Hà Nội
23°C / 22-25°C

”Phiêu” cùng diễn viên chân đất

Thứ sáu, 09:36 09/11/2012 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Từ sáng sớm 7/11, Trung tâm Hội nghị tỉnh Yên Bái đã rộn ràng, náo nhiệt hơn mọi ngày bởi sự có mặt đông đảo của cổ động viên, tuyên truyền viên 26 tỉnh, thành về tham dự Liên hoan Tuyên truyền viên dân số cơ sở khu vực phía Bắc.

”Phiêu” cùng diễn viên chân đất 1
Liên hoan tuyên truyền viên dân số cơ sở khu vực phía Bắc kết thúc với giải Nhất thuộc về đội Phú Thọ. Ảnh: V Thu
 
Liên hoan tuyên truyền viên dân số cơ sở khu vực phía Bắc kết thúc với giải Nhất thuộc về đội Phú Thọ, giải Nhì thuộc về đội Hà Nội, Thanh Hóa, Quảng Ninh; Giải Ba thuộc về Lào Cai, Yên Bái, Nam Định, Thái Nguyên. 19 đội còn lại nhận giải Khuyến khích.

Ban tổ chức cũng trao các giải phụ sau: - Giải tuyên truyền viên nhiều tuổi nhất: ông Vũ Đình Tá (Hưng Yên, 57 tuổi), giải tuyên truyền viên ít tuổi nhất: Lê Thị Thái (Lạng Sơn, 19 tuổi); - Giải Nam tuyên truyền viên xuất sắc nhất thuộc về ông Trần Văn Thịnh (Bắc Giang), Hà Tuấn Thịnh (Lạng Sơn); Nữ tuyên truyền viên xuất sắc nhất thuộc về: Trần Thị Hiếu (Thái Nguyên), Mai Thị Bích Phượng (Ninh Bình), Giàng Thị Mỷ (Hà Giang); Giải tập thể tuyên truyền tiếp thị xã hội phương tiện tránh thai Night Happy xuất sắc thuộc về đội Hải Phòng.
Cơ hội tăng cường thêm năng lực

Trong không khí vui tươi, sôi nổi, TS Dương Quốc Trọng, Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ (Bộ Y tế) chia sẻ: Trong thời gian tới, công tác dân số không chỉ dừng lại ở các chỉ tiêu giảm sinh mà sẽ triển khai đều khắp trên tất cả các lĩnh vực về quy mô, cơ cấu, chất lượng dân số. Vấn đề chất lượng nguồn nhân lực đang ngày càng thu hút sự chú ý của toàn xã hội, vì vậy trách nhiệm của những người làm công tác dân số trong thời gian tới hết sức nặng nề, đặc biệt là đội ngũ cán bộ chuyên trách, cộng tác viên dân số cơ sở.

“Ba cuộc Liên hoan tại 3 khu vực sẽ lựa chọn ra những tiết mục xuất sắc nhất đưa về Hội thi Liên hoan tuyên truyền viên dân số cơ sở toàn quốc, dự kiến được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 10-11/12. Liên hoan là cơ hội tốt để mỗi cán bộ, CTV tăng cường thêm năng lực, hiểu biết cũng như nhiệm vụ của mình trong thời gian tới. Đây cũng là dịp để chúng ta được học hỏi, giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm với các địa phương khác...”, TS Dương Quốc Trọng nói.

Bà Ngô Thị Trinh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái, Trưởng Ban chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ tỉnh phấn khởi: “Liên hoan lần này là diễn đàn thiết thực để chúng ta gặp gỡ, giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm từ thực tiễn hoạt động truyền thông, để tôn vinh, nâng cao kiến thức, kỹ năng truyền thông, vận động, chuyển đổi hành vi về DS-KHHGĐ cho đội ngũ cán bộ dân số cơ sở, tạo phong trào thi đua góp phần thắng lợi các mục tiêu DS-KHHGĐ”.
 
Tiết trời Tây Bắc se lạnh nhưng vẫn không “thấm tháp” vào đâu với không khí sôi nổi trong hội trường. Vài phút ngắn ngủi, 26 đội thi đã nhanh chóng giới thiệu cho ban giám khảo, khán giả về địa phương mình. 26 màn chào hỏi đã giới thiệu cho khán giả về danh lam thắng cảnh, công tác dân số trong đó có mảng truyền thông vận động của địa phương. Không ít đội đã khéo léo phác thảo nên chân dung của người cán bộ chuyên trách (CBCT), CTV dân số kiên trì, tận tâm.
 
“Chuyện này không phải của riêng ai”

Mỗi tiểu phẩm là một câu chuyện, có thể là chuyện nhà anh Phởn (đội Nam Định), nhà ông Pảo (đội Bắc Kạn), hay chuyện nhà A Lử (đội Cao Bằng)... nhưng vấn đề mỗi tiểu phẩm đặt ra lại là “chuyện không phải của một nhà” (tên tiểu phẩm dự thi của đội Hòa Bình), mà đã “thức tỉnh” (tiểu phẩm của đội Hà Nội) cả gia đình, dòng họ, bản làng và xã hội về vấn đề dân số.

Hai mươi sáu tiểu phẩm dự thi đã tập trung vào các vấn đề “nóng” trong công tác dân số tỉnh nhà và cả nước hiện nay như mất cân bằng giới tính khi sinh (đội Thái Bình, Bắc Giang, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nam, Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Thanh Hóa...); tảo hôn và hôn nhân cận huyết (đội Bắc Kạn, Cao Bằng, Điện Biên, Hà Giang, Lai Châu, Lạng Sơn, Lào Cai, Sơn La, Tuyên Quang...); chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên (Phú Thọ, Ninh Bình...). Các mô hình, câu lạc bộ về sàng lọc trước sinh, sơ sinh; tư vấn tiền hôn nhân cũng được các đội khéo léo lồng ghép vào trong nội dung tiểu phẩm. Dù cùng một nội dung phản ánh, nhưng mỗi đội lại lựa chọn một hình thức biểu đạt khác nhau. Cùng về mất cân bằng giới tính khi sinh, đội Bắc Giang lựa chọn hình thức cơ Đốp – anh lý trưởng, đội Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên tái hiện qua một buổi chầu triều Táo quân. Cùng về tảo hôn, hôn nhân cận huyết, đội Hà Giang mở đầu bằng thảm cảnh gia đình Mỷ – cặp vợ chồng kết hôn cận huyết - với người con đầu sinh ra không nuôi được, đứa con thứ đã 2 tuổi không biết nói cười, con út sinh ra không lành lặn. Còn đội Lai Châu lại mở màn bằng một phiên chợ cuối tuần để cho con mình kết duyên cùng anh họ.
 
Diễn viên khóc, khán giả cũng khóc

“Dung dị nhưng sâu sắc, rất đậm đà!” – NSƯT Đức Trung, Trưởng ban giám khảo xúc động nói. Dù chỉ 12 phút ngắn ngủi nhưng nhiều kịch bản không thiếu phần thắt nút – mở nút, tâm lý nhân vật được đẩy cao khiến không ít khán giả “nổi da gà”, nhiều tình huống xử lý của các đội đặt ra như một “bài tập nhỏ” để khán giả trao đổi cách xử lý. Cảnh chị Nguyễn Thị Huê - CTV tổ 4, phường Hà Khẩu (TP Hạ Long, Quảng Ninh) xúc động nghẹn ngào khi đối mặt với người con thứ 3 rứt ruột đẻ ra nhưng lại sống với danh nghĩa con nuôi của gia đình vì ông bố sợ bị ảnh hưởng đến chức vụ đã khiến nhiều khán giả rưng rưng nước mắt. Diễn viên khóc, khán giả khóc, khán phòng như lặng đi, vài tiếng xuýt xoa “phiêu quá, nhập vai giỏi thật”. Tiểu phẩm kết thúc, phải một lúc, khán phòng mới vỡ òa trong tiếng vỗ tay rào rào cổ vũ... 

Phần lớn kịch bản của các đội là do “tự biên tự diễn”, nhiều vở do chính cán bộ chuyên trách dân số xã biên soạn. Hai mươi sáu tiểu phẩm đã phác thảo nên hình ảnh những CBCT, CTV dân số cơ sở thân thiết, gắn bó, hiểu rõ hoàn cảnh từng gia đình, từng đối tượng...

Cộng tác viên Giàng Thị Mỷ từ xã Tả Lủng, huyện Đồng Văn – Hà Giang tâm sự: Những tình huống trên sân khấu chính là những tình huống chúng em vẫn gặp khi đi tuyên truyền, vận động bà con. Cán bộ dân số miền núi khi đi vận động vất vả lắm. Đường sá xa xôi, có những lần đi đến nhà đối tượng từ mờ sáng đến mặt trời đứng bóng mới tới nơi. Quan niệm của người dân tộc Mông chúng em không muốn cho người lạ vào nhà, không cho người khác trừ chồng nhìn hay khám “chỗ ấy”,  tiểu phẩm chính là cách lựa chọn giải quyết tình huống. “Trong tiểu phẩm có chi tiết CBCT, CTV bị ăn mắng, bị đuổi ra khỏi nhà đối tượng là đúng thật đấy nhà báo ạ!” – chị Mua Thị Thủy (CTV xã Quyết Tiến, huyện Quản Bạ, Hà Giang) nói thêm.
 
Võ Thu
thuctap
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

thời kỳ tiền mãn kinh của phụ nữ (quá trình chuyển sang mãn kinh) thường bắt đầu ở độ tuổi 40. Giai đoạn này có thể bắt đầu ở bất kỳ thời điểm nào từ cuối độ tuổi 30 đến 50 và kéo dài trung bình 4 năm, thậm chí kéo dài đến 8 năm.

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Nghe có vẻ rất hiếm gặp nhưng trên thực tế có một số người bị dị ứng khi sử dụng bao cao su. Vậy thực chất hiện tượng này là gì và cách xử lý như thế nào?

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Theo Chi cục Dân số tỉnh Thừa Thiên Huế, tuyên truyền, giáo dục thay đổi hành vi, góp phần nâng cao ý thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc thực hiện tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh…giúp phát hiện và điều trị sớm bệnh tan máu bẩm sinh.

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến nhất gây tử vong ở phụ nữ.

Một số bài thuốc quý trị chứng hay cáu giận

Một số bài thuốc quý trị chứng hay cáu giận

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

SKĐS - Cáu giận là cảm xúc mà hầu như ai cũng có nhưng có một số người đặc biệt hay cáu giận hơn so với người khác. Thực ra, hay cáu giận cũng là biểu hiện bệnh lý và có thể điều trị được.

Bí quyết giúp phụ nữ tuổi 50 giảm cân và các triệu chứng mãn kinh

Bí quyết giúp phụ nữ tuổi 50 giảm cân và các triệu chứng mãn kinh

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Mãn kinh là một giai đoạn tự nhiên trong cuộc đời, thường ảnh hưởng đến phụ nữ trong độ tuổi từ 45 – 55, có thể gây tăng cân và các triệu chứng khó chịu khác.

Người bị loãng xương có nên tập thể dục?

Người bị loãng xương có nên tập thể dục?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Loãng xương được đặc trưng bởi sự mất canxi trong xương, khiến xương dễ bị gãy. Tập thể dục thường xuyên làm giảm tỷ lệ mất xương và bảo tồn mô xương, giảm nguy cơ gãy xương và té ngã…

Một số phương pháp tập luyện hỗ trợ điều trị rối loạn xuất tinh

Một số phương pháp tập luyện hỗ trợ điều trị rối loạn xuất tinh

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Chứng rối loạn xuất tinh xuất hiện ngày càng nhiều ở nam giới với các nguyên nhân khác nhau. Một số phương pháp tập luyện có thể hỗ trợ điều trị chứng bệnh này hiệu quả.

Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Tôi được một phen sáng con mắt khi biết âm mưu của bố chồng mình.

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Rong kinh là tình trạng chảy máu kinh nhiều hơn bình thường về lượng hoặc thời gian. Để chẩn đoán chính xác do nguyên nhân nào cần đi khám để được điều trị phù hợp.

Top