Khi nghe tin tại tỉnh Hải Dương ghi nhận nhiều ca nhiễm COVID-19 mới trong cộng đồng, trong đầu điều dưỡng Bạch Văn Hoàn (Khoa Hồi sức tích cực – Bệnh viện Bạch Mai) đã nghĩ nếu tình hình dịch bệnh có diễn biến phức tạp thì chắc chắn sẽ phải thiết lập bệnh viện dã chiến.
Đúng như những gì anh suy nghĩ, rạng sáng 29/1 anh Hoàn cùng ê-kíp Bệnh viện Bạch Mai nhận được chỉ đạo của cấp trên sẵn sàng lên đường chi viện cho Hải Dương thiết lập Bệnh viện dã chiến 2.
7h sáng, cả đội đã có mặt tại Bệnh viện Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương, bấy giờ các trang thiết bị phục vụ Bệnh viện Dã chiến 2 gần như chưa có gì. Mọi người bắt tay ngay vào công việc, làm việc liên tục không ngừng nghỉ để làm sao trong ngày hôm ấy bệnh viện có thể sẵn sàng tiếp nhận bệnh nhân. Đúng 3h chiều 24 bệnh nhân COVID-19 đầu tiên đã nhập viện.
Không kịp nghỉ ngơi, anh Hoàn và ê-kíp tiếp tục thiết lập khu vực hồi sức cấp cứu cho bệnh nhân tại tầng 5 của bệnh viện. Khu vực này lúc ấy chưa có bất kỳ một trang thiết bị y tế nào, bụi phủ khắp nơi.
Thấy vậy, những điều dưỡng như anh Hoàn cũng không ngần ngại xắn tay áo, tay chổi tay xô lao vào quét dọn, lau chùi để làm sao nhanh nhất có thể sớm đưa khu hồi sức cấp cứu vào hoạt động.
Chỉ sau 1 ngày, khu hồi sức cấp cứu đã được thiết lập xong. Hai ngày sau, một bệnh nhân diễn biến nặng cần phải lọc máu ngay lập tức, nhưng trong ê-kíp của Bệnh viện Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương lại không có ai biết lọc máu bởi kỹ thuật này chưa được triển khai ở đây. 12h đêm anh Hoàn lên đường vào bệnh viện tiến hành lọc máu cho bệnh nhân, sau đó theo dõi diễn biến, biểu hiện của bệnh nhân cho đến 9h sáng, sau khi bệnh nhân đã ổn định, anh mới dám nghỉ ngơi một chút.
"Những ngày tiếp theo, xuất hiện thêm nhiều ca bệnh nặng hơn, không kể ngày hay đêm bất cứ khi nào bệnh nhân trở nặng tôi lại vào viện tiến hành các kỹ thuật lọc máu, cho bệnh nhân thở máy. Hằng đêm vẫn có những cuộc gọi từ ê-kíp trực tại Bệnh viện Dã chiến 2 yêu cầu tôi hỗ trợ" – điều dưỡng Hoàn nhớ lại.
Ngày 18/2, Bệnh viện Dã chiến 2 tiếp nhận bệnh nhân H. được chuyển từ huyện Kinh Môn lên, khi nhập viện chụp ảnh X-quang, phổi của bệnh nhân đã tổn thương rất nặng, ê-kíp ngay lập tức tiến hành các biện pháp cấp cứu, lọc máu, cho bệnh nhân thở máy và tiếp tục theo dõi.
Kể lại đêm đáng nhớ anh Hoàn nói: "12h đêm ê-kíp nhận được tin báo bệnh nhân H có dấu hiệu suy hô hấp, chúng tôi ngay lập tức vào viện tiến hành lọc máu, đặt ống thở cho bệnh nhân, đến khoảng 3h sáng bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch. Tôi thức trắng đêm theo dõi biểu hiện sinh tồn của bệnh nhân cho tới tận 12h trưa.
Bữa trưa cũng chỉ kịp ăn vội bát cơm rồi lại tiếp tục vào viện theo dõi bệnh nhân. Các nhân viên y tế tại bệnh viện dã chiến 2 đa phần chưa từng gặp ca bệnh nặng như thế này, hơn nữa lại không có chuyên môn về hồi sức cấp cứu nên tôi phải liên tục theo dõi, giám sát và chăm sóc cho bệnh nhân 24/24".
Rất may mắn chỉ sau 3 ngày bệnh nhân đã hồi phục, tiên lượng tốt cỏ thể cai thở máy, không cần phải lọc máu nữa. Đến hôm nay anh Hoàn và ê-kíp thật sự rất vui mừng vì bệnh nhân đã có thể đứng dậy, đi lại bình thường mặc dù sức khỏe còn yếu.
Làm việc liên tục cường độ cao trong môi trường thường xuyên tiếp xúc với bệnh nhân F0, thế nhưng anh Hoàn và đồng đội luôn xác định không được để bất cứ người bệnh nào tử vong. "Chúng tôi cũng có nhiều kinh nghiệm trong việc điều trị bệnh nhân COVID-19 vì đã từng chinh chiến tại chiến trường Đà Nẵng hơn một tháng, mặc dù có chút lo lắng nhưng cả ê-kíp luôn cố gắng hết sức mình, không ngại khó, ngại khổ và quan trọng là luôn giữ cho mình tư tưởng thoải mái, những suy nghĩ tích cực".
Tâm sự thêm về câu chuyện cá nhân của riêng mình, anh Hoàn cho biết: "Đợt dịch trước tại Đà Nẵng, khi lên đường vào tâm dịch, tôi có gọi điện cho bố chứ không dám gọi cho mẹ vì sợ mẹ buồn, thế nhưng chỉ ngay sau đó mẹ tôi đã gọi lại, mẹ có đôi phần lo lắng cho tôi khi ở trong tâm dịch. Tôi an ủi, động viên mẹ, bảo mẹ đừng lo lắng, "thanh niên trai tráng như bọn con không sợ dịch bệnh đâu, bố mẹ ở nhà nhớ giữ gìn sức khỏe, đừng bận tâm nhiều".
Còn trong chuyến đi Hải Dương này, trong đầu anh Hoàn lúc đó bộn bề suy nghĩ, không biết tình hình dịch bệnh hiện tại ra sao, không biết có được về nhà để ăn Tết hay không. Trước khi lên đường anh không dám gọi điện cho bố mẹ, sau khi đã đặt chân tới nơi mới gọi điện về cho bố thông báo rằng mình đã đi Hải Dương. "Bố tôi động viên, phải cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Tổ quốc giao cho, dặn tôi yên tâm công tác đừng lo lắng cho bố mẹ" – điều dưỡng Hoàn tâm sự.
Kể về lần đầu ăn tết xa nha, anh Hoàn nhớ lại: "Gần Tết bố tôi có gọi hỏi xem liệu có về nhà ăn Tết không, tôi bảo bố vì tình hình dịch bệnh tại Hải Dương vẫn còn đang căng thẳng, chắc Tết này con không về được. Nhà có 2 chị em, chị tôi thì lấy chồng xa, Tết này không có tôi chỉ có 2 ông bà đón Tết với nhau, tôi cũng buồn, nhưng biết làm sao được khi mình vẫn còn đang dang dở công việc mà tổ quốc giao phó. Tôi có gọi điện cho chị gái, dặn chị nếu có thể thì hãy cho các cháu về chơi với ông bà để ông bà bớt cô đơn".
Đó là câu chuyện của Điều dưỡng Nguyễn Việt Anh (Khoa Nhi – Bệnh viện Bạch Mai), lên đường tiến vào tâm dịch khi con gái chưa đầy 6 tháng tuổi, chàng điều dưỡng trẻ 9x đã đồng hành cùng Bệnh viện Dã chiến 2 trong gần một tháng.
Kể lại câu chuyện của mình, Việt Anh nhớ lại một năm kể từ ngày cưới vợ đều là những ngày tháng xa nhà đi vào điểm nóng. 28/3/2020, Bệnh viện Bạch Mai phong tỏa, vừa cưới vợ được một tháng, điều dưỡng 9x không ngần ngại xung phong đi vào vùng phong tỏa, lúc này vợ chồng anh cũng vừa hay có "tin vui".
"Lúc tôi đi vợ khóc thút thít, còn ông bà hai bên động viên vì cái nghề mình đã chọn con cứ đi, ở nhà có bố mẹ chăm sóc vợ" – Việt Anh nhớ lại.
Tháng 1/2021, ổ dịch tại Hải Dương bùng phát, bệnh nhân nhi tại Bệnh viện Dã chiến 2 bắt đầu đông lên. Lúc này, lãnh đạo Bệnh viện Bạch Mai huy động ê-kíp nhi xuống hỗ trợ, điều dưỡng Việt Anh xung phong: Nếu Hải Dương cần đến tôi lúc nào tôi cũng sẵn sàng.
Ngay khi có mặt ở Bệnh viện Dã chiến 2 ê-kíp của Bệnh viện Bạch Mai tiến hành thăm khám cho các bệnh nhi.
Nhớ lại ngày lên đường tiến vào tâm dịch, Việt Anh bồi hồi: "14h ngày 5/2, tôi nhận được lệnh chuẩn bị 15h xe xuất phát đi Hải Dương. Tôi chỉ kịp chào tạm biệt bố mẹ và vợ con rồi bắt xe ra bệnh viện đi luôn. Lúc đấy cũng chỉ biết nói với vợ anh đi chưa biết khi nào về, em ở nhà chăm con… Cứ thế vợ tôi khóc sụt sùi".
Bố mẹ hai bên vẫn động viên anh cố gắng, nhưng trong lòng ông bà thì vô cùng thương hai vợ chồng, vì lúc này con gái Việt Anh còn chưa đầy 6 tháng tuổi.
Vốn là điều dưỡng chuyên khoa nhi nên cứ về nhà là Việt Anh dành hết thời gian cho việc chăm sóc con, thậm chí anh còn đùa rằng mình chăm con giỏi hơn cả vợ từ bỉm sữa, tắm rửa, cho con ăn… Quấn quýt với con là thế nhưng khi anh xuống Hải Dương hỗ trợ, một hai ngày đầu gọi video con còn nhìn cười toe toét, đến ngày thứ 3 gọi con quên cả mặt bố, quay đi không tiếp chuyện.
"Tôi vẫn hay đùa với mọi người chỉ mong nhanh nhanh hết dịch để về, con quên mặt bố rồi. Còn vợ tôi, hai ngày đầu lúc mới xuống, vợ stress còn không nói chuyện, gọi điện chỉ để nhìn con. Ngay cả kỷ niệm 1 năm ngày cưới hai vợ chồng cũng không được gặp nhau", Việt Anh tâm sự.
Nhớ vợ, nhớ con gái nhỏ là thế, nhưng điều dưỡng Việt Anh vẫn không quên nhiệm vụ chính của bản thân khi đang ở tâm dịch. Những ngày đầu tại Bệnh viện Dã chiến 2, việc lấy ven cho các bệnh nhi trở nên khó khăn hơn nhiều khi có lớp găng bảo hộ hơn nữa còn tấm kính chắn cản trở tầm nhìn.
"Nhiều khi phải lấy theo giải phẫu vì 1-2 ngày đầu không thể nhìn nổi, khẩu trang N95 làm mờ hết kính bảo hộ, lại thêm lớp kính chắn bên ngoài. Sau vài ngày tôi dần quen hơn, đến hiện tại gần như tôi phụ trách toàn bộ việc lấy ven, mẫu xét nghiệm cho các bệnh nhi" – điều dưỡng trẻ tâm sự.
Tâm sự về những ngày ở tâm dịch, điều dưỡng Việt Anh cho biết: "Bệnh viện trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương không có chuyên khoa nhi, những thiết bị và đồ dùng liên quan đến nhi gần như là thiếu hết. Sau khi thành Bệnh viện Dã chiến 2 và lượng bệnh nhi tăng lên, những thiết bị đều phải xin chi viện mới có để điều trị.
Hơn nữa, các tuyến khác cũng không có chuyên khoa Nhi để tăng cường, những việc truyền hay lấy máu có thể nói là khó cho nhân viên ở đây vì trước giờ họ chỉ làm cho người lớn. Không những thế, cứ 7 ngày Bệnh viện lại thay kíp trực, vừa đào tạo cho kíp này quen việc một chút thì lại đổi người. Rồi việc mặc đồ bảo hộ nên hạn chế trong việc nghe phổi cho bệnh nhi, đội ngũ cán bộ y tế dùng tay đếm nhịp thở thủ công và chụp X-quang để chẩn đoán".
Công việc điều trị bệnh nhi mắc COVID-19 cũng có những đặc thù riêng, với nguy cơ phơi nhiễm cao như lúc lấy máu, người lớn thì có thể yêu cầu bệnh nhân quay mặt đi chỗ khác, nhưng với nhi thì không thể như vậy, thậm chí còn việc các cháu quấy khóc.
Thế nhưng, điều dưỡng trẻ 9x không vì thế mà nản lòng: "Nếu tôi sợ thì không có ai làm cả. Phải đảm bảo an toàn cho bản thân mình để hoàn thành nhiệm vụ".
Những cố gắng của họ đã được đền đáp, 5 bệnh nhi đã khỏi bệnh, trong đó có bệnh nhi sơ sinh và nhỏ tuổi nhất Việt Nam – K.C khiến cả ê-kíp rất mừng. Mẹ K.C vẫn nhắn tin cảm ơn bác sĩ, mặc dù mặc đồ bảo hộ kín mít nhưng tất các bệnh nhi đều nhớ mặt, chào từ xa khi thấy ê-kíp, không còn lo sợ mỗi khi được thăm khám…
"Nỗ lực gấp đôi" – đó là những gì Việt Anh chia sẻ sau gần một tháng nằm trong tâm dịch. "Một đặc thù của điều trị bệnh nhi là khi nhập viện các em phải có người lớn đi kèm, ví dụ như hai mẹ con, hai bố con, bà cháu phải âm tính mới có thể ra viện. Ở nhà không có ai chăm, vì vậy phải nỗ lực hơn gấp đôi. Khi đi hỏi thăm bệnh nhi cũng phải theo dõi luôn tình hình sức khỏe của người nhà" – Việt Anh nói.
Cuộc chiến chống COVID-19 vẫn còn đang trước mắt, không biết ngày trở về gặp lại vợ con, gia đình là khi nào, điều dưỡng Việt Anh cùng đội ngũ cán bộ y tế vẫn đang nỗ lực hết sức mình để cứu chữa cho các bệnh nhân. Các phụ huynh có con đang điều trị tại khoa Nhi - Bệnh viện Bạch Mai đã nhắn tin động viên điều dưỡng trẻ nơi tâm dịch và không quên nhắn nhủ điều dưỡng Việt Anh nhanh chóng về với nhà 207 (nơi điều trị các bệnh nhi ung thư máu). Còn vợ Việt Anh nơi hậu phương vẫn luôn nhắn gửi rằng: "Anh cứ yên tâm công tác, ở nhà em chăm con gái, khi nào ổn anh về với hai mẹ con".
Bé gái sơ sinh bị bỏ trong túi bóng đặt trước cửa bệnh viện ở Hà Nội
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH – Trẻ bị bỏ vào túi bóng đặt tại cửa khoa cấp cứu của bệnh viện trong tình trạng tím tái toàn thân, không tự thở, tim mờ.
Mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ 19 tuổi vào rừng hái lá ngón để ăn
Y tế - 2 ngày trướcDo mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ trẻ ở Quảng Nam đã vào rừng hái 6 lá ngón ăn để tự tử, rất may được cứu sống kịp thời.
Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện
Y tế - 3 ngày trướcSau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.
Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi… Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ bệnh viện E nhận thấy ở người bệnh có những triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp.
Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'
Y tế - 4 ngày trướcNam thanh niên 23 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, mất vận động đùi trái, xương đùi vỡ nát thành nhiều mảnh sau khi bị cây đổ đè trúng.
Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn
Y tế - 4 ngày trướcTrong lúc bố mẹ vắng nhà, 2 anh em ruột ở Đắk Lắk đã bắt cóc làm thịt. Sau khi ăn xong, cả hai đều bị ngộ độc, người anh tử vong còn em gái đang nguy kịch.
Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh Whitmore.
Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Đây là ca bệnh đặc biệt và nhỏ tuổi nhất được thăm khám tại chương trình Phẫu thuật vi phẫu quốc tế được tổ chức thực hiện tại Bệnh viện E.
Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm
Y tế - 4 ngày trướcNam thanh niên 26 tuổi phải vào viện tâm thần 2 lần do thường xuyên hút thuốc lá điện tử pha với cần sa.
Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2
Y tế - 5 ngày trướcGĐXH – Tại bệnh viện, bệnh nhân có biểu hiện choáng, sắc mặt tái nhợt, tim thai giảm thấp, huyết áp không đo được.
Sốt cao không dứt, người đàn ông đi khám phát hiện mắc bệnh Whitmore
Y tếSốt cao, mua thuốc uống không đỡ, anh T. nhập viện tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2, xác định dương tính với Whitmore.