Hà Nội
23°C / 22-25°C

Phòng bệnh cho sản phụ (4): Lao động sớm - dễ sa dạ con

Thứ bảy, 14:15 23/10/2010 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Phụ nữ sau sinh cần giữ vệ sinh sạch sẽ, lao động nhẹ, ăn nhiều chất xơ, khám phụ khoa định kỳ để sớm phát hiện bệnh tật.

 
Bệnh không quá nguy hiểm, không cần phải phẫu thuật nếu điều trị sớm. Nhưng nếu để nặng, bệnh không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt hàng ngày mà  thậm chí còn có nguy cơ bị cắt dạ con.
 
Sau khi sinh, phụ nữ không nên lao động nặng quá sớm để đề phòng nguy cơ sa dạ con. (Ảnh: T.L)
 
Hễ cười là… "són"

Chị Nguyễn Thị Xuân, ở Hiệp Hòa, Bắc Giang, được đưa vào BV Phụ sản TƯ khám trong tình trạng tử cung thoát ra bên ngoài vùng kín. Thời gian gần đây, mỗi khi đi lại, chị rất đau rát. Khi đi vệ sinh chị  càng cảm thấy khó chịu hơn. Xấu hổ với chồng và gia đình vì căn bệnh này khiến chị không dám đi khám mà âm thầm tìm đến các thầy lang cắt thuốc lá về uống. Bệnh  tình chẳng đỡ, chị mới tìm đến bệnh viện. Sau khi thăm khám, các bác sĩ cho biết chị bị sa dạ con từ lâu.

Còn chị Bùi Thị Thanh, ở Chương Mỹ (Hà Nội) sau khi sinh một thời gian ngắn đã phải ra đồng làm việc. Thời gian gần đây chị thường xuyên bị đái rắt, lại có cảm giác tức, khó chịu ở vùng kín. Lúc nào chị cũng cảm thấy đau, đi vệ sinh rất vất vả. Bệnh khiến chị không ngủ được, cơ thể suy nhược. Khi thấy vùng kín xuất hiện một khối to bằng nắm tay, có mùi hôi, chị mới hốt hoảng đến bệnh viện khám. Bác sĩ cho biết, chị bị sa dạ con rất nặng, tử cung bị giãn, kéo xuống thấp hơn vị trí bình thường.

BS CKII Nguyễn Văn Hà, Phó trưởng khoa Đẻ, BV Phụ sản TƯ cho biết: Sa dạ con là một bệnh không nguy hiểm đến tính mạng của phụ nữ nhưng ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt, lao động hàng ngày. Bệnh lại ở khu vực "nhạy cảm" nên nhiều chị em xấu hổ, ngại đi khám. Khi bệnh nặng, mới đến bác sĩ khiến việc điều trị lâu, phải dùng nhiều biện pháp can thiệp mạnh.

Theo BS Hà, mắc bệnh sa dạ con khiến chị em rất khó chịu, cảm thấy nặng ở phần bụng dưới, đi tiểu khó, đái rắt đái không tự chủ, nhiều khi cười hoặc ho cũng bị són đái. Những biểu hiện này tùy vào từng người, độ sa ít hay nhiều, mới hay đã lâu, sa đơn thuần hay có tổn thương phối hợp. Sa dạ con phát triển rất chậm, tuy nhiên sau mỗi lần sinh, tình trạng càng biến chuyển nhanh và nặng hơn. Nó không chỉ làm sa tử cung mà làm sa cả thành trước, thành sau âm đạo, phần phụ. Nhiều khi kèm theo sa cả bàng quang và trực tràng ra ngoài...
 
B.S Tô Bá Đồng, Giám đốc Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản Hà Nam.
 
Cần chẩn đoán sớm
 
BS Tô Bá Đồng, Phó Giám đốc Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản Hà Nam chia sẻ: Sa dạ con là bệnh liên quan đến quá trình sinh nở. Đó là tình trạng tử cung bị giãn, kéo xuống thấp hơn vị trí bình thường. Phần lớn do quá trình chuyển dạ không tốt, rặn đẻ nhiều làm cho cơ tử cung tăng hoạt động. Những phụ nữ còn có kế hoạch sinh tiếp, nếu mắc sa dạ con sẽ ảnh hưởng đến lần sinh tiếp theo. Nếu không sinh nữa, người phụ nữ vẫn bị ảnh hưởng nặng trong  sinh hoạt, đặc biệt là khâu vệ sinh cá nhân.

Một số biện pháp phòng tránh sa dạ con

Tập thể dục nhẹ nhàng  kết hợp với chế độ ăn tốt trước, trong và sau thời gian mang thai sẽ giúp ngăn chặn tình trạng sa dạ con.

Giữ các cơ bề mặt khung xương chậu trong tình trạng khỏe mạnh.
Vệ sinh sạch sẽ, tránh bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Uống nhiều nước.

Sau sinh, sản phụ không nên nằm nhiều mà cần tập luyện cho cơ bụng bằng những động tác nhẹ nhàng…
BS Hà cho biết, sa dạ con thường gặp ở phụ nữ nông thôn lứa tuổi 40 trở lên. Nguyên nhân là do đẻ nhiều lần, đẻ mau, khi đẻ không được đỡ an toàn, đúng kỹ thuật. Những người hay lao động nặng hoặc làm việc nặng quá sớm sau sinh... càng có nguy cơ gặp căn bệnh này. Ngoài ra, phụ nữ bị rối loạn dinh dưỡng, cơ thể ốm yếu, bị bệnh kinh niên cũng dễ mắc bệnh.

BS Tô Bá Đồng cho biết, bệnh ở mức độ nhẹ có thể không cần phẫu thuật. Sản phụ chú ý đến chế độ ăn hợp lý, khoa học, kiên trì tập một số bài tập cho vùng xương chậu sẽ nâng khả năng đàn hồi cho tử cung. Nếu các triệu chứng không cải thiện, nên đến các bác sĩ kiểm tra.

Phụ nữ sau khi sinh cần lưu ý giữ vệ sinh sạch sẽ, lao động nhẹ nhàng, có chế độ ăn uống nhiều chất xơ, rau xanh để tránh táo bón, giúp cơ thể chóng khỏe, các cơ, dây chằng đàn hồi tốt hơn...  Ngoài ra, cần đi khám phụ khoa định kỳ 6 tháng một lần để kịp thời phát hiện bệnh tật. 

Để phòng tránh bệnh sa dạ con sau sinh, phụ nữ không nên sinh sớm quá, sinh nhiều. Nên sinh ở cơ sở y tế để được đỡ đẻ đúng kỹ thuật. Không nên để cuộc chuyển dạ kéo dài quá, người phụ nữ sẽ rất mất sức. Đối với các thủ thuật sản khoa phải làm đúng điều kiện, chỉ định, kỹ thuật. Khi đã mắc sa dạ con chủ yếu điều trị bằng phẫu thuật.
 
Phương Mai
 (Còn nữa)
nguyenquyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bị thủy đậu khi mang thai nguy hiểm thế nào?

Bị thủy đậu khi mang thai nguy hiểm thế nào?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Tỷ lệ phụ nữ mang thai mắc thủy đậu không cao hơn so với mặt bằng chung tỷ lệ mắc bệnh thủy đậu ở người lớn, tuy nhiên mức độ nghiêm trọng của bệnh thường nặng nề hơn.

Nghệ An tổ chức Hội thi 'Người cao tuổi sống vui, sống khoẻ'

Nghệ An tổ chức Hội thi 'Người cao tuổi sống vui, sống khoẻ'

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Hội thi là hoạt động thiết thực nhằm nâng cao vai trò trách nhiệm cho cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân về chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về người cao tuổi. Đồng thời, khẳng định vai trò, sự cống hiến của người cao tuổi đối với mọi mặt của đời sống...

Ung thư buồng trứng có chữa được không?

Ung thư buồng trứng có chữa được không?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Ung thư buồng trứng là căn bệnh thường tiến triển âm thầm và triệu chứng không rõ ràng khiến nhiều người chủ quan, khi đi khám đã ở giai đoạn muộn. Vậy ung thư buồng trứng có chữa được không, làm thế nào để phát hiện sớm?

Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?

Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Trẻ béo phì có nguy cơ cao dậy thì sớm hơn so với trẻ có cân nặng bình thường. Vậy nguyên nhân tại sao trẻ béo phì lại dễ bị dậy thì sớm và có thể phòng ngừa được không?

Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?

Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Đa ối là khi lượng nước ối vượt quá mức bình thường ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé. Mặc dù chế độ ăn không phải là yếu tố quyết định duy nhất nhưng việc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng này.

Giảm nguy cơ sinh non khi bà mẹ được quản lý thai nghén đầy đủ

Giảm nguy cơ sinh non khi bà mẹ được quản lý thai nghén đầy đủ

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Nguy cơ sinh non sẽ được giảm thiểu tối đa nếu thai phụ được khám thai và thực hiện sinh tại cơ sở y tế có đầy đủ phương tiện kỹ thuật cùng đội ngũ y bác sỹ trợ giúp.

Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng

Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Với phương châm "đưa chính sách đến gần dân," xã Hùng Tiến, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng (chăm sức khỏe sinh sản, hỗ trợ người cao tuổi) và phát huy vai trò của đội ngũ cộng tác viên dân số.

Bổ ích hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản

Bổ ích hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Hội thi giúp cho học sinh nâng cao những kỹ năng hoạt động, kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên. Đồng thời, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích để học sinh thể hiện tài năng, trí tuệ, sự sáng tạo.

Gần 150.000 em bé chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm

Gần 150.000 em bé chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Sau 25 năm, Việt Nam có gần 300.000 chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm được thực hiện, 147.000 em bé ra đời khoẻ mạnh. Trong đó, có gần 3.000 trẻ được chào đời tại Bệnh viện Hùng Vương nhờ kỹ thuật IVF.

5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay

5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Hội chứng ống cổ tay là tình trạng phổ biến trong cộng đồng. Hiện số người mắc hội chứng này ngày càng tăng do liên quan đến công việc có sử dụng nhiều tới độ linh hoạt, tỉ mỉ và lặp đi lặp lại của cổ tay.

Top