Hà Nội
23°C / 22-25°C

Phong tỏa khác Vũ Hán - COVID-19 biến Italy thành ‘nhà tù xinh đẹp’

Thứ sáu, 09:06 13/03/2020 | Bốn phương

Tại quán café ở Rome, thành phố lâu đời từng kinh qua nhiều đại dịch lẫn ách cai trị tàn bạo, nhân viên pha chế thấy lạ lẫm khi phải dang tay ra xa để đưa cà phê cho khách.

Sau lệnh cách ly 16 triệu người tại vùng Lombardy và 14 tỉnh khác để ứng phó dịch COVID-19, quốc gia thu hút du khách bậc nhất châu Âu trở nên hoang vắng hơn bao giờ hết.

Họ phải làm vậy để góp phần ngăn virus corona lây lan tại đất nước 60 triệu dân đang chịu lệnh phong tỏa toàn quốc.

Đây là thời gian kỳ lạ và đầy rẫy nguy cơ tại Italy. Và Luigi, người pha chế ở quán Bar Due Pini, căng thẳng vì virus corona đang làm đảo lộn nhịp sống của người Italy.

“Sáng nay cảnh sát tới và ra lệnh phải vạch ra các ranh giới này”, Luigi nói, cho biết các vạch trên sàn cách nhau khoảng 1 m để chỉ dẫn các khách hàng giữ khoảng cách. “Chúng tôi mới chỉ có vài khách hôm nay, nhưng hai ngày nữa tôi nghĩ họ sẽ quay lại nhiều”.

Nhưng theo Los Angeles Times, điều đó sẽ khó xảy ra. Từ khi có lệnh phong tỏa toàn quốc bắt đầu từ ngày 10/3, người Italy đã buộc phải điều chỉnh lại các thói quen, sở thích. Số ca nhiễm virus corona ở nước này đã tăng vọt, lên tới 10.149 vào ngày 10/3 sau khi có thêm 977 ca mới. Đã có hơn 630 ca tử vong.

Phong tỏa khác Vũ Hán - COVID-19 biến Italy thành ‘nhà tù xinh đẹp’ - Ảnh 2.

Một du khách đeo khẩu trang trước Đài phun nước Trevi ở Rome. Ảnh: AFP.

“Nhà tù tuyệt đẹp”

Tác động của lệnh phong tỏa có thể thấy ở mọi nơi. Sự sầm uất thường ngày đã biến mất. Quảng trường St. Peter và Đài phun nước Trevi biểu tượng đã đóng cửa. Các chốt chặn đã được dựng lên. Các ngõ nhỏ không còn tiếng xe máy hay tiếng hướng dẫn viên. Không còn cảnh kẹt xe.

Một người dùng Facebook đã miêu tả Rome là “một nhà tù tuyệt đẹp”.

Milan, một đầu tàu kinh tế phía bắc và là một tâm dịch tại Italy, cũng rơi vào cảnh tương tự. Vùng Lombardy phía bắc có hơn một nửa trong số 10.000 ca nhiễm tại Italy, và chiếm đa số trong tổng cộng 877 ca nhiễm nặng.

Milan là nơi đầu tiên đóng cửa trường học, phòng tập, nhà thờ và sân vận động. Người dân chỉ được rời nhà để đi làm hoặc vì lý do sức khỏe, hay các nhu cầu thiết yếu khác như mua đồ ăn.

Attilio Fontana, lãnh đạo vùng Lombardy, trong một buổi họp báo được phát trên truyền hình, đã kêu gọi người Italy dừng đến các quán café. “Đó không thể coi là giới hạn quyền tự do của chúng ta, mà là một điều cần thiết vì sức khỏe cộng đồng”.

Phong tỏa khác Vũ Hán - COVID-19 biến Italy thành ‘nhà tù xinh đẹp’ - Ảnh 3.

Một lính Italy ở trạm kiểm soát phía đông nam thành phố Milan, trong bức ảnh chụp tháng 2/2020. Ảnh: AFP.


Nhiều người Italy đang tuân theo các yêu cầu trên, hiểu được dịch bệnh lần này có khả năng lây rất nhanh. Nhưng có những người đang bàn cách lẩn trốn, đi đường vòng qua các chốt chặn. Người Italy luôn tìm ra lỗ hổng để lách các quy định, như một bản năng, Los Angeles Times bình luận.

“Người Italy không thích theo quy tắc”, Anna Kraczyna, 52 tuổi, một giáo sư người Italy chuyên về ngôn ngữ và văn hóa ở Florence cho biết. “Như thể nó đi vào trong ADN của chúng tôi, vì chúng tôi chịu ách thống trị trong quá nhiều thế kỷ”.

Khía cạnh đó trong văn hóa Italy có hẳn tên furbizia, một kiểu xoay xở để phá vỡ các quy tắc - và cả sự thích thú đi kèm với nó - có nguồn gốc từ việc phải chống lại vô số những kẻ thống trị.

Chính phủ phải cố thuyết phục thanh niên ở nhà

Simona Romanò, chủ quán café 28 tuổi, nhận thấy một số cửa tiệm vẫn mở và một số người vẫn ra ngoài. Có những video được đăng lên mạng, về cảnh các sinh viên đang uống rượu trên quảng trường khi các quán bar đóng cửa. Chính quyền phải tiến hành các chiến dịch trên mạng xã hội với hashtag #iorestoacasa hoặc #I’mstayinghome (tạm dịch: Tôi ở nhà), trong đó người nổi tiếng ở Italy cố gắng thuyết phục thanh niên hãy ở nhà.

Hàng nghìn người miền nam Italy đang làm việc ở miền bắc vội vàng về nhà vào cuối tuần qua để tránh bị kẹt ở miền bắc bị phong tỏa. Giovanni Rezza, một quan chức tại viện y tế quốc gia của Italy, đã lên tiếng phê phán điều này và gọi những người đó là “bom sinh học”.

Số giường bệnh ở Lombardy ngày càng ít đi, trong khi các bệnh nhân có bệnh khác đang được sơ tán sang các vùng khác. Nhưng một số bác sĩ hoài nghi chiến lược này.

“Nếu chúng tôi tiếp nhận một bệnh nhân 80 tuổi, và cứu sống được họ thêm hai tuần, cũng có thể sau đó họ lại tử vong, và chúng tôi sẽ lỡ cơ hội điều trị cho nhiều người khác có cơ hội sống sót cao hơn”, bác sĩ Marco Vergano ở bệnh viện San Giovanni Bosco ở Turin, miền bắc Italy, nói với nhật báo La Stampa.

Phong tỏa khác Vũ Hán - COVID-19 biến Italy thành ‘nhà tù xinh đẹp’ - Ảnh 4.

Hai phụ nữ đang đeo khẩu trang đi qua địa danh Trajan ở Rome ngày 3/3. Ảnh: AFP.


Virus đang lây xuống phía nam, và người Rome bắt đầu đeo khẩu trang và ra siêu thị mua hàng, nhưng các nhân viên chỉ cho vài người bên trong. Họ phải xếp hàng cách nhau 1 m.

Người dân sẽ phải điền tờ khai nếu phải rời thành phố mình ở, và vẫn được đi làm. Chính phủ đang cân nhắc ngưng việc trả các khoản vay mua bất động sản đối với gia đình và các doanh nghiệp nhỏ, trước viễn cảnh kinh tế Italy có thể rơi vào suy thoái.

Ở thủ đô Rome, các bậc cha mẹ có thể làm từ xa, còn con cái họ thì học từ xa. Chính phủ đề nghị du khách rời Italy, nhưng nhiều người không thể tìm được cách rời đi khi nhiều chuyến bay bị hủy.

Theo Zing.vn

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chuyến bay hỗn loạn, hành khách tưởng 'sắp chết như trong phim'

Chuyến bay hỗn loạn, hành khách tưởng 'sắp chết như trong phim'

Bốn phương - 2 giờ trước

Một sự cố hy hữu và đầy kinh hoàng vừa xảy ra trên chuyến bay từ Cộng hòa Dominica đến sân bay Gatwick, Anh, khi một hành khách bất ngờ lao về phía đầu khoang và cố gắng mở cửa máy bay ở độ cao 9.000 m, cả khoang hành khách la hét trong hoảng loạn.

Tàu NASA tìm thấy nơi rất giống Trái Đất ở hành tinh khác

Tàu NASA tìm thấy nơi rất giống Trái Đất ở hành tinh khác

Tiêu điểm - 2 giờ trước

Địa hình dạng sóng giống Trái Đất tại một khu vực trên hành tinh đỏ có thể cung cấp các manh mối mới về lịch sử sự sống.

Sự thật ít ai ngờ: William và Harry không thừa kế nơi mẹ yên nghỉ!

Sự thật ít ai ngờ: William và Harry không thừa kế nơi mẹ yên nghỉ!

Bốn phương - 5 giờ trước

Dù là con trai của Công nương Diana, Thân vương William và Vương tử Harry lại không phải là người được thừa kế dinh thự nơi mẹ họ đã lớn lên và yên nghỉ. Vậy ai mới là người nắm giữ tương lai của Althorp – ngôi nhà mang tính biểu tượng trong gia tộc Spencer?

Kết cục trớ trêu của nam sinh dùng thủ đoạn nhưng vẫn đạt điểm cao kỳ thi đại học: Từ kỳ vọng quá mức đến áp lực khôn lường

Kết cục trớ trêu của nam sinh dùng thủ đoạn nhưng vẫn đạt điểm cao kỳ thi đại học: Từ kỳ vọng quá mức đến áp lực khôn lường

Tiêu điểm - 10 giờ trước

GĐXH - 22 năm trước, nam sinh này ăn trộm đề thi ĐH rồi học thuộc lòng đáp án. Vụ việc sau đó bị phát hiện, đề thi được đổi, nam sinh vẫn làm tốt với số điểm cao nhưng cuộc đời lại rẽ sang một hướng khác.

Vua Charles III 'cảnh giác' với nỗ lực hòa giải của Harry

Vua Charles III 'cảnh giác' với nỗ lực hòa giải của Harry

Bốn phương - 13 giờ trước

Harry gần đây cử trợ lý đến London để gặp thư ký truyền thông của Vua Charles III, nhằm hàn gắn mối quan hệ rạn nứt với Hoàng gia Anh.

Con trâu được bán với giá 430 triệu đồng, đại gia vẫn xuống tiền mua

Con trâu được bán với giá 430 triệu đồng, đại gia vẫn xuống tiền mua

Chuyện đó đây - 15 giờ trước

Một con trâu giống Banni đã được bán với giá lên tới 430 triệu đồng, làm nổi bật giá trị cao cấp, sức mạnh và khả năng sản xuất sữa của giống trâu này.

Bên trong khu ổ chuột tựa “lò thiêu” giữa lòng Seoul: "Có thể chết vì nắng nóng cũng không phải chuyện lạ"

Bên trong khu ổ chuột tựa “lò thiêu” giữa lòng Seoul: "Có thể chết vì nắng nóng cũng không phải chuyện lạ"

Chuyện đó đây - 1 ngày trước

Giữa mùa hè khắc nghiệt, những khu ổ chuột chật chội ở Seoul như biến thành “lò thiêu” khi nhiệt độ trong phòng lên tới hơn 40 độ, kể cả bật quạt cũng chỉ thổi ra hơi nóng.

Người Pháp đã làm những gì để sông Seine từng ô nhiễm kim loại nặng nhất thế giới bơi được trở lại sau 100 năm?

Người Pháp đã làm những gì để sông Seine từng ô nhiễm kim loại nặng nhất thế giới bơi được trở lại sau 100 năm?

Tiêu điểm - 1 ngày trước

GĐXH - Dòng sông Seine, biểu tượng của Paris (Pháp), đã chính thức mở cửa đón chào người dân thủ đô đắm mình trong làn nước mát sau hơn 1 thế kỷ.

Bi hài ở Trung Quốc: Viết bài hay quá bị vu oan là nhờ AI, sinh viên phải "cố viết dở" mới được tốt nghiệp

Bi hài ở Trung Quốc: Viết bài hay quá bị vu oan là nhờ AI, sinh viên phải "cố viết dở" mới được tốt nghiệp

Tiêu điểm - 1 ngày trước

“Tôi cảm thấy toàn bộ quá trình này thật phi lý... Cứ như một người vô tội bị kéo đến máy chém vậy", một sinh viên chia sẻ.

Sa mạc khô cằn nhất thế giới phủ tuyết trắng xóa, chuyện không tưởng gì đang xảy ra?

Sa mạc khô cằn nhất thế giới phủ tuyết trắng xóa, chuyện không tưởng gì đang xảy ra?

Chuyện đó đây - 2 ngày trước

Cảnh tượng ngoạn mục và không tưởng đã khiến mọi người choáng ngợp.

Top