Hà Nội
23°C / 22-25°C

Phổ biến kiến thức chăm sóc SKSS vị thành niên, thanh niên: Đừng giáo điều, khó hiểu

Thứ sáu, 05:00 10/01/2014 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Nhiều em gái mang thai ngoài ý muốn do quan hệ tình dục (QHTD) sớm, tình dục không an toàn. Khi có thai, các em thường không có cách xử lý phù hợp, thường đến bệnh viện khi tuổi thai đã quá lớn… Thực tế trên đang đặt ra nhiều thách thức đối với công tác giáo dục sức khỏe sinh sản trong trường học, khi vị thành niên, thanh niên có quan niệm cởi mở hơn về QHTD trước hôn nhân.

Phổ biến kiến thức chăm sóc SKSS vị thành niên, thanh niên: Đừng giáo điều, khó hiểu 1

Một buổi truyền thông kiến thức chăm sóc SKSS cho học sinh tại Thủ đô Hà Nội. Ảnh: P.V

 
Gia tăng QHTD trước hôn nhân

Điều tra quốc gia vị thành niên, thanh niên (VTN,TN) Việt Nam lần thứ 2 (viết tắt là SAVY 2- PV) cho thấy tuổi dậy thì ở trẻ VTN đến sớm hơn so với trước đây. Đa số các em nam có tuổi mộng tinh/xuất tinh lần đầu dưới tuổi 15, các em nữ có kinh lần đầu dưới tuổi 14.

Tuổi dậy thì sớm cùng với những tác động của thông tin ngày càng nhanh, nhiều em trai và em gái đã có những cảm xúc giới tính mạnh mẽ. Chuyện các em gái tuổi VTN tò mò ăn “trái cấm” rồi lỡ mang thai không phải hiếm xảy ra và cũng không phải bây giờ mới có. Nó xảy ra ở cả nông thôn và thành thị, ở cả những em vốn chăm ngoan học giỏi.

Theo SAVY 2 thì trung bình có 9,5% thanh niên đã từng có QHTD trước hôn nhân, trong đó nam là 13,6%, nữ là 5,2%. Thanh niên ở đô thị có tỷ lệ QHTD trước hôn nhân cao hơn vùng nông thôn và tuổi trung bình QHTD lần đầu đối với nam là 18,2 và đối với nữ là 18 tuổi.
 
Tuy nhiên, trong một hội thảo toàn quốc nghiên cứu tình dục và SKSS gần đây, BS Nguyễn Duy Tài - Trưởng bộ môn phụ sản (ĐH Y dược TP HCM) cho biết: Tỷ lệ VTN có thai ngoài ý muốn có xu hướng gia tăng, năm 2008 là 2,15%, năm 2009 lên 2,45% (khảo sát được thực hiện tại 3 cơ sở y tế công ở TP HCM là Bệnh viện Hùng Vương, Bệnh viện Từ Dũ và Trung tâm Chăm sóc SKSS).
 
Theo BS Tài, khảo sát trong nhóm VTN có thai ngoài ý muốn, tuổi bắt đầu có quan hệ tình dục trung bình là 14 (sớm hơn nhiều so với con số trong SAVY 2 năm 2010 là 18,1 tuổi, còn trước đó 5 năm ở SAVY 1 là hơn 19 tuổi). Thậm chí, có những bé gái có QHTD lần đầu (tự nguyện) khi mới 10 tuổi.
 
Theo một số thống kê tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 70.000 ca phá thai ở lứa tuổi VTN chưa có gia đình. Chỉ riêng tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, hàng năm có trên 5.000 ca phá thai, trong đó có 30% thai phụ dưới 24 tuổi. Tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, tỷ lệ này khoảng 18% nhưng tuổi đời của thai phụ trẻ hơn (trung bình 20 tuổi).
 
 Khi có thai, các em thường không biết cách xử lý phù hợp, thường đến bệnh viện khi tuổi thai đã quá lớn. Chính vì vậy, khi thai to tiến hành phá thai rất có thể gây biến chứng nguy hiểm.

Vạch đường cho “hươu” chạy đúng

Theo BS Vũ Minh Phượng, chuyên gia tư vấn SKSS VTN, thực tế cho thấy, tỷ lệ các em gái mang thai ngoài ý muốn từ QHTD không an toàn ngày càng tăng cao. Dù bản thân không muốn nhưng các em vẫn có thai “ngoài ý muốn”. Điều đó cho thấy các em thiếu kiến thức về SKSS và kiến thức về tình dục an toàn.

Theo BS Phượng, trong chương trình Sinh học lớp 8, sách giáo khoa cũng có đưa khá nhiều nội dung về SKSS VTN, tuy nhiên những nội dung này đưa khá sâu về kiến thức chuyên môn, giống như một giáo trình chuyên ngành y về sản khoa và SKSS. Trong khi các kiến thức về SKSS có thể giúp các em ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày lại quá ít.
 
Có tới 44% thanh, thiếu niên được hỏi chấp nhận với QHTD trước hôn nhân, trong đó nhóm tuổi 14 - 17 là 36%, nhóm tuổi 18 - 21 là 51% và nhóm 22 - 25 là 54%. Quan niệm này có sự khác nhau giữa các nhóm dân tộc và các vùng, miền.
Có tới 22,2% thanh thiếu niên đã lập gia đình có QHTD trước hôn nhân, 21,5% nam thanh niên chưa lập gia đình có QHTD với gái mại dâm. 
(Theo SAVY 2)
 
Bà Nguyễn Thị Hiền, Vụ trưởng Vụ Truyền thông – Giáo dục (Tổng cục DS-KHHGĐ) cho biết: Mặc dù đã được quan tâm và đầu tư nhưng việc tuyên truyền, giáo dục về giới tính, tình dục và cung cấp kiến thức về chăm sóc SKSS cho VTN,TN còn nhiều hạn chế và thiếu đồng bộ giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Nhiều cha, mẹ lúng túng chưa biết bắt đầu từ đâu khi tâm sự về giới tính, tình dục với các con và bản thân họ cũng còn thiếu kiến thức về lĩnh vực này.
 
Việc giáo dục về dân số, SKSS/KHHGĐ đã được đưa vào chương trình giáo dục trong nhà trường qua các bài giảng riêng hoặc lồng ghép ở một số môn học. Tuy nhiên, thời lượng dành cho các bài học này còn rất khiêm tốn. Hầu hết giáo viên dạy các tiết học này là kiêm nhiệm nên kiến thức và kinh nghiệm thực tế còn hạn hẹp, do đó kết quả chưa cao. Trong khi đó, có nhiều kênh cung cấp, phổ biến kiến thức về giới tính, tình dục ở lứa tuổi VTN, TN qua mạng Internet, mạng xã hội với những thông tin không chính thống, gây tò mò, ngộ nhận và sai lầm đối với VTN, TN trong vấn đề này.
 
Ông Nguyễn Văn Tân – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ cho rằng, để ngăn chặn tình trạng này, cần cung cấp kiến thức về SKSS và kỹ năng phòng tránh cho VTN. “Chúng tôi không cho rằng đây là "vạch đường cho hươu chạy" bởi không "vạch đường" thì "hươu vẫn chạy".
 
Vấn đề là chúng ta phải vạch ra con đường đúng cho "hươu chạy" cho đúng, cụ thể đó là cần trang bị những kiến thức về SKSS trong chương trình giáo dục cho học sinh, kỹ năng sống trong chương trình đào tạo sinh viên, cung cấp rộng rãi các thông tin và kiến thức về SKSS cho các nhóm TN, VTN khác trên các kênh thích hợp (Internet, trung tâm tư vấn, câu lạc bộ...), đồng thời tạo điều kiện để các bạn thanh niên dễ dàng tiếp cận được các phương tiện và biện pháp tránh thai thích hợp khi cần”.

Theo bà Nguyễn Thị Hiền, những chương trình ngoại khóa về dân số, SKSS VTN trong giai đoạn 2008 – 2013 đã có những kết quả nhất định, tuy nhiên để việc giáo dục SKSS cho VTN đạt hiệu quả lớn, bắt đầu từ năm 2014 cần phải xây dựng mô hình giáo dục ngoại khóa về giáo dục dân số và SKSS VTN trong trường phổ thông trung học phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và từng vùng, miền. Điều đó đòi hỏi tiếp tục sự phối hợp chặt chẽ giữa ngành Dân số với ngành Giáo dục và vai trò của Đoàn Thanh niên từ Trung ương tới các địa phương. Sự hưởng ứng và tham gia tích cực của các bậc phụ huynh và của các em VTN, TN.

Hà Anh
hoangthanhthuctap
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nhận biết 5 dấu hiệu bệnh lậu ở nam giới

Nhận biết 5 dấu hiệu bệnh lậu ở nam giới

Dân số và phát triển - 19 giờ trước

Bệnh lậu là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến, chủ yếu ảnh hưởng đến đường sinh dục nhưng cũng có thể lây nhiễm vào cổ họng, trực tràng và mắt.

Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn táo thường xuyên?

Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn táo thường xuyên?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Ăn táo bằng nhiều cách, có thể nấu chín, dùng làm nước ép hay ăn trực tiếp... đều có thể cải thiện sức khỏe tổng thể và giúp ngăn ngừa một số tình trạng bệnh mạn tính, bao gồm bệnh tim, đái tháo đường.

Đau vú sau khi kỳ kinh nguyệt có nguy hiểm không?

Đau vú sau khi kỳ kinh nguyệt có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Nhiều phụ nữ thấy vú đau trong những ngày trước kỳ kinh nguyệt và cơn đau thường biến mất ngay sau khi kỳ kinh bắt đầu. Tuy nhiên, một số phụ nữ thấy cơn đau vẫn tiếp diễn ngay cả sau khi kỳ kinh đã kết thúc.

7 điều cần biết về bệnh lây truyền qua đường tình dục

7 điều cần biết về bệnh lây truyền qua đường tình dục

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục còn được gọi là nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI). STI có thể lây truyền trong bất kỳ hình thức sinh hoạt tình dục nào.

Các thuốc trị rụng tóc thời kỳ mãn kinh

Các thuốc trị rụng tóc thời kỳ mãn kinh

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Rụng tóc là một trong những triệu chứng thường thấy ở phụ nữ thời kỳ mãn kinh. Việc điều trị sớm, đúng cách có thể giúp làm chậm quá trình rụng tóc, cải thiện sức khỏe tổng thể của tóc, đồng thời giúp chị em thêm tự tin trong cuộc sống.

Thuốc điều trị hội chứng tiền kinh nguyệt

Thuốc điều trị hội chứng tiền kinh nguyệt

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Hội chứng tiền kinh nguyệt có thể gây khó chịu về mặt thể chất, tinh thần... ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều trường hợp bị Hội chứng tiền kinh nguyệt nặng, kéo dài cần phải dùng thuốc để điều trị.

Trẻ sơ sinh được bú mẹ có sức khoẻ tim mạch tốt hơn

Trẻ sơ sinh được bú mẹ có sức khoẻ tim mạch tốt hơn

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Trẻ bú mẹ ít nhất sáu tháng có thể thúc đẩy vi khuẩn đường ruột có lợi, giúp cải thiện sức khỏe tim mạch ở trẻ khi trưởng thành.

7 cách đơn giản giúp đánh tan mỡ bụng ở phụ nữ tiền mãn kinh

7 cách đơn giản giúp đánh tan mỡ bụng ở phụ nữ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Một trong những nỗi phiền muộn của phụ nữ tuổi 40 khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh là dễ tăng cân và nhiều mỡ bụng. Giảm cân, giảm béo bụng dù khó khăn nhưng vẫn có cách nếu chị em kiên trì.

Con gái chủ động tránh thai - một cách yêu thương bản thân

Con gái chủ động tránh thai - một cách yêu thương bản thân

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Việc chủ động tránh thai cũng được xem là một cách yêu thương bản thân, giúp bạn gái bảo vệ sức khỏe và cả tương lai của mình.

Bệnh giang mai bẩm sinh nguy hiểm thế nào?

Bệnh giang mai bẩm sinh nguy hiểm thế nào?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Giang mai bẩm sinh là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng xảy ra khi một người mẹ mắc bệnh giang mai truyền bệnh cho con trong quá trình mang thai hoặc khi sinh.

Top