Phiến đá Palermo: Nghi vấn vật báu đến từ một thế giới khác bởi những người du hành không gian
Hiện các nhà khoa học chưa thể tìm được toàn bộ các mảnh vỡ của phiến đá Palermo để ghép thành cổ vật hoàn chỉnh, nên việc giải mã bí ẩn gặp nhiều khó khăn.
Những bí ẩn chưa lời giải
Phiến đá Palermo là một trong 7 mảnh vỡ còn sót lại của tấm bia Biên niên sử hoàng gia thuộc thời kỳ Cổ Vương quốc trong lịch sử Ai Cập cổ đại. Giới chuyên gia coi phiến đá này là một trong những cổ vật quan trọng giúp giải mã bí ẩn về nền văn minh Ai Cập cổ đại.
Điều khiến cho phiến đá này trở nên đặc biệt là trong số các văn bản cổ tương tự khác, phiến đá Palermo liệt kê các vị vua tiền triều của Ai Cập cổ đại và các pharaoh đã cai trị Ai Cập trong năm triều đại đầu tiên. Phần gây tranh cãi nhất của phiến đá Palermo là các vị vua thời tiền triều đại, những vị vua này dường như không phải là con người, họ là những "vị thần" và "á thần" bí ẩn.
Tài liệu, bằng chữ viết tượng hình, kể về 120 vị vua trị vì trước khi người Ai Cập cổ đại chính thức tồn tại như một nền văn minh. Điều thú vị là tên của các "vị thần" và "á thần" bí ẩn cũng xuất hiện trong gia phả của hoàng gia Ai Cập.
Ngoài ra, phiến đá Palermo cũng tồn tại những điểm tương đồng với Danh sách Vua Turin (Turin King List) và Danh sách các vị vua Sumer (Sumerian King List), cả ba đều đề cập đến thời kỳ mà các vị thần sống trên Trái đất và họ đã cai trị hàng trăm, thậm chí hàng nghìn năm.
Danh sách các vị vua Sumeria là một trong những văn bản cổ xưa đáng chú ý nhất được phát hiện ra trên Trái đất, mô tả chính xác những người cai trị nền văn minh cổ đại Sumeria. Trong bản danh sách của vua Sumeria có đoạn: "…Sau khi vương quyền trao xuống từ thiên đường, ngự trị tại Eridug. Thần Alulim trở thành vua cai trị suốt 28.800 năm. Alaljar cai trị trong 36.000 năm. Hai vị vua này cai trị trong 64.800 năm".
Còn trong bản Danh sách Vua Turin, văn bản cổ đại mô tả những triều đại kéo dài của các vị thần linh, được viết trên giấy cói thời Turin bằng ngôn ngữ thầy tu (một dạng ký tự tượng hình cổ của các thầy tu Ai Cập). Các học giả cho rằng bản giấy cói nguyên gốc là một bản danh sách gồm hơn 300 cái tên kèm theo thời gian cụ thể các vị vua lên ngôi cai trị Ai Cập cổ đại. Đáng chú ý là phần danh sách các vị vua Sumeria được ghi chép chính xác trong 2 hàng cột cuối cùng.
Trong đó trình bày tóm tắt toàn bộ văn bản, nhắc đến danh sách các vị vua Sumeria, có đoạn: "…Vua Shemsu-Hor, trị vì 13.420 năm. Vua Shemsu-Hor trị vì 23.200 năm. Tổng cộng 2 vị vua cai trị 36.620 năm". Ngoài ra bản danh sách trên giấy cói Turin còn cho thấy rõ 9 triều đại đã cai trị Ai Cập trước thời các Pharaoh và trong đó có các vị vua đáng kính: Memphis, North, Shemsu Hor, Horus cai trị đến thời Mene – Pharaoh đầu tiên của Ai Cập cổ đại.
Văn bản cổ đại này mô tả một thời kỳ bí ẩn trên Trái đất, ở đó con người "có thể" sống thọ hàng ngàn năm và cai trị cả lãnh địa cổ đại rộng lớn.
Phiến đá Palermo được làm từ đá bazan đen và được cho là cao khoảng 2m khi nó được hoàn thành. Tuy nhiên những gì chúng ta tìm được ngày nay chỉ là những mảnh vỡ, tới thời điểm hiện tại chúng ta vẫn chưa thể tìm kiếm được những mảnh ghép hoàn chỉnh của phiến đá này.
Đá Palermo đã giúp các nhà nghiên cứu kết luận rằng người Ai Cập cổ đại đã phát triển công nghệ vượt trội để nấu chảy đồng, cuối cùng cho phép họ tạo ra những bức tượng đồng đáng kinh ngạc đã có trong triều đại thứ hai.
Phiến đá Palermo cũng ghi lại việc xây dựng tòa nhà bằng đá đầu tiên dưới thời trị vì của Neka, trước kim tự tháp bậc thang của Zoser.
Hiện các nhà khoa học chưa thể tìm được toàn bộ các mảnh vỡ của phiến đá Palermo để ghép thành cổ vật hoàn chỉnh. Vậy nên, việc giải mã bí ẩn gặp nhiều khó khăn.
Giả thuyết về thế giới khác
Một quan điểm cho rằng, phiến đá Palermo có thể đến từ một thế giới khác. Những người du hành không gian đã mang hiện vật này đến Ai Cập và để lại. Nếu điều này là sự thật thì du hành vượt không gian, thời gian hoàn toàn có thể xảy ra.
Tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa biết được việc du hành này được thực hiện như thế nào. Vì vậy, giới khoa học vẫn tích cực giải mã bí ẩn về phiến đá Palermo.
Báu vật sông Mê Kông: Cực kỳ quý hiếm trên thế giới, cảnh sát bảo vệ 24/7; có họ với 'sát thủ đại dương'
Chuyện đó đây - 19 giờ trướcTại dòng sông dài nhất Đông Nam Á (sông Mê Kông), có một loài sinh vật được mệnh danh là "báu vật sống".
Ngồi nhà bán 2000 chiếc áo phao với doanh thu gần 5 tỷ đồng, người đàn ông bị cảnh sát bắt giữ: Đường dây phạm tội hơn 46 tỷ đồng bị vạch trần
Chuyện đó đây - 1 ngày trướcSau khi vào cuộc điều tra, sự thật đằng sau những đơn hàng ‘‘khủng’’ của người đàn ông đã bị cảnh sát phanh phui.
Bức ảnh 4 người phụ nữ sau 50 năm khiến tất cả phải thốt lên: Có tiền cũng không mua được
Chuyện đó đây - 1 ngày trướcMới đây, bức ảnh một nhóm bạn tái hiện khoảnh khắc trong chuyến du lịch đầu tiên của họ 50 năm về trước đã thu hút sự chú ý của nhiều người.
Vì sao con người không bị đè bẹp bởi áp suất không khí dù bầu khí quyển nặng tới 5,1 tỷ tỷ kg?
Chuyện đó đây - 1 ngày trướcDù không khí nhẹ hơn cơ thể chúng ta, tổng khối lượng bầu khí quyển vẫn vô cùng lớn, lên tới 5,1 tỷ tỷ kg (11,24 tỷ tỷ pound).
Bí ẩn 'ma thuật' gây ảo giác trong chiếc cốc Ai Cập 2.000 tuổi
Chuyện đó đây - 2 ngày trướcChất gây ảo giác vẫn tồn tại sau 2.000 bị chôn vùi. Tuy nhiên, thứ "ma thuật" Ai Cập cổ đại này có thể mang mục đích tốt.
Trung Quốc: Quái vật biển chưa từng biết lộ diện ở mỏ đá hoang
Chuyện đó đây - 3 ngày trướcMột bộ xương đáng sợ lộ ra trên vách đá ở tỉnh Vân Nam - Trung Quốc được xác định là loài quái vật biển hoàn toàn mới, sống vào 245 triệu năm trước.
Đấu trường La Mã từng ngập nước, thả cá mập?
Chuyện đó đây - 4 ngày trướcCó phải Đấu trường La Mã từng được làm ngập nước và thả cá mập trong đời thực? Câu trả lời là vừa có vừa không.
105 triệu và câu nói cay đắng mà người bố nhận được sau 3 năm ròng rã tìm con gái mất tích
Chuyện đó đây - 4 ngày trướcCô gái đang có cuộc sống hạnh phúc viên mãn!
Bí mật mới đặc biệt trong bức tranh Mona Lisa được phát hiện
Chuyện đó đây - 4 ngày trướcCác nhà khoa học đã phát hiện ra một bí mật mới về cách Leonardo da Vinci vẽ kiệt tác bí ẩn của mình, Mona Lisa.
Ngôi làng trên mây 'kỳ thú' nhất thế giới: Mặt trời mọc 3 lần/ngày, ẩn chứa những cảnh đẹp ít người biết tới
Chuyện đó đây - 5 ngày trướcĐịa điểm đón bình minh đặc biệt có một không hai ở Vân Nam, Trung Quốc sẽ khiến nhiều du khách ngỡ ngàng trước vẻ đẹp siêu thực.
Cuộc đời bi thảm của đại gia bất động sản giàu khét tiếng, từng yêu hàng chục mỹ nhân đình đám
Chuyện đó đâyGĐXH - Đi lên từ 2 bàn tay trắng rồi sở hữu khối tài sản hàng trăm tỷ nhưng cuối đời đại gia bất động sản La Triệu Huy không còn huy hoàng, thậm chí phải đi lang thang và chết trong một khu nhà ổ chuột.