó khăn, đau đớn khi cho con bú mà còn dễ có nguy cơ nhiễm trùng áp-xe vú nếu không được điều trị kịp thời. Vậy mẹ có nên cho con bú khi bị viêm tuyến vú không?

10 dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt có thể nhầm lẫn với bệnh lý khác

10 dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt có thể nhầm lẫn với bệnh lý khác

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Ung thư tuyến tiền liệt thường xuất hiện với những triệu chứng khó nhận biết, dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe ít nghiêm trọng hơn. Đừng bỏ qua những 10 dấu hiệu dưới đây, bởi việc phát hiện sớm có ý nghĩa quyết định trong điều trị.

Top