Hà Nội
23°C / 22-25°C

Phép dưỡng sinh trong mùa đông

Thứ ba, 10:29 11/12/2018 | Sống khỏe

GiadinhNet - Mùa đông thực vật tự thu mình, động vật chìm vào giấc ngủ đông. Cơ thể người cần dưỡng sinh đúng, bổ sung dinh dưỡng, thể lực… để tránh tổn thương, giúp cơ thể tương thích với tự nhiên.


Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Dưỡng sinh bảo vệ âm khí

Theo ThS.BS Hoàng Khánh Toàn (BV Trung ương Quân đội 108), phép Dưỡng sinh (bảo sinh, nhiếp sinh, đạo sinh...) – là di sản quý của y học cổ truyền phương Đông, nhằm giúp cơ thể thích nghi tốt với thời tiết, môi trường tự nhiên, giữ gìn sức khoẻ, kéo dài tuổi thọ thuận theo tự nhiên. Theo Đông y, con người tương ứng với trời đất, sinh mệnh của con người cũng giống như vạn vật trong thế giới tự nhiên, là kết quả của sự kết hợp giữa âm khí và dương khí.

Âm khí không thể thiếu trong cơ thể, là cơ sở vật chất trong sự sống, bổ sung khí huyết, dưỡng ẩm cơ thể, thúc đẩy sự sinh trưởng phát dục, sự sinh sôi nảy nở của vạn vật - khác với khí lạnh (hàn tà) có thể làm tổn thương dương khí mà sinh bệnh. Dưỡng âm dựa vào đặc tính âm khí hướng nội và tiềm tàng trong cơ thể để giúp âm khí tích tụ, tiềm phục bên trong. Có thể hiểu như sau:

Thuận âm: Là nuôi dưỡng duy trì âm khí trong Tâm và trong cơ thể, giúp tinh thần yên tĩnh thoải mái, vui vẻ, lạc quan.

Tránh lo âu buồn phiền. Tránh tiếp xúc quá nhiều với không khí lạnh khiến cho các lỗ chân lông mở rộng.

Mặc đủ ấm, quần áo mềm mại để âm khí có thể tích trữ trong cơ thể.

Nên ngủ sớm dậy muộn.

Uống thuốc để nuôi dưỡng bù đắp lượng dương khí thiếu hụt.

Hộ âm: Bảo vệ, tránh làm cho âm khí bị tổn thương, thiếu hụt quá nhiều. Ngay chuyện phòng the mùa đông cũng cần hạn chế để tránh tổn thương âm khí (do âm khí cơ thể lúc này ở trạng thái tiềm ẩn).

Mùa đông cơ thể vẫn tiềm ẩn dương khí (cả trong lẫn ngoài) nên dễ khiến âm khí bên trong bị tổn thương, vì vậy cần bảo vệ âm khí trong nội tạng khi ăn, ở, sinh hoạt:

Không nên mặc áo, đắp chăn quá dày;

Không nên ăn uống các đồ quá nóng để hạn chế tổn thương âm khí cơ thể.

Dưỡng thận mùa đông

Theo ThS. BS Hoàng Khánh Toàn, mùa đông giá lạnh, nhiều người – nhất là người già yếu – chân tay hay giá lạnh, sợ lạnh – do nhiệt năng không cung cấp đủ cho cơ thể. Đông y lấy thận làm gốc, thận điều tiết hoạt động bài tiết, duy trì hoạt động bình thường của cơ thể, có 2 chức năng chính: Một là, thận thúc đẩy sự sinh trưởng, phát dục, sinh sản (thận chủ tàng tinh); Hai là, thận điều tiết hoạt động trao đổi chất, sinh lý, thông qua thận âm và thận dương. Nếu chức năng thận yếu sẽ bị xây xẩm, đánh trống ngực, thở dốc, mỏi mệt, đái dầm... Quá trình bài tiết, trao đổi chất diễn ra yếu, cơ thể sẽ sản sinh nhiệt kém, năng lượng sản sinh ra ít, tinh thần ủ rũ, lưỡi nhạt... dẫn tới Thận hư.

Do đó BS Hoàng Xuân Đại (nguyên bác sĩ BV Quân đội 103) khuyên: Mùa đông cần dưỡng thận để bảo vệ sức khoẻ, phòng chống bệnh tật, tăng cường thể lực. Ngoài giữ ấm, tránh tiếp xúc với không khí lạnh, ngủ sớm dậy muộn, cần ăn uống nóng, bổ sung dinh dưỡng để tăng nhiệt lượng, nâng cao sức chịu rét. Cụ thể:

Ăn nhiều các món bổ thận (canh gà, thịt vịt, thịt bò…) để bổ sung dinh dưỡng, nhiệt lượng cho cơ thể. Người già yếu nên uống kèm các loại thuốc đông dược bổ thận (bổ cốt chỉ, nhục thung dung, nhục quế, tử hà xa, đỗ trọng, nhân sâm, sâm nhung phiến, hải mã bổ thận hoàn, tam thận hoàn…).

Các món bổ thận khác là:

Dùng vỏ đỗ xanh, hoặc đậu xanh nấu nước uống thay trà.

Mộc nhĩ đen và mộc nhĩ trắng mỗi loại 15g, ngâm nở mềm, nấu ăn cho chút đường vào khi ăn.

Món lục nguyệt tuyết hầm gà xương đen: Lục nguyệt tuyết 60g, gà xương đen 1 con, gia vị vừa đủ. Rửa sạch lục nguyệt tuyết, bọc kỹ bằng vải màn, cho vào nồi (hay bụng gà), đổ nước hầm chín. Gà nhừ bỏ gói thuốc ăn thịt gà, uống nước canh nóng.

Món cá diếc hồng trà: Hồng trà 15g, cá diếc 1 con. Sơ chế cá sạch, nhét hồng trà vào bụng cá, nêm gia vị, đổ nước hầm nhừ, ăn cá uống nước khi nóng.

Món cơm nếp câu kỷ tử: Câu kỷ tử 25g, gạo nếp 500g, can bối 5 cái, tôm to 10 con, thịt giăm bông 50g. Ngâm nước cẩu kỷ tử cho mềm, ngâm gạo nếp trong 3 giờ. Sau đó đổ gạo nếp và cẩu kỷ tử ra cho ráo nước, cho vào nồi cùng cả sợi can bối, tôm, giăm bông, rồi đổ nước, tra muối, đổ nước vào cho lửa to đun sôi thì thêm chút bột gừng, rượu, xì dầu (mỗi loại 1 thìa canh), om nhỏ lửa tới chín. Ngày ăn 1 – 2 lần thay cơm.

Tăng cường ăn các thực phẩm như vừng đen, mộc nhĩ, gạo cẩm, đậu đen, quả óc chó, hẹ, tôm... để tăng cường dinh dưỡng bảo vệ thận, tăng cường khí huyết và thận tinh.

Vận động để dưỡng thận

BS Hoàng Xuân Đại hướng dẫn cách dưỡng thận đơn giản, hiệu quả:

Luyện vài công pháp dưỡng thận: Xoa xát eo lưng (dùng 2 ngón tay đặt vào giữa lưng - tương ứng với vùng thắt lưng rồi xoa xát tới nóng lên). Vùng eo lưng có rất nhiều huyệt vị liên quan tới thận, xoa xát nóng lên giúp thông kinh lạc, hành khí hoạt huyết, ôn thận, khỏe lưng, điều khí huyết, giúp bảo vệ thận hiệu quả.

Đung đưa chân: Ngồi trên ghế/ giường. Buông thõng hai chân tự do, rồi xoay người sang trái rồi sang phải 3 – 5 lần. Tiếp theo giơ cả hai chân lên trên không về phía trước, rồi lại đưa về phía sau 10 lần – giúp ích thận, khỏe lưng và các hoạt động vùng thắt lưng, 2 đầu gối.

Các kinh lạc của thận đều nằm dưới gan bàn chân - nơi dễ bị lạnh nhất. Do đó cần đi tất ấm để giữ nhiệt cho bàn chân. Không nên để chân ướt, hay ngâm trong nước quá lâu.

Gan bàn chân còn có rất nhiều huyệt đạo, đặc biệt là huyệt Dũng tuyền, trước khi đi ngủ nên mát xa huyệt đạo này để tăng cường khí thận.

Ngoài ra uống nước dưỡng thận để chất độc không tích tụ ở thận. Cần nghỉ ngơi khoa học, duy trì thói quen ngủ sớm, dậy sớm để bảo vệ thận tinh (vì rất nhiều người có thói quen thức khuya khiến cơ thể mệt mỏi, lao lực, thận tinh bị ảnh hưởng…). Tránh táo bón, không được nhịn tiểu để bảo vệ thận (vì táo bón, nhịn tiểu làm chất độc tích tụ trong cơ thể lâu, gây hại cho thận). Tránh làm việc lao lực, điều tiết "chuyện ấy" vì có thể làm tổn thương nặng đến khí huyết và tinh lực, khiến khí thận bị ảnh hưởng. việc "yêu" cũng cần tiết chế điều độ. Thận trọng khi dùng thuốc (bởi thuốc Tây hay Đông y đều ảnh hưởng đến thận), và cần theo y lệnh của bác sĩ.

Dưỡng âm mùa đông lấy dưỡng Thận làm cơ sở, nếu làm trái với quy luật này, sẽ làm tổn thương Thận khí, làm can khí thiếu chất bồi bổ, dẫn đến các bệnh vào mùa xuân. Nguyên tắc dưỡng sinh căn cứ vào quy luật thay đổi âm dương trong tự nhiên và nhân thể.

Từ tiết Đông chí (21/12 hàng năm) là thời khắc chuyển giao âm khí và dương khí trong tự nhiên, cần dưỡng sinh bồi bổ để dinh dưỡng chuyển hoá thành năng lượng tích trữ, giúp cơ thể hoạt động tốt, có sức khoẻ tốt cho mùa xuân mới.

BS Hoàng Xuân Đại

Uyển Hương

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
5 cách ''làm mát cơ thể tự nhiên' trong những ngày nắng nóng mà không cần điều hòa, giúp bạn khỏe khoắn và ngủ ngon tới sáng

5 cách ''làm mát cơ thể tự nhiên' trong những ngày nắng nóng mà không cần điều hòa, giúp bạn khỏe khoắn và ngủ ngon tới sáng

Sống khỏe - 3 giờ trước

Các chuyên gia tiết lộ 5 cách làm mát cơ thể tự nhiên, để ngủ ngon suốt đêm mà không cần mở điều hòa.

Bật mí công dụng chữa ‘bách bệnh’ từ loại lá rụng đầy vườn, sử dụng theo cách này rất tốt cho người bệnh tiểu đường

Bật mí công dụng chữa ‘bách bệnh’ từ loại lá rụng đầy vườn, sử dụng theo cách này rất tốt cho người bệnh tiểu đường

Bệnh thường gặp - 11 giờ trước

GĐXH - Ổi được biết đến là một loại quả chứa nhiều vitamin C rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, tác dụng của lá ổi đối với sức khỏe không phải ai cũng nắm rõ. Bài viết dưới đây cung cấp các thông tin hữu ích liên quan đến loại lá này.

Thiếu vitamin và khoáng chất có thể gây ung thư

Thiếu vitamin và khoáng chất có thể gây ung thư

Bệnh thường gặp - 12 giờ trước

Dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong phòng ngừa và điều trị ung thư. Sự thiếu hụt một số vitamin, khoáng chất có liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư...

Mùa hè, uống trà xanh theo cách này còn tốt hơn thuốc bổ, đây có thể là 'bí quyết sống thọ' của người Nhật

Mùa hè, uống trà xanh theo cách này còn tốt hơn thuốc bổ, đây có thể là 'bí quyết sống thọ' của người Nhật

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

GĐXH - Trà xanh không chỉ ngon mà còn nhiều lợi ích cho sức khỏe, nó giúp chống oxy hóa cực mạnh, chống các gốc tự do và làm giảm quá trình lão hóa và tất nhiên là cả giảm cân nữa rồi.

Bí quyết để đạt được mục tiêu đi bộ 10.000 bước mỗi ngày

Bí quyết để đạt được mục tiêu đi bộ 10.000 bước mỗi ngày

Sống khỏe - 17 giờ trước

Đi bộ 10.000 bước mỗi ngày đã trở thành một khuyến nghị phổ biến được sử dụng để thúc đẩy hoạt động thể chất thường xuyên. Tuy nhiên, cần làm gì để thực hiện đủ mục tiêu 10.000 bước mỗi ngày?

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Y tế - 17 giờ trước

Bệnh nhân nữ 53 tuổi, thường trú tại Ba Đồn, Quảng Bình vào viện trong tình trạng yếu nặng 2 chân, nằm liệt giường, tiểu không tự chủ, loét bỏng 2 gan bàn chân.

Loại quả mùa hè thơm ngon bổ dưỡng, giúp ngừa bệnh tiểu đường và giảm mỡ máu, người Việt nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ

Loại quả mùa hè thơm ngon bổ dưỡng, giúp ngừa bệnh tiểu đường và giảm mỡ máu, người Việt nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Quả mướp không chỉ là món ăn ngon mà còn là một vị thuốc chữa được nhiều bệnh, trong đó mướp đặc biệt tốt trong việc ngừa bệnh tiểu đường, mỡ máu, tim mạch...

Các bệnh thường gặp sau tuổi 40

Các bệnh thường gặp sau tuổi 40

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Sau khi chạm tới tuổi 40, bạn sẽ có nguy cơ cao gặp các vấn đề về sức khỏe. Các chứng bệnh đó có thể bao gồm bàng quang tăng hoạt, sỏi thận, huyết áp cao và trầm cảm, lo âu. Hãy đọc tiếp để biết thêm về các chứng bệnh này và những vấn đề sức khỏe khác có thể xảy ra trong thời kỳ trung niên.

Bé trai Hà Nội nguy kịch vì đuối nước sau khi ngã vào hồ cá koi

Bé trai Hà Nội nguy kịch vì đuối nước sau khi ngã vào hồ cá koi

Sống khỏe - 1 ngày trước

Bé trai 2 tuổi chạy sang nhà hàng xóm chơi, ngã xuống hồ cá koi sâu 1,2m. Khoảng 8 phút sau trẻ mới được phát hiện và đưa lên bờ khi đã ngừng tim, ngừng thở.

Kỳ diệu của y học hiện đại: Ghép thận lợn và tim nhân tạo cho người

Kỳ diệu của y học hiện đại: Ghép thận lợn và tim nhân tạo cho người

Sống khỏe - 1 ngày trước

Lần đầu tiên, các bác sĩ đã cấy ghép một quả thận lợn đã được chỉnh sửa gien vào một bệnh nhân sau khi cho bệnh nhân này được trợ giúp bằng một máy bơm tim mới.

Top