Hà Nội
23°C / 22-25°C

Phòng bệnh cho sản phụ (cuối): Cẩn trọng với nhiễm khuẩn huyết

Thứ hai, 08:22 25/10/2010 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Nhiễm trùng sau sinh dẫn đến nhiễm khuẩn huyết là một trong những tai biến sản khoa rất nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm - sinh lý, tính mạng của sản phụ.

 
Ít gặp nhưng rất nguy hiểm

37 tuổi, chị Hồ Thị Tâm (Ý Yên, Nam Định) mới sinh con lần đầu. Tuy nhiên, 3 tuần sau sinh, chị được đưa vào viện trong tình trạng sốt cao, có khi sốt kèm theo cơn rét run, người bải hoải dần, mạch nhanh.

Chị Tâm cho biết, lúc đầu, chị chủ quan, nghĩ mình mệt mỏi do sinh con nên cứ để  tình trạng này kéo dài. Đến khi phát hiện ra sản dịch rất hôi, có máu, mủ, tử cung lớn, có cảm giác đau, chị mới bảo người nhà đưa vào viện. Các bác sĩ cho hay, chị bị nhiễm trùng huyết sau sinh, nếu để lâu hơn, sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
 

Sản phụ cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ để phòng tránh bệnh tật sau sinh.  Ảnh: T.L.

Chị Minh Hoài (Yên Viên, Gia Lâm, Hà Nội) sinh con được 1 tháng, cảm thấy rất khó chịu khi ngồi cho con bú. Khi được người nhà đưa vào viện, các bác sĩ thấy tình trạng vết khâu tầng sinh môn đã liền, tuy nhiên lại nổi cục như nắm tay. Các bác sĩ xác định chị bị áp xe từ phía trong, lấy tay ấn nhẹ thì mủ trong cục u trào ra. Sau khi được lưu dẫn hút hết mủ dịch, chị Hoài được xuất viện. Theo các bác sĩ, nếu để lâu, chị Hoài có khả năng bị nhiễm khuẩn huyết, hậu quả khôn lường.

Theo BS. TS Lê Minh Toàn, Phó Trưởng khoa Phụ sản, BV TƯ Huế, nhiễm khuẩn huyết là hình thái nặng nhất, nguy hiểm nhất của nhiễm trùng sau sinh, bởi khả năng gây tử vong của nó khá cao. Tác nhân gây bệnh thường là do liên cầu khuẩn, trực khuẩn đường ruột, tụ cầu khuẩn, Proteus vulgaris, các loại vi khuẩn yếm khí.
 
Vi khuẩn có thể lây từ cơ thể của sản phụ như nhiễm trùng đường tiểu, từ hậu môn, từ người xung quanh, dụng cụ đỡ đẻ, phẫu thuật mổ lấy thai, qua các sang chấn đường sinh dục hoặc vùng rau bám vào tử cung. Vi khuẩn gây bệnh từ âm đạo, qua cổ tử cung vào nội mạc tử cung gây viêm nội mạc tử cung. Từ viêm nội mạc tử cung, quá trình nhiễm khuẩn lan rộng ra xung quanh hoặc vào sâu lớp cơ tử cung theo đường máu, gây nên trạng thái vãng khuẩn huyết hoặc trở thành nhiễm khuẩn huyết.

BS.TS Toàn cũng cho biết: Để phát hiện nhiễm trùng huyết sau sinh, người ta thường dựa vào những biểu hiện như toàn thân sốt cao liên tục trên 39oC hoặc nhiệt độ hạ thấp dưới 36oC, có khi kèm cơn rét run hoặc nhiệt độ không cao nhưng kéo dài nhiều ngày. Mạch nhanh trên 90 lần/phút. Mệt mỏi, lờ đờ, vẻ mặt hốc hác, môi khô, lưỡi bẩn, vã mồ hôi. Thể trạng suy sụp nhanh. Tình trạng nặng có thể có dấu hiệu choáng, huyết áp hạ dưới 90mmHg, khó thở, vàng da. Có thể có các triệu chứng của tình trạng nhiễm khuẩn thứ phát ở gan, lách, phổi, xương, da, màng não, nội tâm mạc...

"Bên cạnh đó, các biểu hiện khác như cổ tử cung hé mở, sản dịch rất hôi, có máu và mủ. Tử cung lớn, thu hồi chậm và ấn rất đau cũng là dấu hiệu nhận biết sản phụ bị nhiễm khuẩn huyết", TS.BS  Toàn cho biết.

Cần thăm khám thường xuyên
 

BS Lê Thị Kim Dung.

 
"Để phòng ngừa nhiễm trùng huyết sau sinh, sản phụ cần lưu ý: Vệ sinh thân thể hàng ngày khi mang thai cũng như trong thời kỳ hậu sản; Phải sinh tại các cơ sở y tế; Nhân viên y tế phải tuân thủ nguyên tắc vô khuẩn và khử khuẩn; Đỡ đẻ phải đảm an toàn cho mẹ và con; Sử dụng kháng sinh an toàn và hợp lý".
Cũng theo BS. TS Lê Minh Toàn, các yếu tố nguy cơ cho sự phát triển của vi khuẩn gây nhiễm trùng hậu sản dẫn đến nhiễm trùng huyết thường gặp: Thủ thuật bóc rau bằng tay, kiểm tra buồng tử cung, đẻ thủ thuật do không đảm bảo vô khuẩn và khử khuẩn; Xuất huyết trong thai kỳ, khi chuyển dạ hoặc khi sinh; Băng huyết nặng sau sinh, sót rau, bế sản dịch, dùng kháng sinh không đúng chỉ định và không đúng liều; Chấn thương đường sinh dục: Vết rách cổ tử cung, âm đạo, tầng sinh môn do sinh thường không được khâu phục hồi hoặc thủ thuật cắt may tầng sinh môn không đúng kỹ thuật, không đảm bảo vô trùng.

"Mẹ lớn tuổi; trình độ dân trí thấp; vệ sinh thân thể kém; cơ địa kém: Thiếu máu, dinh dưỡng không đầy đủ; tại chỗ có viêm âm đạo, viêm cổ tử cung; tiền sản giật, sản giật; ối vỡ non, ối vỡ sớm; chuyển dạ kéo dài và thăm khám âm đạo nhiều cũng là những đối tượng có nguy cơ cao bị nhiễm trùng hậu sản dẫn đến nhiễm trùng huyết", TS.BS Toàn cho hay.

Theo BS sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung (Trung tâm Y tế lao động Hà Nội), một phần nguyên nhân gây nên tình trạng này là do trong quá trình mang thai, có nhiều thai phụ do "mải mê" khám và siêu âm xem con mình thế nào, còn bản thân thì "lười" khám, đặc biệt là khám phần phụ. Một số khác do ngại chi phí cao. Do đó, có những bệnh lây truyền qua đường tình dục, viêm nhiễm âm đạo, không được phát hiện ra nên không còn màng ối bảo vệ, khiến nguy cơ bị nhiễm khuẩn sau sinh khá cao. 

"Ở những nơi phụ nữ phải ngâm mình nhiều trong nước bẩn, ao hồ... khả năng viêm nhiễm phần phụ là khó tránh khỏi. Do đó, muốn tránh tai biến nhiễm khuẩn sau đẻ dẫn đến nhiễm khuẩn huyết, chủ yếu là phải phòng ngừa trước. Phải giữ vệ sinh trong thời kỳ thai nghén, nhất là những ngày gần đẻ; không tắm hay ngâm mình dưới ao hồ, nước bẩn. Hằng ngày, sản phụ phải rửa vùng kín bằng nước sạch và thay băng vệ sinh ít nhất 3 - 4 lần" ,  BS Lê Thị Kim Dung tư vấn.

Quỳnh An

thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người cao tuổi không ăn cơm, hại nhiều hơn lợi

Người cao tuổi không ăn cơm, hại nhiều hơn lợi

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Việc loại bỏ cơm khỏi khẩu phần ăn có thể gây hại cho sức khỏe người cao tuổi, dẫn đến thiếu năng lượng, suy dinh dưỡng, rối loạn đường huyết và nhiều hệ lụy khác.

Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?

Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Nhiều bà mẹ lo lắng rằng khi con mọc răng, việc bú mẹ sẽ trở nên đau đớn và nghĩ đến việc cai sữa, không cho con bú nữa. Điều đó có nên không?

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Theo kết quả một nghiên cứu mới, trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp các bác sĩ siêu âm xác định bất thường nào khi siêu âm sàng lọc thai kỳ ở tuần thứ 20 nhanh gấp đôi mà không làm giảm độ chính xác của chẩn đoán.

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Mặc dù nam giới ít bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) hơn phụ nữ nhưng đây cũng có thể là mối quan tâm đáng kể về sức khỏe, đặc biệt là khi không được điều trị.

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Sữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Chlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến do nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Phụ nữ chủ yếu nhiễm Chlamydia khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng với chồng/ đối tác bị nhiễm trùng.

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Hội chứng tiền kinh nguyệt là một tập hợp các triệu chứng về thể chất, tâm lý và cảm xúc mà nhiều phụ nữ gặp phải trong khoảng thời gian 1 - 2 tuần trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt.

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH – Theo các chuyên gia, với những trường hợp lạm dụng sử dụng thuốc tránh thai liên tục trong một thời gian quá dài, không có thời gian "nghỉ" là không đúng với hướng dẫn chuyên môn của viên uống tránh thai đường uống, có nguy cơ gây hệ lụy.

Chế độ ăn cho người bị cường kinh

Chế độ ăn cho người bị cường kinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Chế độ ăn uống khoa học, vận động thể chất đều đặn là những yếu tố quan trọng giúp chị em có sức khỏe tốt và chu kỳ kinh nguyệt ổn định.

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Mặc dù được sử dụng rộng rãi trong nhiều sản phẩm gia đình nhưng phthalate không tốt cho sức khỏe. Phụ nữ mang thai tiếp xúc với chất này có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và sự phát triển não bộ trẻ sơ sinh.

Top