Hà Nội
23°C / 22-25°C

Phòng ngừa trầm cảm ở người bệnh tiểu đường

Thứ sáu, 14:46 15/11/2024 | Sống khỏe

Trầm cảm có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó một nguyên nhân ít người quan tâm đó là từ các bệnh lý mạn tính, trong đó có bệnh tiểu đường.

Một số nghiên cứu cho thấy, người mắc các bệnh tiểu đường có nguy cơ bị trầm cảm cao gấp 2-3 lần so với người bình thường. Trầm cảm cũng làm tăng nguy cơ tử vong ở người bệnh tiểu đường lên gấp 2 lần, khiến người bệnh thờ ơ với sức khỏe, không chủ động tuân thủ điều trị làm bệnh trở nặng.

Do đó, người bệnh cần được phát hiện sớm các bất thường về mặt tâm lý để được bác sĩ tư vấn điều trị sớm, tránh bệnh tiến triển nặng dẫn đến các hậu quả đáng tiếc.

Nguyên nhân gây trầm cảm ở người tiểu đường

Tiểu đường là căn bệnh không thể chữa trị dứt điểm, người bệnh chỉ có thể sống cùng với bệnh. Trong đó, việc kiểm soát đường huyết vô cùng quan trọng, dễ tạo ra áp lực cho người bệnh. Theo nhiều nghiên cứu, người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ bị trầm cảm cao gấp 2 lần so với người bình thường.

Phòng ngừa trầm cảm ở người bệnh tiểu đường- Ảnh 1.

Người bệnh tiểu đường có nguy cơ bị trầm cảm cao gấp 2-3 lần so với người bình thường.

Có thể nói rằng, sự nghiêm ngặt trong điều trị tiểu đường làm người bệnh căng thẳng, dẫn đến nhiều biến chứng trong đó có các biến chứng thần kinh, từ đó xuất hiện trầm cảm. Ngược lại, trầm cảm cũng dễ làm người bệnh ăn uống vô độ, hút thuốc, uống rượu, lười vận động, tăng cân, đây là những yếu tố gây ra tiểu đường. Trầm cảm ảnh hưởng đến công việc, giao tiếp và suy nghĩ. Những điều này tác động xấu đến việc điều trị tiểu đường.

Biểu hiện trầm cảm ở người tiểu đường

  • Không còn hứng thú với các hoạt động. Người bệnh mất dần các sở thích vốn có như bóng đá, ca nhạc, du lịch, mua sắm…
  • Thay đổi giấc ngủ: mất ngủ, thức giấc khó ngủ lại hoặc ngủ nhiều cả ngày.
  • Thay đổi ăn uống: ăn ít hoặc nhiều hơn bình thường dẫn đến khó kiểm soát cân nặng.
  • Khó tập trung khi xem truyền hình, học hành, làm việc.
  • Mất sức sống, căng thẳng, mệt mỏi mọi lúc.
  • Cảm giác tội lỗi: xem mình là gánh nặng của gia đình, xã hội.
  • Có suy nghĩ, hành vi tổn hại cơ thể.

Làm gì khi mắc trầm cảm ở người tiểu đường?

Trầm cảm và tiểu đường xảy ra đồng thời sẽ làm xấu hơn tình trạng bệnh nền, dẫn đến tăng gánh nặng kinh tế xã hội, giảm tuân thủ điều trị, giảm chức năng và chất lượng cuộc sống, tăng chi phí điều trị, tăng tỷ lệ biến chứng và tỷ lệ tử vong ở người bệnh.

Do đó, cần chú ý phát hiện sớm trầm cảm để chăm sóc và điều trị bệnh nhân tiểu đường một cách toàn diện. Tiểu đường là một trong các nguyên nhân tử vong hàng đầu, còn trầm cảm là nguyên nhân hàng thứ tư gây ra gánh nặng bệnh tật của toàn thế giới.

Theo nhiều nghiên cứu khác trên thế giới, tỷ lệ trầm cảm ở người bệnh tiểu đường dao động từ 6,1% đến 23%, tỷ lệ thay đổi theo từng quốc gia với điều kiện kinh tế, xã hội khác nhau.

Phòng ngừa trầm cảm ở người tiểu đường

Phòng ngừa trầm cảm ở người bệnh tiểu đường- Ảnh 2.

Thăm khám thường xuyên giúp theo dõi những thay đổi của cơ thể để có các biện pháp xử trí kịp thời.

Người thân trong gia đình có người mắc tiểu đường nên quan tâm, chia sẻ động viên người bệnh. Đồng thời người mắc tiểu đường cũng cần chia sẻ cảm xúc với người thân gia đình và bạn bè, giúp họ hiểu về bệnh tiểu đường và tạo điều kiện cho mình thực hiện chế độ ăn uống cũng như các chế độ điều trị và luyện tập một cách nghiêm túc.

Sớm chấp nhận bản thân mắc tiểu đường nhằm kịp thời điều chỉnh những hành vi có hại cho sức khỏe như: bỏ ngay thuốc lá, giữ tinh thần lạc quan, duy trì luyện tập thể lực, tìm hiểu nhiều về bệnh tiểu đường và việc điều trị bệnh; tránh tâm lý bi quan, chán nản, dễ dẫn đến không tuân thủ chế độ điều trị.

Thăm khám thường xuyên để theo dõi những thay đổi của cơ thể như tổn thương ở bàn chân để có các biện pháp xử trí kịp thời, tránh nguy cơ cắt cụt chi.

Luyện tập thể thao thường xuyên giúp giảm cân, giảm đường huyết và tăng cường năng lượng, sức chịu đựng của cơ thể; từ đó thúc đẩy các hormone "vui vẻ" trong não và kích thích tăng trưởng các tế bào não mới, tương tự như thuốc chống trầm cảm.


BS Nguyễn Văn Quang
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thanh niên 27 tuổi ở Quảng Ninh bị hoại tử tầng sinh môn thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Thanh niên 27 tuổi ở Quảng Ninh bị hoại tử tầng sinh môn thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

GĐXH - Sau 1 tuần tự mua thuốc đắp do bị bệnh trĩ, người bệnh xuất hiện 2 ổ loét rộng khoảng 5cm, vết loét có nhiều tổ chức hoại tử, chảy dịch vàng.

Uống cà phê trước khi tập thể dục: Lợi ích và nhược điểm

Uống cà phê trước khi tập thể dục: Lợi ích và nhược điểm

Sống khỏe - 4 giờ trước

Cà phê có thể giúp tăng cường sức mạnh và sức bền trong quá trình tập luyện. Tuy nhiên, có nên dùng cà phê trước khi tập thể dục, đặc biệt là khi bụng đói hay không?

'Thủ phạm' khiến người đái tháo đường tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch

'Thủ phạm' khiến người đái tháo đường tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Sống khỏe - 6 giờ trước

Kiểm soát lượng đường bổ sung trong ăn uống là một phần quan trọng của lối sống lành mạnh tốt cho tim, đặc biệt là khi người được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường hoặc tiền đái tháo đường.

Đi mát-xa, người phụ nữ ở Yên Bái bất ngờ phát hiện dấu hiệu ung thư hạch, ai có dấu hiệu này cần cảnh giác!

Đi mát-xa, người phụ nữ ở Yên Bái bất ngờ phát hiện dấu hiệu ung thư hạch, ai có dấu hiệu này cần cảnh giác!

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

GĐXH - Phát hiện thấy vùng hạch tại cổ sưng to và hạch xuất hiện thêm ở các vị trí khác trên cơ thể, người bệnh đi khám được chẩn đoán u lympho không hodgkin (ung thư hạch bạch huyết).

Nam giới dễ mắc bệnh tuyến giáp nào, hệ lụy ra sao?

Nam giới dễ mắc bệnh tuyến giáp nào, hệ lụy ra sao?

Sống khỏe - 7 giờ trước

Thông thường các bệnh về tuyến giáp phổ biến hơn ở nữ giới. Nguyên nhân là do sự khác biệt về cấu tạo và chức năng sinh lý khiến tỷ lệ mắc bệnh tuyến giáp ở nữ cao hơn nam giới. Vậy, ở nam giới thường mắc các bệnh tuyến giáp như nào?

Nên uống bao nhiêu nước và khi nào để giảm cân?

Nên uống bao nhiêu nước và khi nào để giảm cân?

Sống khỏe - 7 giờ trước

Liệu chỉ uống nước có thể giúp giảm cân không? Tham khảo thông tin về cách uống nước giúp giảm cân hoặc duy trì cân nặng.

Người đàn ông ở Quảng Ninh bất ngờ phát hiện ung thư gan thừa nhận bỏ qua dấu hiệu cảnh báo bệnh nguy hiểm này

Người đàn ông ở Quảng Ninh bất ngờ phát hiện ung thư gan thừa nhận bỏ qua dấu hiệu cảnh báo bệnh nguy hiểm này

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

GĐXH - Các bác sĩ phát hiện vị trí hạ phân thùy IV gan phải có một khối u kích thước gần 5cm đã vỡ, máu chảy rỉ rả. Kết quả xét nghiệm cho kết quả ung thư biểu mô tế bào gan.

Bé 13 tuổi ở Sơn La nhập viện gấp sau khi dọn thóc giúp cha mẹ, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân người Việt mắc phải

Bé 13 tuổi ở Sơn La nhập viện gấp sau khi dọn thóc giúp cha mẹ, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhi là trường hợp hy hữu bị thoát vị đĩa đệm khá nặng khi tuổi còn quá trẻ, nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến bại liệt.

Thường xuyên nói mơ khi ngủ báo hiệu nguy cơ tim mạch, đột quỵ

Thường xuyên nói mơ khi ngủ báo hiệu nguy cơ tim mạch, đột quỵ

Sống khỏe - 1 ngày trước

Nói mơ khi ngủ tưởng như vô hại, thực chất lại là yếu tố dự báo mạnh mẽ các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng bao gồm cả đột quỵ.

Nghẹt thở cứu thai phụ mang thai 38 tuần bị sốt xuất huyết nguy kịch

Nghẹt thở cứu thai phụ mang thai 38 tuần bị sốt xuất huyết nguy kịch

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Thai phụ dự kiến sinh vào 26/11 nhưng vào ngày thứ 5 của bệnh sốt xuất huyết, sản phụ xuất hiện dấu hiệu chuyển dạ nên được đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Top