Hà Nội
23°C / 22-25°C

Phòng bệnh viêm nha chu

Thứ hai, 08:14 26/04/2010 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Viêm nha chu là bệnh rất phổ biến ở vùng răng miệng, đứng sau bệnh sâu răng. Bệnh có thể gặp ở trẻ em ngay thời kỳ bú sữa nhưng phổ biến ở tuổi trung niên, người già.

Bệnh nha chu là tình trạng viêm nhiễm các tổ chức xung quanh răng, làm răng suy yếu, giảm chức năng ăn nhai, ảnh hưởng tới sức khỏe. Bệnh thường diễn biến qua 2 giai đoạn: Viêm nướu và viêm nha chu. Do diễn tiến thầm lặng nên người bệnh thường không quan tâm. Vì vậy, bệnh thường được phát hiện rất trễ, khi đã có nhiều biến chứng.

Nguyên nhân chính của bệnh nha chu là do tình trạng vệ sinh răng miệng không tốt . Ở trẻ em, không được làm sạch răng sau khi bú sữa; ở người lớn, không đánh răng sau khi ăn. Nếu răng không được chải sạch sau khi ăn thì khoảng 15 phút sau sẽ có một lớp màng mỏng bám trên bề mặt răng, gọi là màng bám. Nếu màng bám không được làm sạch, các vi khuẩn bám vào màng này, tích tụ ngày càng dầy lên, tạo thành mảng bám. Các mảng bám có chứa vi khuẩn sẽ gây viêm nướu.

Viêm nướu nếu không được điều trị sẽ bị viêm nặng hơn, dần sẽ chuyển sang giai đoạn viêm nha chu. Lúc này, bệnh sẽ tiến triển rất nhanh dù điều trị cũng không thể hồi phục như cũ vì bệnh đã phá hủy các mô nâng đỡ răng nằm sâu bên dưới nướu. Giai đoạn này, răng bị lung lay và tự rụng dù răng còn nguyên vẹn, không bị sâu.

Đối với trẻ em, viêm nha chu có thể gây sốt cao, đau đớn, chảy nước bọt... khiến trẻ biếng ăn, viêm họng, tiêu chảy, ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe toàn thân. Đối với người lớn, ngoài việc phá hủy các mô nâng đỡ răng, làm tiêu xương ổ răng, lung lay răng còn gây hôi miệng. Bên cạnh đó, còn làm cho bệnh nhân ăn uống khó khăn, có thể gây nên chứng đau dạ dày.

Để phòng bệnh nha chu, điều quan trọng nhất là giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ:

- Ở trẻ bú sữa cần làm sạch răng sau khi bú.

-Ở người lớn: Cần chải răng sau khi ăn để loại bỏ mảng bám vi khuẩn trên bề mặt răng và khe nướu; Sử dụng các dung dịch súc miệng bán trên thị trường để hạn chế mảng bám và vi khuẩn, giúp hơi thở có mùi thơm hoặc có thể dùng nước muối pha loãng thay thế nếu không có điều kiện; Ăn trái cây có nhiều chất xơ có tác dụng tẩy rửa giúp răng sạch sau khi ăn cơm như khóm, mía...; Hạn chế rượu bia, tránh hút thuốc lá; Khám răng định kỳ 3 hoặc 6 tháng/ 1 lần, lấy sạch vôi răng, mảng bám ở những nơi bàn chải không làm sạch được.

Khi phát hiện các dấu hiệu của viêm nướu, bệnh nhân cần đến bác sĩ chuyên khoa để điều trị sớm. Trường hợp đã bị viêm nha chu, bệnh nhân phải được điều trị sớm và tuân thủ tốt hướng dẫn của bác sĩ để việc điều trị đạt kết quả tốt.      
 
BS Thanh Hòa
thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thuốc dùng trong điều trị xuất tinh ngược dòng

Thuốc dùng trong điều trị xuất tinh ngược dòng

Dân số và phát triển - 12 giờ trước

Xuất tinh ngược dòng là một nguyên nhân quan trọng gây vô sinh ở nam giới. Việc điều trị sớm, đúng cách sẽ mang lại cơ hội có con cho bệnh nhân.

Người cao tuổi không ăn cơm, hại nhiều hơn lợi

Người cao tuổi không ăn cơm, hại nhiều hơn lợi

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Việc loại bỏ cơm khỏi khẩu phần ăn có thể gây hại cho sức khỏe người cao tuổi, dẫn đến thiếu năng lượng, suy dinh dưỡng, rối loạn đường huyết và nhiều hệ lụy khác.

Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?

Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Nhiều bà mẹ lo lắng rằng khi con mọc răng, việc bú mẹ sẽ trở nên đau đớn và nghĩ đến việc cai sữa, không cho con bú nữa. Điều đó có nên không?

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Theo kết quả một nghiên cứu mới, trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp các bác sĩ siêu âm xác định bất thường nào khi siêu âm sàng lọc thai kỳ ở tuần thứ 20 nhanh gấp đôi mà không làm giảm độ chính xác của chẩn đoán.

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Mặc dù nam giới ít bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) hơn phụ nữ nhưng đây cũng có thể là mối quan tâm đáng kể về sức khỏe, đặc biệt là khi không được điều trị.

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Sữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Chlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến do nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Phụ nữ chủ yếu nhiễm Chlamydia khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng với chồng/ đối tác bị nhiễm trùng.

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Hội chứng tiền kinh nguyệt là một tập hợp các triệu chứng về thể chất, tâm lý và cảm xúc mà nhiều phụ nữ gặp phải trong khoảng thời gian 1 - 2 tuần trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt.

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH – Theo các chuyên gia, với những trường hợp lạm dụng sử dụng thuốc tránh thai liên tục trong một thời gian quá dài, không có thời gian "nghỉ" là không đúng với hướng dẫn chuyên môn của viên uống tránh thai đường uống, có nguy cơ gây hệ lụy.

Chế độ ăn cho người bị cường kinh

Chế độ ăn cho người bị cường kinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Chế độ ăn uống khoa học, vận động thể chất đều đặn là những yếu tố quan trọng giúp chị em có sức khỏe tốt và chu kỳ kinh nguyệt ổn định.

Top