Phòng tránh suy dinh dưỡng cho trẻ (cuối): Giúp trẻ phát triển toàn diện
GiadinhNet - Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo: Phụ nữ cần quan tâm chăm sóc về thể chất và tinh thần trong giai đoạn trước và trong khi mang thai để thai, nhi phát triển khoẻ mạnh.

Cần nâng cao nhận thức về chế độ "dinh dưỡng dự phòng"cho bà mẹ ngay từ khi còn trẻ, trước và trong khi mang thai. "Dinh dưỡng dự phòng" nhằm giảm tỷ lệ trẻ em SDD ở cả thể thấp còi và béo phì. Phụ nữ trước khi có thai cần được quan tâm đặc biệt tới chế độ dinh dưỡng, phòng tránh dịch bệnh, bao gồm: Ăn uống, tiêm vaccine phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn, chống giun sán, cần phải được học về dinh dưỡng cho mẹ cho bé, kinh nghiệm nuôi con khoa học.
Chăm sóc dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai bao gồm theo dõi sự tăng cân, tư vấn dinh dưỡng, khám thai, tiêm chủng, bổ sung viên sắt/folic và cải thiện môi trường vệ sinh. Không ít phụ nữ có tâm lý sai lầm là ăn thật nhiều đồ ngọt để con sinh ra được "mập mạp". Vì thế ngay khi trẻ sinh ra, do thay đổi môi trường sống đã bị hạ đường huyết hay rối loạn chuyển hoá. Triệu chứng này cũng dễ gây nên SDD. Bên cạnh đó, chỉ số SDD chiều cao theo tuổi cần được xem là chỉ số thiết yếu cần quan tâm theo dõi trên cộng đồng.

Cùng với chế độ dinh dưỡng hợp lý, một vấn đề quan trọng không kém - đó là sự vận động, rèn luyện thể chất.
Ở các cấp học, chúng ta đều có chương trình giáo dục thể chất nhằm giúp học sinh phát triển toàn diện. Nhưng có một sự "thiên vị" phổ biến trong chính quan niệm của các bậc phụ huynh: Không thể chấp nhận việc con bị điểm 5, điểm 6 môn văn hoá; còn với môn thể dục, thì phụ huynh lại sẵn sàng chấp nhận mức điểm "cho qua". Theo tôi, chính quan niệm này đã tác động một phần không nhỏ đến ý thức của các em, lười tập thể dục, hoặc học môn thể dục theo kiểu đối phó.
Ở nước ngoài, việc giáo dục thể chất là bắt buộc trong chương trình giáo dục. Hầu như học sinh nào cũng tham gia một hay vài bộ môn thể thao. Vấn đề là chúng ta phải tác động vào ý thức của cha mẹ trẻ ngay từ khi trẻ còn bé, để rèn cho trẻ niềm yêu thích tập luyện thể dục thể thao.

Hiện nay, chúng ta chỉ mới phân chia lớp học theo độ tuổi và trong 1 lớp học, nhu cầu ăn của các em khác nhau. Tuy nhiên do nhiều khó khăn (bếp, nơi chế biến thức ăn, người phục vụ, kinh phí...) nên các em lại được cho khẩu phần ăn tương tự nhau. Cần sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường để đáp ứng nhu cầu cá thể của từng cháu trên cơ sở nhu cầu chung. Các cô nuôi dạy trẻ cần đào tạo nhiều và được trang bị tốt hơn nữa kiến thức về dinh dưỡng.
Quỳnh An (Ghi)

Thuốc dùng trong điều trị xuất tinh ngược dòng
Dân số và phát triển - 3 giờ trướcXuất tinh ngược dòng là một nguyên nhân quan trọng gây vô sinh ở nam giới. Việc điều trị sớm, đúng cách sẽ mang lại cơ hội có con cho bệnh nhân.

Người cao tuổi không ăn cơm, hại nhiều hơn lợi
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcViệc loại bỏ cơm khỏi khẩu phần ăn có thể gây hại cho sức khỏe người cao tuổi, dẫn đến thiếu năng lượng, suy dinh dưỡng, rối loạn đường huyết và nhiều hệ lụy khác.

Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcNhiều bà mẹ lo lắng rằng khi con mọc răng, việc bú mẹ sẽ trở nên đau đớn và nghĩ đến việc cai sữa, không cho con bú nữa. Điều đó có nên không?

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcTheo kết quả một nghiên cứu mới, trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp các bác sĩ siêu âm xác định bất thường nào khi siêu âm sàng lọc thai kỳ ở tuần thứ 20 nhanh gấp đôi mà không làm giảm độ chính xác của chẩn đoán.

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcMặc dù nam giới ít bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) hơn phụ nữ nhưng đây cũng có thể là mối quan tâm đáng kể về sức khỏe, đặc biệt là khi không được điều trị.

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcSữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcChlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến do nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Phụ nữ chủ yếu nhiễm Chlamydia khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng với chồng/ đối tác bị nhiễm trùng.

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcHội chứng tiền kinh nguyệt là một tập hợp các triệu chứng về thể chất, tâm lý và cảm xúc mà nhiều phụ nữ gặp phải trong khoảng thời gian 1 - 2 tuần trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt.

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcGĐXH – Theo các chuyên gia, với những trường hợp lạm dụng sử dụng thuốc tránh thai liên tục trong một thời gian quá dài, không có thời gian "nghỉ" là không đúng với hướng dẫn chuyên môn của viên uống tránh thai đường uống, có nguy cơ gây hệ lụy.

Chế độ ăn cho người bị cường kinh
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcChế độ ăn uống khoa học, vận động thể chất đều đặn là những yếu tố quan trọng giúp chị em có sức khỏe tốt và chu kỳ kinh nguyệt ổn định.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.