Hà Nội
23°C / 22-25°C

Phó giáo sư Mỹ chỉ rõ 6 dấu hiệu không gây đau nhưng cảnh báo sớm bệnh ung thư dạ dày

Thứ năm, 10:21 28/12/2017 | Sống khỏe

Ung thư dạ dày là một trong những loại ung thư gây ra những cơn đau kinh khủng nhất. Nhưng với một số bệnh nhân, cơn đau lại không phải là dấu hiệu cảnh báo bệnh sớm.

Thực tế, hầu hết những người bị chẩn đoán mắc ung thư dạ dày giai đoạn sớm thường không có bất kỳ triệu chứng báo hiệu nào cả, phó giáo sư Umut Sarepl, bác sĩ phẫu thuật chuyên khoa ung thư thuộc Hệ thống Y tế Mount Sinai ở New York, Mỹ cho biết.

"Trong cuộc đời, mỗi con người đều nhiều lần trải qua các cơn đau dạ dày và điều này khiến họ sợ mình bị ung thư dạ dày. Nhưng đó lại là không phải loại ung thư phổ biến nhất và trong hầu hết các trường hợp đau dạ dày không có nghĩa là sẽ bị ung thư dạ dày".

Vậy tỷ lệ người mắc ung thư dạ dày cao ở mức nào? Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, cứ 111 người trưởng thành thì có 1 người bị ung thư dạ dày tại một thời điểm trong cuộc đời và nam giới là đối tượng dễ mắc bệnh hơn.

Phó giáo sư Sarepl cũng nói thêm rằng tuổi càng cao, nguy cơ mắc bệnh càng cao. Ung thư dạ dày không phải là bệnh di truyền.

"Đa số các trường hợp ung thư dạ dày là cá thể, không liên quan với đột biến gen, trừ khi nhiều người trong gia đình bị bệnh và điều này thường liên quan với lối sống, thói quen dinh dưỡng".

Dưới đây là những dấu hiệu cảnh báo ung thư dạ dày mà không gây đau.

1. Máu trong phân hoặc dịch nôn

Phó giáo sư Sarepl khẳng định mặc dù đây được xem là dấu hiệu chắc chắn của bệnh ung thư dạ dày nhưng bệnh viêm đại tràng và bệnh Crohn cũng có triệu chứng như thế này. Vì thế, bạn cần phải đi khám bác sĩ khi thấy triệu chứng này.

Nếu liên quan đến ung thư dạ dày, máu trong phân sẽ có màu nâu sẫm hoặc nâu hạt dẻ hay như hắc ín. Bà giải thích rằng màu sắc đó là do enzyme tiêu hóa gây ra.

Nếu trong chất nôn có máu, nó sẽ có màu đỏ tươi và có thể giống như "bột cà phê" do đã bị tiêu hóa một phần.

2. Không có cảm giác thèm ăn ngay cả khi đói

Bắt đầu bữa cơm, bạn sẽ cảm thấy đói. Nhưng vừa ăn được vài miếng, cảm giác thèm ăn biến mất và món ăn không còn hấp dẫn nữa.

Phó giáo sư Sarpel gọi đây là "cảm giác no sớm" và cho biết đây là một triệu chứng cảnh báo bệnh ung thư dạ dày.

"Đặc biệt, nếu cảm giác no rất nhanh, khác với những gì bạn đã từng trải nghiệm trước đó thì không nên bỏ qua dấu hiệu này", bà Sarpel khuyên.

3. Đau bụng

Trong một vài trường hợp, đau bụng là dấu hiệu của ung thư dạ dày. Nhưng hầu hết cơn đau thường do các bệnh về ruột hoặc vùng bụng gây ra, chứ không phải do ung thư, phó giáo sư Sarpel nhận định.

Dấu hiệu của cơn đau do ung thư dạ dày thường kéo dài và "rất kinh khủng".

"Đó không phải là cơn đau chỉ kéo dài trong một ngày mà nó sẽ đột nhiên biến mất rồi đau lại sau khoảng 2 tuần. Ngoài ra, cơn đau phổ biến của ung thư dạ dày là cơn đau ở vùng bụng giữa", bác sĩ Sarpel nhấn mạnh.

4. Giảm cân không có nguyên nhân

Nhiều bệnh lý như đái tháo đường tuýp 1, bệnh suy tuyến thượng thận và bệnh Crohn cũng có thể gây giảm cân không lý do. Theo phó giáo sư Sarpel, dấu hiệu này cũng nằm trong danh sách các triệu chứng của ung thư dạ dày.

"Nếu bạn giảm cân trong khi không hề ăn kiêng thì không nên bỏ qua".

Bạn nên hiểu rằng quá trình giảm cân có thể diễn ra từ từ. Mặc dù không thấy sự giảm cân đột ngột nhưng bạn sẽ có thể thấy mình đã giảm gần 5 kilo thể trong trong 6 tháng qua.

5. Ợ nóng liên tục

Theo thông tin từ trung tâm ung thư MD Anderson thuộc Trường Đại học Texas (Mỹ), chứng ợ nóng, khó tiêu và các triệu chứng rối loạn tiêu hóa cũng có thể là những dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh ung thư dạ dày.

Phó giáo sư Sarpel cũng bổ sung rằng những triệu chứng này chưa chắc chắn, có thể cảnh báo một bệnh lý khác, chứ không phải ung thư. Nhưng cho rằng đây là gợi ý tốt để bạn đi khám bác sĩ.

6. Đầy bụng, tiêu chảy và táo bón

Hoàn toàn dễ hiểu khi căn bệnh ung thư phát triển có thể khiến bạn có cảm giác đầy bụng hay có thể khiến nhu động ruột bị rối loạn.

Trong khi từng triệu chứng một không bao giờ là dấu hiệu ung thư dạ dày thì việc chúng cùng xuất hiện trong 1 giai đoạn nào đó chính là gợi ý để bạn đến bác sĩ kiểm tra và tìm ra lời giải thích thỏa đáng cho các triệu chứng này.

Theo Afamily/Trí thức trẻ

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ít ăn trái cây và rau củ có sao không?

Ít ăn trái cây và rau củ có sao không?

Sống khỏe - 21 giây trước

Rau củ và trái cây đóng vai trò vô cùng quan trọng trong chế độ ăn hàng ngày của con người, không chỉ cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe đáng kể.

Người đàn ông 60 tuổi ở Phú Thọ thoát di chứng đột quỵ sau 3 tháng kiêng trì làm việc này

Người đàn ông 60 tuổi ở Phú Thọ thoát di chứng đột quỵ sau 3 tháng kiêng trì làm việc này

Bệnh thường gặp - 56 phút trước

GĐXH - Sau 3 tháng kiên trì tập luyện phục hồi chức năng theo đúng phác đồ điều trị, người đàn ông bị đột quỵ đã hồi phục toàn thân, đã bắt đầu tập đi và độc lập trong sinh hoạt hàng ngày.

Việt Nam ứng dụng thành công kỹ thuật mới US – HIFU  ‘không dùng dao, không nhìn thấy máu’ điều trị khối u

Việt Nam ứng dụng thành công kỹ thuật mới US – HIFU ‘không dùng dao, không nhìn thấy máu’ điều trị khối u

Y tế - 11 giờ trước

GĐXH – Việc ứng dụng thành công kỹ thuật mới US – HIFU ‘không dùng dao, không nhìn thấy máu’ tại Việt Nam đem tới bước ngoặt mới trong việc điều trị hiệu quả các khối u và nhiều bệnh lý như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, tuyến cơ tử cung, u vú lành tính…

Hướng dẫn cách phân biệt bệnh sởi và sốt phát ban ở trẻ

Hướng dẫn cách phân biệt bệnh sởi và sốt phát ban ở trẻ

Sống khỏe - 12 giờ trước

GĐXH - Theo các chuyên gia, sốt phát ban và sởi đều là những bệnh do virus gây ra. Sốt phát ban thường lành tính và tự khỏi, sởi lại có thể dẫn đến những biến chứng như viêm phổi hay viêm não nếu không xử lý kịp thời. Chẩn nhầm bệnh có thể dẫn đến điều trị sai vì vậy, nhận diện đúng dấu hiệu từng bệnh giúp chẩn đoán đúng, từ đó có phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả.

Sau vụ 7 trẻ bị xâm hại ở Đà Lạt: Bộ Y tế đề nghị thanh tra toàn bộ các cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em

Sau vụ 7 trẻ bị xâm hại ở Đà Lạt: Bộ Y tế đề nghị thanh tra toàn bộ các cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em

Y tế - 12 giờ trước

GĐXH - Bộ Y tế đề nghị các địa phương cần tăng cường công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân, các cấp, các ngành trong việc phát hiện, báo cáo và xử lý các vụ việc vi phạm quyền trẻ em, phòng chống xâm hại trẻ em.

Người đàn ông có chỉ số men gan cao gấp 38 lần thừa nhận một sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Người đàn ông có chỉ số men gan cao gấp 38 lần thừa nhận một sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Sống khỏe - 13 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân nhập viện vì men gan cao cho biết, vì lo lắng uống nhiều loại thuốc để trị cảm cúm sẽ gây hại cho gan nên đã tự ý ngưng thuốc điều trị viêm gan B.

Kỳ tích y học Việt Nam: Lần đầu thực hiện thành công ghép tim nhân tạo bán phần

Kỳ tích y học Việt Nam: Lần đầu thực hiện thành công ghép tim nhân tạo bán phần

Y tế - 15 giờ trước

GĐXH - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vừa thực hiện thành công ca ghép tim nhân tạo bán phần thế hệ thứ 3 lần đầu tiên tại Việt Nam.

4 dấu hiệu cho thấy bạn có mỡ nội tạng và 4 thực phẩm là khắc tinh của mỡ

4 dấu hiệu cho thấy bạn có mỡ nội tạng và 4 thực phẩm là khắc tinh của mỡ

Sống khỏe - 15 giờ trước

GĐXH - Những người có mỡ ở bụng thường có lượng mỡ nội tạng quá nhiều, có thể dẫn đến hàng loạt các bệnh như huyết áp cao, đột quỵ và tiểu đường.

Nên uống mấy viên Omega 3 mỗi ngày để mang lợi ích cho sức khỏe?

Nên uống mấy viên Omega 3 mỗi ngày để mang lợi ích cho sức khỏe?

Sống khỏe - 18 giờ trước

GĐXH - Omega 3 là một loại axit béo thiết yếu mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên nên uống mấy viên mỗi ngày để không gặp tác phụ ngoài ý muốn?

8 lợi ích sức khỏe của cà tím có thể bạn chưa biết

8 lợi ích sức khỏe của cà tím có thể bạn chưa biết

Sống khỏe - 18 giờ trước

Ăn cà tím hàng ngày có lợi cho sức khỏe vì đây là nguồn vitamin, chất xơ, nasumin và acid chlorogenic dồi dào.

Top