Hà Nội
23°C / 22-25°C

'Quan điểm của Bộ GD-ĐT là hướng tới trường học không có dạy thêm'

Thứ ba, 06:40 11/02/2025 | Giáo dục

Lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho hay quan điểm của Bộ là hướng tới các trường không có học thêm, dạy thêm. Thời gian tại trường, học sinh không chỉ học kiến thức mà còn phát triển toàn diện về nhân cách, lối sống, khả năng giải quyết vấn đề.

Mới đây, Bộ GD-ĐT ban hành Thông tư 29 quy định về dạy thêm, học thêm; thay thế Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16/5/2012.

Trước thời điểm Thông tư 29 chính thức có hiệu lực từ ngày 14/2 tới đây, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng đã có những trao đổi xung quanh quy định mới này:

- Thưa Thứ trưởng, ông có thế cho biết Bộ GD-ĐT đã xây dựng và ban hành Thông tư 29 dựa trên những quan điểm, nguyên tắc nào?

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng: Thông tư quy định về dạy thêm, học thêm được xây dựng lần này với 5 quan điểm và nguyên tắc.

Thứ nhất, để thực hiện Luật Giáo dục năm 2019, các quy định của pháp luật khác có liên quan và phù hợp với tình hình thực tiễn tại các địa phương trong công tác quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm. Đồng thời thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng tại văn bản số 41/TTg-QHĐP ngày 10/1/2024.

Thứ hai, Bộ quản lý các hoạt động dạy thêm, học thêm, chứ “không cấm”. Quy định rõ những hoạt động dạy thêm, học thêm nào đúng quy định; hoạt động nào không đúng quy định để chính quyền các cấp, các tổ chức cá nhân và toàn xã hội tham gia giám sát, kiểm tra, thanh tra trong quá trình tổ chức thực hiện, vì vậy thông tư lần này đã bổ sung các các lực lượng (chính quyền các cấp, tổ chức cá nhân có liên quan) cùng tham gia quan lý hoạt động này.

Thứ ba, việc tổ chức dạy thêm, học thêm phải bảo đảm không ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiện chương trình giáo dục của nhà trường; không ảnh hưởng tới việc thực hiện chương trình môn học của giáo viên.

Thứ tư, tổ chức dạy thêm, học thêm phải bảo đảm lợi ích của học sinh, không ép buộc; giữ gìn hình ảnh và sự tôn nghiêm của nhà giáo.

Thứ năm, dạy thêm, học thêm phải phù hợp với Chương trình phổ thông 2018 đã thay đổi căn bản từ chương trình định hướng nội dung sang định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Hình thành phẩm chất, năng lực qua cả quá trình học và hoạt động giáo dục; hình thành phương pháp, thói quen, khả năng tự học của học sinh.

'Quan điểm của Bộ GD-ĐT là hướng tới trường học không có dạy thêm' - Ảnh 1.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng.

- Vậy đâu là những điểm mới của thông tư quy định dạy thêm, học thêm để có thể đảm bảo được các quan điểm, nguyên tắc như trên, thưa thứ trưởng?

Thông tư mới quy định không dạy thêm, học thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống; không dạy thêm đối với học sinh đã được nhà trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.

Việc dạy thêm, học thêm trong nhà trường không được thu tiền của học sinh và chỉ dành cho 3 đối tượng, là những đối tượng thuộc trách nhiệm của nhà trường: Học sinh có kết quả học tập môn học cuối học kỳ liền kề ở mức chưa đạt; học sinh được nhà trường lựa chọn để bồi dưỡng học sinh giỏi và học sinh lớp cuối cấp tự nguyện đăng ký ôn thi tuyển sinh, ôn thi tốt nghiệp theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.

Các trường phổ thông hiện nay đang áp dụng chương trình giáo dục phổ thông 2018, Bộ GD-ĐT đã quy định cụ thể số tiết/môn, đưa ra các yêu cầu cần đạt với từng môn học vừa sức với học sinh.

Bộ cũng giao cho các trường quyền tự chủ xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường đảm bảo hiệu quả và thầy cô giáo chú trọng đổi mới phương pháp dạy học nhằm đạt mục tiêu của chương trình là phát triển năng lực học sinh. Như vậy về mặt nguyên tắc, nhà trường, thầy cô thực hiện đúng giờ học theo quy định đã đảm bảo cho học sinh lượng kiến thức và đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình.

Quan điểm của Bộ GD-ĐT là hướng tới các trường không có học thêm, dạy thêm. Thay vào đó, sau giờ học các môn học theo chương trình, học sinh có thời gian, không gian để tham gia các hoạt động vui chơi, thể thao, mỹ thuật, âm nhạc,… Để thời gian trong trường phổ thông không chỉ là thời gian hướng học kiến thức mà còn là thời gian để học sinh phát triển toàn diện về nhân cách, lối sống, ý thức trách nhiệm và khả năng hòa nhập với xã hội, rèn luyện khả năng giải quyết vấn đề. Các thầy cô, các nhà làm giáo dục và toàn xã hội đều thống nhất điều này; học sinh không phải học thêm quá nhiều gây áp lực, mệt mỏi không cần thiết, để mỗi ngày đến trường là một ngày vui.

Đối với quy định dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường, Thông tư mới quy định: tổ chức cá nhân tổ chức dạy thêm, học thêm có thu tiền của học sinh phải thực hiện đúng các quy định về pháp luật liên quan (đăng ký kinh doanh, khai báo hoạt động, cung cấp thông tin liên quan với chính quyền địa phương theo quy định của pháp luật); giáo viên đang dạy học tại các trường không được dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền đối với học sinh của mình trên lớp… Quy định mới nhằm đảm bảo quyền lợi cho học sinh, tránh việc giáo viên “kéo” học sinh trên lớp ra ngoài để dạy thêm.

Nếu không thuộc đối tượng cần học thêm trong nhà trường, học sinh có nguyện vọng học thêm ở ngoài là hoàn toàn tự nguyện. Học để giỏi hơn, phát triển bản thân hơn là nguyện vọng chính đáng, do đó Bộ GD-ĐT không cấm, tuy nhiên tổ chức, cá nhân đã dạy thêm phải đăng ký kinh doanh và phải công khai địa điểm, môn học, thời lượng học, kinh phí... và phải thực hiện nghiêm quy định của pháp luật về thời giờ làm việc, thời gian làm việc, an toàn, an ninh...

- Trước thời điểm thông tư quy định dạy thêm, học thêm chính thức thực hiện cũng có những lúng túng trong việc triển khai. Ông có thể chia sẻ trách nhiệm của các bên trong triển khai thực hiện thông tư này?

Việc ban hành thông tư quy định dạy thêm, học thêm là để phù hợp với rất nhiều các chính sách, quy định hiện hành và phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Cho đến thời điểm này, qua theo dõi dư luận, các quy định của thông tư nhận được sự đồng tình từ xã hội. Bây giờ là quá trình thực hiện, trong đó “hiểu, làm đúng trách nhiệm của các bên” là yếu tố quyết định để Thông tư 29 thực sự đi vào cuộc sống.

Về phía Bộ GD-ĐT, sau khi ban hành Thông tư 29 và sau Công điện của Thủ tướng ngày 7/2 về tăng cường quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm, Bộ sẽ tiếp tục có các văn bản đôn đốc, chỉ đạo tiếp theo để các Sở GD-ĐT tham mưu và ban hành các hướng dẫn thực hiện tại địa phương.

Về phía UBND các tỉnh, cần chỉ đạo thực hiện hiệu quả công tác truyền thông, tổ chức các hội nghị triển khai chuyên đề để phổ biến, hướng dẫn đến các đối tượng liên quan để thống nhất trong tổ chức triển khai thực hiện đúng các quy định;...

Về phía các Sở GD-ĐT, chúng tôi được biết hiện nhiều sở đã ban hành hướng dẫn thực hiện Thông tư 29 và đã tham mưu cho địa phương ban hành các chính sách hỗ trợ phù hợp cho phát triển GD-ĐT. Đề nghị các Sở GD-ĐT tiếp tục quan tâm và sớm ban hành hướng dẫn, tham mưu phù hợp với địa phương.

Đối với các nhà trường và thầy cô, trách nhiệm là dạy học để học sinh hình thành phẩm chất, năng lực, đáp ứng chuẩn đầu ra; việc ra đề kiểm tra, đánh giá cũng đảm bảo đúng, đủ với những yêu cầu cần đạt của chương trình. Với những học sinh thực sự còn yếu kém, còn lúng túng chuẩn bị cho các kỳ thi chuyển cấp, kỳ thi tốt nghiệp THPT thì trách nhiệm của nhà trường, giáo viên là bổ trợ cho các em. Khi chúng ta xác định được trách nhiệm như vậy những vấn đề khác sẽ không còn nặng nề.

Những ngày qua, cũng có những ý kiến cho rằng, không dạy thêm giảm thu nhập của giáo viên. Chúng ta đều biết rằng, có rất nhiều giáo viên như giáo viên mầm non, giáo viên vùng sâu vùng xa, giáo viên nhiều bộ môn… họ không dạy thêm nhưng vẫn tâm huyết, say sưa với nghề.

Tôi muốn chia sẻ thêm, thời gian qua, khi dạy thêm, học thêm xuất hiện một vài yếu tố tiêu cực, không ít thầy cô giáo tốt cũng phải chịu mang tiếng, tổn thương, do đó quy định mới lần này còn là hướng tới “bảo vệ sự tôn nghiêm của nghề giáo”.

Thay đổi, đổi mới bao giờ cũng khó khăn, khó tiếp nhận. Nhưng những gì thông tư quy định dạy thêm, học thêm đang hướng tới là vì một nền giáo dục với những giá trị tốt đẹp. Do vậy, dù bước đầu khó khăn song tôi mong rằng sẽ có sự đồng lòng, quyết tâm trong triển khai thông tư này. Bộ GD-ĐT sẽ sát sao cùng địa phương, nhà trường, thầy cô trong quá trình thực hiện.

Đối với lĩnh vực giáo dục nói chung và vấn đề chúng ta đang bàn tới là dạy thêm, học thêm nói riêng, chỉ nỗ lực của ngành giáo dục là chưa đủ, còn rất cần sự thấu hiểu, vào cuộc, giám sát của phụ huynh và xã hội. Khi phụ huynh vẫn còn nặng nề về thành tích học tập của con, còn chưa yên tâm chỉ vì con không đi học thêm, còn chưa thấy hết vai trò của giáo dục gia đình ngoài giáo dục nhà trường… thì khi đó dạy thêm, học thêm vẫn còn tồn tại ở góc độ tiêu cực. Sự giám sát của xã hội đối với việc thực hiện thông tư quy định dạy thêm, học thêm cũng rất quan trọng để quy định được thực hiện hiệu quả.

'Quan điểm của Bộ GD-ĐT là hướng tới trường học không có dạy thêm' - Ảnh 2.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hàng loạt đại học phía Nam công bố phương án tuyển sinh 2025

Hàng loạt đại học phía Nam công bố phương án tuyển sinh 2025

Giáo dục - 4 giờ trước

Hàng loạt đại học lớn ở phía Nam công bố phương án tuyển sinh 2025, trong đó có nhiều trường duy trì phương án xét học bạ.

Băn khoăn kinh phí chi trả cho giáo viên dạy phụ đạo trong nhà trường

Băn khoăn kinh phí chi trả cho giáo viên dạy phụ đạo trong nhà trường

Giáo dục - 1 ngày trước

Trước đây, tại nhiều địa phương, trường học vẫn tổ chức dạy phụ đạo cho học sinh và có thu tiền. Tuy nhiên, hiện nhiều trường học thông báo dừng dạy thêm từ 14/2 do không có nguồn kinh phí chi trả cho giáo viên.

Mức quy đổi điểm IELTS xét tuyển vào các trường đại học năm 2025

Mức quy đổi điểm IELTS xét tuyển vào các trường đại học năm 2025

Giáo dục - 1 ngày trước

Với chứng chỉ IELTS từ 4.0 - 9.0, thí sinh có thể quy đổi thành 6 - 10 điểm môn tiếng Anh khi xét tuyển vào đại học.

Đáp ứng điều kiện này giáo viên được dạy thêm?

Đáp ứng điều kiện này giáo viên được dạy thêm?

Giáo dục - 1 ngày trước

GĐXH - Giáo viên cần đáp ứng các tiêu chí gì để được dạy thêm theo quy định tại Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT? Dưới đây là các thông tin chi tiết.

Cựu học sinh chuyên Văn là nghiên cứu sinh tiến sĩ, đạt 9.0 IELTS

Cựu học sinh chuyên Văn là nghiên cứu sinh tiến sĩ, đạt 9.0 IELTS

Giáo dục - 1 ngày trước

Cùng lúc thi đỗ cả vào ngành Khoa học máy tính của Trường ĐH Bách khoa, ĐH Quốc gia TPHCM và ngành Sư phạm tiếng Anh của Trường ĐH Sư phạm TPHCM, Như Quỳnh khi ấy quyết định đi theo nghiệp sư phạm.

Một thành phố muốn học sinh THCS chỉ học 5 ngày/tuần

Một thành phố muốn học sinh THCS chỉ học 5 ngày/tuần

Giáo dục - 2 ngày trước

TP Thanh Hóa vừa có văn bản xin ý kiến cho phép học sinh khối Trung học cơ sở nghỉ học thứ 7, triển khai dạy học 5 ngày/tuần

Chốt phương án thi tuyển sinh lớp 10 tại Quảng Bình

Chốt phương án thi tuyển sinh lớp 10 tại Quảng Bình

Giáo dục - 2 ngày trước

GĐXH - Khác với năm trước, số lượng môn thi tại kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT tại Quảng Bình năm nay có thêm 1 môn.

Bỏ đề xuất giáo viên được tăng 1 bậc khi xếp lương lần đầu

Bỏ đề xuất giáo viên được tăng 1 bậc khi xếp lương lần đầu

Giáo dục - 3 ngày trước

Dự thảo Luật Nhà giáo bỏ quy định tăng 1 bậc lương trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp với nhà giáo tuyển dụng, xếp lương lần đầu.

Lịch tuyển sinh lớp 6 các trường THCS hot nhất nhì Hà Nội 2025

Lịch tuyển sinh lớp 6 các trường THCS hot nhất nhì Hà Nội 2025

Giáo dục - 4 ngày trước

Nhiều trường hot tại Hà Nội công bố lịch tuyển sinh lớp 6, năm học 2025-2026 với các phương thức như xét học bạ, đánh giá năng lực.

Được người nhặt rác nuôi, nam sinh đỗ đại học số 1 châu Á, từ chối 35 tỷ bù đắp

Được người nhặt rác nuôi, nam sinh đỗ đại học số 1 châu Á, từ chối 35 tỷ bù đắp

Giáo dục - 4 ngày trước

Bị bỏ rơi từ nhỏ, Lý Thiên Tứ đỗ vào Đại học Thanh Hoa, từ chối hàng chục tỷ đồng bồi thường từ cha mẹ ruột để bảo vệ cha nuôi.

Top