Phó hiệu trưởng có tên độc lạ, cả nước ai cũng gọi nhiều lần trong đời
“Ba tôi là một chiến sĩ cách mạng. Ông đặt cho tôi tên “Việt Nam” vì với ông đó là cái tên đẹp nhất. Tôi tin điều đó xuất phát từ tấm lòng yêu nước vô cùng của ông", tiến sĩ Phan Thị Việt Nam, Phó hiệu trưởng Đại học Hoa Sen nói.
Tiến sĩ Phan Thị Việt Nam hiện là Phó hiệu trưởng phụ trách Trường Đại học Hoa Sen. Bà công tác tại trường từ năm 2003, trải qua các vị trí trưởng phòng đảm bảo chất lượng và khảo thí, giám đốc trung tâm sư phạm ưu tú, giám đốc trung tâm nghiên cứu và kiểm định giáo dục đại học…
Năm 2014, bà tốt nghiệp tiến sĩ Quản trị giáo dục đại học tại Trường ĐH California State University, Fullerton (Mỹ) với tấm bằng hạng ưu. Sau đó, bà giữ chức hiệu phó, rồi hiệu phó phụ trách Trường Đại học Hoa Sen.
Bà Phan Thị Việt Nam là con của chiến sĩ Phan Văn Hoàng - sau này là tiến sĩ sử học. Ông Phan Văn Hoàng (quê quán Đà Nẵng) là sinh viên khoa Pháp văn, Đại học Khoa học Huế và Đại học Sư phạm Huế. Tốt nghiệp đại học, ông Hoàng về công tác tại Trường Trung học công lập Truồi (Huế), rồi hoạt động bí mật làm nội tuyến cho Thành ủy Huế.

Tiến sĩ Phan Thị Việt Nam, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Hoa Sen. Ảnh: NVCC
Sau sự kiện Mậu Thân 1968, các cơ sở cách mạng bị vỡ, ông Hoàng bị Ty Cảnh sát Thừa Thiên bắt giam. Đêm giáng sinh 1968, nhân lúc địch sơ hở, ông trốn thoát vào Sài Gòn, trở thành cơ sở của An ninh T4 với bí danh Năm Trần, hoạt động cách mạng dưới sự lãnh đạo của ông Mười Hương (nhà tình báo Trần Quốc Hương).
Trước 1975, ông Hoàng từng được giao đặt mìn, ám sát tên Bửu - hồi đó là Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động - một tay sai của Mỹ - từng chia rẽ, đàn áp phong trào công nhân Sài Gòn. Dù tên Bửu thoát chết nhưng sự kiện ông Hoàng đặt mìn ám sát đã làm chấn động Sài Gòn lúc đó. Sau ngày 30/4/1975, chiến tranh kết thúc, ông Hoàng trở lại với nghề mình yêu thích - làm thầy giáo dạy lịch sử ở Trường Đại học Sư phạm TPHCM. Bà Phan Thị Việt Nam sinh năm 1979, là con gái đầu lòng của TS Phan Văn Hoàng.
“Ngày ba còn sống, tôi hỏi ông về ý nghĩa của cái tên 'Việt Nam' của mình. Ông nói đó là cái tên đẹp nhất trong muôn vạn ngàn tên gọi. Tôi tin điều đó xuất phát từ tấm lòng yêu nước vô cùng của ông. Ông đã dành tình cảm lớn lao đó cho đứa con gái đầu lòng", bà Phan Thị Việt Nam chia sẻ.
Bà nhớ ba mình thường hay đọc đoạn thơ ông 'biến tấu' từ bài thơ Miền Nam của nhà thơ Tố Hữu:
Khi âu yếm cùng anh, em hỏi;
Tên nào trong muôn ngàn tên gọi;
Như mối tình chung thủy không tan?
Trong lòng anh tên ấy: Việt Nam.
Bản gốc bài thơ Miền Nam của Tố Hữu là:
Khi âu yếm cùng anh, em hỏi
Với bà Phan Thị Việt Nam, cái tên đó có một ý nghĩa đặc biệt, trở thành giá trị sống và học tập suốt cuộc đời. Bản thân bà luôn nỗ lực để xứng đáng với tên mình. Trong giao tiếp hay công việc hằng ngày, bà Phan Thị Việt Nam chưa bao giờ gặp trở ngại vì tên này. Ngược lại, bà cảm nhận được thiện cảm ban đầu khi gặp gỡ mọi người, giúp công việc thuận lợi hơn.

Cố tiến sĩ lịch sử Phan Văn Hoàng - ba của tiến sĩ Phan Thị Việt Nam. Ảnh: NVCC
Khi bà du học ở Mỹ, nhiều bạn bè, đồng nghiệp ngạc nhiên khi biết bà có tên Việt Nam. Bà đã chia sẻ với họ câu chuyện phía sau cái tên ấy với tất cả sự tự hào.
“Họ công nhận tôi xứng đáng với tên gọi ấy trước những gì tôi đã thể hiện trong suốt khóa học tiến sĩ tại Mỹ. Tôi cũng là đại diện duy nhất của Việt Nam trong khóa đó. Khi tên Phan Thị Việt Nam được xướng lên, tôi hãnh diện và vui sướng”, bà nhớ lại.
Theo bà Phan Thị Việt Nam, người ba Phan Văn Hoàng đã dạy con bằng tình yêu vô hạn và tấm gương sáng của chính cuộc đời ông - người luôn sống với cái tâm sáng, làm việc hết mình, sẵn sàng cho đi mà không cần nhận lại.
“Ba tôi đã sống cả đời với một lòng yêu nước vô điều kiện, hy sinh bản thân cho đất nước. Ba từ bỏ việc là một 'cậu ấm' có suất du học Pháp để tham gia kháng chiến, vào chiến khu, hoạt động tình báo và an ninh ngay trong lòng địch ở nội thành Sài Gòn. Khi đất nước hòa bình, ba tôi đã chuyển sang ngành giáo dục với mong muốn truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ bằng việc tường thuật lại lịch sử một cách chân thật và đầy đủ nhất.
Tôi hiểu sâu sắc giá trị tên gọi Phan Thị Việt Nam nên luôn sống, làm việc sao cho xứng đáng với cái tên ấy. Đó cũng là kỳ vọng và tình yêu thương ba mẹ đặt vào tôi", bà Việt Nam nói và cho hay sẽ luôn lấy phương châm sống trung thực, giữ cái tâm trong sáng, và truyền cảm hứng, dẫn dắt cho các đồng nghiệp trẻ.

Mầm non VSK Thăng Long ươm mầm tình yêu nước từ những trải nghiệm đầu đời
Giáo dục - 6 giờ trướcTừ thuở dựng nước và giữ nước, lòng yêu nước luôn là sức mạnh kỳ diệu giúp ông cha ta kiên cường bảo vệ từng tấc đất quê hương. Trong thời bình, tinh thần yêu nước vẫn âm thầm chảy trong huyết quản mỗi người Việt trẻ.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 tăng gần 94.000 thí sinh
Giáo dục - 8 giờ trướcBộ GD-ĐT vừa thông tin về công tác đăng ký dự thi trực tuyến kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Tính đến 17h ngày 28/4, tổng số thí sinh đăng ký dự thi là 1.165.289.

Anh em sinh đôi Hiền - Hậu cùng giành Huy chương Vàng Olympic Toán
Giáo dục - 1 ngày trướcCặp anh em sinh đôi Nguyễn Trí Hiền - Nguyễn Trí Hậu, học sinh lớp 11 chuyên Toán của Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm (Quảng Nam) vừa giành Huy chương Vàng ở kỳ thi Olympic Giao lưu Toán học.

Hơn 20 trường công bố điểm sàn thi đánh giá năng lực, tư duy 2025
Giáo dục - 1 ngày trướcHiện có ít nhất 21 trường đại học trên cả nước công bố điểm sàn theo phương thức xét điểm thi đánh giá năng lực, tư duy năm 2025.

Thêm một trường THPT chuyên hot nhất nhì Hà Nội bỏ xét tuyển thẳng
Giáo dục - 2 ngày trướcTrường THPT chuyên Ngoại ngữ (Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội) vừa có thông báo điều chỉnh phương thức tuyển sinh lớp 10, năm học 2025-2026.

"Nóng hơn cả mùa hè": Những nghề nghiệp "hot" năm 2026 bạn không thể bỏ lỡ
Giáo dục - 2 ngày trướcGĐXH - Trong bối cảnh công nghệ và xã hội thay đổi từng ngày, những nghề nghiệp hot năm 2026 đang dần lộ diện với tốc độ tăng trưởng chóng mặt. Bạn đã sẵn sàng cập nhật xu hướng để không bị bỏ lại phía sau?

Không còn quận, huyện, tuyển sinh đầu cấp ở Hà Nội có thay đổi?
Giáo dục - 2 ngày trướcGĐXH - Theo lãnh đạo TP Hà Nội, dù đơn vị hành chính có thay đổi, song Hà Nội vẫn giữ ổn định phương án và thời gian tổ chức tuyển sinh mầm non, lớp 1 và lớp 6 năm học 2025-2026.

Bộ GD-ĐT công bố thủ tục xét thăng hạng giáo viên, giảng viên
Giáo dục - 3 ngày trướcBộ GD-ĐT vừa công bố thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước lĩnh vực chế độ, chính sách đối với nhà giáo thuộc phạm vi quản lý của Bộ, trong đó nêu rõ thủ tục để giáo viên/giảng viên được đăng ký dự xét thăng hạng.

Nam sinh có điểm tốt nghiệp cao nhất trong lịch sử Đại học Bách khoa TPHCM
Giáo dục - 4 ngày trướcHọc ngành nổi tiếng nhất là Khoa học và kỹ thuật máy tính, Lã Nguyễn Gia Hy đã tốt nghiệp trước hạn và xếp loại xuất sắc với GPA 4/4.0 tại Trường Đại học Bách khoa TPHCM.

Hà Nội đóng cửa trung tâm dạy thêm 600 học sinh
Giáo dục - 5 ngày trướcHà Nội tạm dừng hoạt động trung tâm dạy thêm 600 học sinh ở quận Đống Đa do chưa đảm bảo các quy định.

Xóa bỏ phòng GD&ĐT, các trường tiểu học, THCS giao đơn vị nào quản lý?
Giáo dụcNhiều giáo viên, học sinh, phụ huynh các cấp băn khoăn, sau khi sáp nhập, xoá bỏ cấp huyện và phòng GD&ĐT, các trường mầm non, tiểu học, THCS do đơn vị nào quản lý?