Phòng bệnh cho sản phụ (1): Cảm lạnh sau sinh
GiadinhNet - Sau khi sinh, sản phụ vừa bị mất nhiều máu, vừa bị mất nhiệt nên rất yếu, dễ bị cảm lạnh. Nếu không kịp thời chữa trị bệnh không chỉ làm cơ thể suy yếu mà còn làm sản phụ mất sữa, viêm họng, viêm xoang…
Mẹ khỏe, con khỏe là mong muốn của tất cả mọi người và cũng là ước mong của Báo GĐ&XH khi thực hiện loạt bài chuyên đề "Phòng bệnh cho sản phụ" bắt đầu từ số báo này.
Suy nhược cơ thể vì cảm lạnh
Mới sinh con được hai tuần, chị Nguyễn Thị Chinh lúc nào cũng cảm thấy người mệt mỏi. Cứ về đêm, mồ hôi trên người chị lại vã ra như tắm, cơ thể bốc mùi khó chịu. Khi ngồi dậy, chị thấy chóng mặt, nhức đầu, không muốn ăn bất cứ thứ gì. Chồng chị đưa đi khám, bác sĩ kết luận chị bị cảm phong hàn, đã nhiễm lạnh vào phủ tạng.
Chị Trần Thị Huê, 23 tuổi, ở Hưng Yên mới sinh được mấy ngày. Dù thời tiết nắng nóng mà chị vẫn thấy gai lạnh, phải trùm chăn bông. Từ hôm bị cảm cúm, chị không dám cho con bú vì sợ lây. Sau đợt cảm nặng, sữa của chị tự dưng rất ít, phải cho bé ăn thêm sữa ngoài. Các bác sĩ cho biết, tuyến sữa bị tắc cũng là do cảm lạnh.
![]() |
Phụ nữ sau sinh cần được chăm sóc chu đáo để mẹ khỏe con ngoan.
Ảnh: T.L |
Th.s. BS Nguyễn Thị Phúc, Phó Chủ tịch Hội Đông y tỉnh Hưng Yên chia sẻ: Cảm lạnh rất hay gặp ở phụ nữ sau sinh. Trường hợp đêm ngủ hay ra mồ hôi trộm là do âm hư. Nếu tắm hay bật quạt sẽ bị nhiễm lạnh. Lúc này, tuyệt đối không dùng khăn lạnh lau mà chỉ lấy khăn bông khô thấm cho hết mồ hôi và mặc đồ ấm. Nên ăn những thức ăn như thịt nạc, trứng gà giúp bổ máu; ăn nhiều hoa quả như cam, đu đủ, cà rốt, rau xanh... để bổ sung các vitamin.
Theo TS. BS Trần Quốc Bình, cảm lạnh còn có thể làm tắc sữa, ít sữa hoặc tiêu hẳn sữa gây căng tức đầu vú hai bên do phong hàn. Nếu để nặng sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm khác như: Viêm phế quản mãn tính, đau dây thần kinh ngoại biên... "Nhiều người đêm nằm, dịch chảy xuống dưới họng, rồi xuống đại tràng dẫn tới viêm đại tràng. Bệnh mãn tính dẫn tới cứ thay đổi thời tiết là bị viêm xoang, viêm phế quản, viêm mũi do lạnh", Th.s Nguyễn Thị Phúc nhấn mạnh.
Phụ nữ sau sinh, nuôi con nhỏ, nếu không được nghỉ ngơi, bồi bổ tốt dễ bị suy nhược cơ thể, thiếu máu, thể lực yếu. Biểu hiện rõ rệt nhất là chóng mặt. Trong tháng đầu sau sinh, chị em cũng rất hay bị trầm cảm, biểu hiện mệt mỏi, buồn tủi, không ngủ được, ăn kém. Do vậy, gia đình cần phải quan tâm giúp đỡ, động viên kịp thời. Ngoài ra, nếu có biểu hiện bệnh, nên đưa sản phụ đi khám tại cơ sở y tế.
TS. BS Trần Quốc Bình tư vấn, để phòng cảm lạnh, phụ nữ sau sinh cần chú ý giữ ấm cơ thể. Chị em có thể tắm, nhưng nên tắm nhanh, khoảng 10-15 phút, trong phòng kín gió. Việc gội đầu cũng nên được tiến hành theo cách tương tự. Sau khi tắm, sản phụ cần lau khô người bằng khăn bông mềm và mặc quần áo ấm để tránh bị lạnh. Khi ngủ đắp chăn ấm để tránh bị viêm họng. Không dùng thức ăn lạnh vì sẽ gây rối loạn tiêu hóa, ruột bị kích thích như viêm đại tràng sau đẻ, đầy bụng, khó tiêu.
Th.s Nguyễn Thị Phúc cho biết thêm, nhiều trường hợp chị em khi bị cảm lạnh đã tự ý mua các loại thuốc kháng sinh, hạ sốt về uống mà không có chỉ định của bác sĩ. Điều này hết sức nguy hiểm, bởi kháng sinh chỉ tiêu diệt hoặc kìm hãm được các vi khuẩn chứ không chữa dứt điểm, khiến bệnh diễn tiến nặng hơn, làm tăng tình trạng kháng thuốc.
Cảm cúm và cảm lạnh đôi khi có triệu chứng giống nhau nên dễ chẩn đoán nhầm. Nếu không phát hiện kịp thời, cảm lạnh dễ biến chứng làm bệnh nặng hơn và khó điều trị: Cảm cúm: Biểu hiện thường gặp là viêm họng, sốt cao, đau đầu, đau cơ, ho khan. Triệu chứng thường đến bất ngờ, mệt mỏi kéo dài hàng tuần và đau nhức toàn thân. Cảm lạnh: Thường có chảy nước mũi, ngạt mũi, sốt nhẹ, có trường hợp không bị sốt, ho có đờm, cơ thể hơi gai lạnh. Người mệt mỏi, kéo dài 3 - 4 ngày, hay ra mồ hôi trộm, đau nhức toàn thân. |

Người cao tuổi không ăn cơm, hại nhiều hơn lợi
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcViệc loại bỏ cơm khỏi khẩu phần ăn có thể gây hại cho sức khỏe người cao tuổi, dẫn đến thiếu năng lượng, suy dinh dưỡng, rối loạn đường huyết và nhiều hệ lụy khác.

Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcNhiều bà mẹ lo lắng rằng khi con mọc răng, việc bú mẹ sẽ trở nên đau đớn và nghĩ đến việc cai sữa, không cho con bú nữa. Điều đó có nên không?

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcTheo kết quả một nghiên cứu mới, trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp các bác sĩ siêu âm xác định bất thường nào khi siêu âm sàng lọc thai kỳ ở tuần thứ 20 nhanh gấp đôi mà không làm giảm độ chính xác của chẩn đoán.

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcMặc dù nam giới ít bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) hơn phụ nữ nhưng đây cũng có thể là mối quan tâm đáng kể về sức khỏe, đặc biệt là khi không được điều trị.

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcSữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcChlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến do nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Phụ nữ chủ yếu nhiễm Chlamydia khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng với chồng/ đối tác bị nhiễm trùng.

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcHội chứng tiền kinh nguyệt là một tập hợp các triệu chứng về thể chất, tâm lý và cảm xúc mà nhiều phụ nữ gặp phải trong khoảng thời gian 1 - 2 tuần trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt.

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcGĐXH – Theo các chuyên gia, với những trường hợp lạm dụng sử dụng thuốc tránh thai liên tục trong một thời gian quá dài, không có thời gian "nghỉ" là không đúng với hướng dẫn chuyên môn của viên uống tránh thai đường uống, có nguy cơ gây hệ lụy.

Chế độ ăn cho người bị cường kinh
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcChế độ ăn uống khoa học, vận động thể chất đều đặn là những yếu tố quan trọng giúp chị em có sức khỏe tốt và chu kỳ kinh nguyệt ổn định.

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcMặc dù được sử dụng rộng rãi trong nhiều sản phẩm gia đình nhưng phthalate không tốt cho sức khỏe. Phụ nữ mang thai tiếp xúc với chất này có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và sự phát triển não bộ trẻ sơ sinh.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.