Hà Nội
23°C / 22-25°C

“Quy tắc đồ lót” giúp con trẻ phòng, chống xâm hại tình dục

Thứ hai, 10:38 01/06/2015 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Bằng những thông tin thiết thực, nhẹ nhàng về giáo dục giới tính được học tại trường, nhiều học sinh lớp 5 trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đã nắm được “quy tắc đồ lót”, “luật bàn tay” để tự bảo vệ mình, tránh bị xâm hại tình dục.

Các em học sinh lớp 5, Trường tiểu học  Trần Nhật Duật (quận Hoàn Kiếm) hào hứng với buổi học thực nghiệm. 	 Ảnh: H.Anh

Các em học sinh lớp 5, Trường tiểu học Trần Nhật Duật (quận Hoàn Kiếm) hào hứng với buổi học thực nghiệm. Ảnh: H.Anh

 

Dậy thì, con cần phải làm gì?

Tiết học chiều thứ Tư của học sinh lớp 5 Trường tiểu học Tràng An (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) diễn ra khác mọi ngày. Các em có buổi học ngoại khóa với sự "đứng lớp" của các cô là chuyên viên của Trung tâm DS-KHHGĐ quận. Bài học của các em hôm nay là về "Giới tính, cách chăm sóc cơ thể và phòng chống xâm hại tình dục trẻ em".

Lúc đầu, khi thấy các hình ảnh cơ thể người hay các vùng kín được máy chiếu chiếu lên bảng, nhiều em rất xấu hổ. Nhưng sau buổi học này, khi được hỏi, các em đều cho biết rất thú vị và bổ ích. “Con đã hiểu được tầm quan trọng của việc vệ sinh thân thể, bảo vệ vùng kín, cần làm gì khi dậy thì và phòng, chống xâm hại tình dục. Chúng con cũng đã giải đáp được nhiều thắc mắc khi mình dậy thì sẽ có vấn đề gì, sẽ ra sao và mình cần phải làm gì vào lúc đó…", Vũ Khắc Bình, học sinh lớp 5A của trường nói.

Nói về buổi học này, Trần Hoàng Anh lớp 5,Trường tiểu học Trần Nhật Duật chia sẻ: “Rất chi là thú vị ạ. Con đã hiểu hơn về cơ thể mình, biết được tại sao mình được sinh ra. Thực ra, các thầy cô và bố mẹ nói muốn chúng con nam - nữ học riêng về chuyện này nhưng chúng con thích học chung. Vì ít ra, bạn nam cũng biết ít nhiều về bạn nữ và ngược lại, tránh tò mò trêu ghẹo nhau vô ý thức ạ”.

Bà Trương Thị Kim Hoa – Giám đốc Trung tâm DS-KHHGĐ quận Hoàn Kiếm cho biết, đây là chương trình phối hợp giữa Trung tâm DS-KHHGĐ, Phòng GD&ĐT và Phòng LĐ,TB&XH quận Hoàn Kiếm. Đối với Hà Nội, chương trình này là mới, nhưng đã được một số tỉnh, thành như TP HCM thực hiện từ lâu. "Chúng tôi muốn đưa tới các học sinh kiến thức cơ bản nhất về chăm sóc, vệ sinh, bảo vệ cơ thể, dấu hiệu bình thường - bất thường trong quá trình phát triển và cung cấp kỹ năng phòng, chống, xử lý trước nguy cơ bị xâm hại tình dục", bà Hoa nói. Hoàn Kiếm là đơn vị đầu tiên ở Hà Nội cũng như khu vực phía Bắc triển khai thí điểm mô hình này với dung lượng mỗi lớp sẽ có một tiết học (45 phút). Mục tiêu của chương trình là nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của nhà trường và gia đình đối với công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, ngăn ngừa và giảm thiểu số trường hợp xâm hại, lạm dụng trẻ em. Đồng thời, giúp nâng cao nhận thức của gia đình và người thân về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho học sinh lớp 5 như cách ứng xử, thực hành đúng đắn trước các vấn đề về sức khỏe sinh sản trước tuổi dậy thì, tâm sinh lý lứa tuổi này.

Giúp con cảnh giác và phòng tránh nguy cơ

Trong các buổi học ngoại khóa vừa được thực hiện tại 13 trường trên địa bàn quận, các chuyên gia phát hiện ra nhiều trẻ không được bố mẹ hướng dẫn vệ sinh thân thể một cách đúng đắn. Nhiều cháu không biết phải tắm rửa, vệ sinh bộ phận sinh dục và thay quần lót hàng ngày. Nhiều cháu được hướng dẫn vệ sinh không phải từ bố mẹ và từ thầy cô, anh chị, hàng xóm hoặc bạn bè. Không chỉ thiếu kiến thức về chăm sóc cơ thể, nhiều em không được trang bị kỹ năng phòng, chống xâm hại tình dục.

Xâm hại, lạm dụng tình dục đặc biệt là xâm hại, lạm dụng tình dục trẻ em là vấn đề cả xã hội quan tâm nhưng lại là một nội dung hoàn toàn mới mẻ khi đưa vào tuyên truyền vận động tại các trường tiểu học. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng bài giảng, nhiều khái niệm nhạy cảm liên quan đến vấn đề này rất khó giải thích thấu đáo với trẻ tiểu học lớp 5. Do đó, các giảng viên của Trung tâm DS-KHHGĐ Hoàn Kiếm đã hướng dẫn trẻ các dấu hiệu an toàn và không an toàn, cách giao tiếp và ứng xử với người lạ thông qua “Quy tắc đồ lót” “Luật bàn tay”.

Khi sử dụng “Phiếu ý kiến” dành cho trẻ với nội dung hỏi “Ai đã từng xâm hại và lạm dụng trẻ” với 776 số phiếu thì trung tâm đã thu được kết quả là 13,77% các em cho biết: Người hay động chạm đến phần nhạy cảm của các em là mẹ (46 phiếu), bố (30 phiếu), anh chị (7 phiếu), ông bà (4 phiếu), giáo viên (2 phiếu), bác trông xe, bạn bè, ông tây, hàng xóm… (18 phiếu). Bà Kim Hoa nhấn mạnh: Người Việt chúng ta hay có thói quen đùa và sờ vào phận sinh dục của trẻ. Nhiều ông bà, bố mẹ hay đùa với con kiểu “con chim nó bay mất rồi”, “chim chạy đâu mất rồi” và túm vào bộ phận sinh dục của trẻ. Tuy nhiên, đây là thói quen không tốt, khiến trẻ không có phản xạ với việc bảo vệ thân thể của mình, dễ tạo điều kiện cho người khác xâm hại, lạm dụng. Các phụ huynh cần tôn trọng thân thể của con và dạy con cách phòng tránh sự đụng chạm của người khác vào chỗ kín của thân thể. Trong trường hợp phải khám chữa bệnh thì chỉ có bác sĩ được đụng chạm vào chỗ kín của trẻ nhưng phải có sự giám sát của cha mẹ, thầy cô.

Chị Quỳnh Anh, cán bộ truyền thông của Trung tâm DS-KHHGĐ là chuyên gia trong các buổi tuyên truyền cho học sinh lớp 5 tại các trường trên địa bàn quận Hoàn Kiếm cho biết: Các em rất thích thú khi được nghe tuyên truyền về giới tính, vệ sinh thân thể, cách phòng, chống xâm hại tình dục. Qua các tờ giấy viết chia sẻ để đưa cho chuyên gia, nhiều em viết rất thật: “Khi con bắt đầu vào tuổi dậy thì, con có cảm giác rất sợ nhưng rất thích khi ở cạnh người khác giới”. Có em còn “bật mí”: “Con bị một chú sờ soạng khi ở trong một thang máy”, “con bị anh họ sờ khắp người trong một lần ngủ chung với các anh chị ở đám cưới nhà bác họ”…

Theo bà Kim Hoa, việc đưa “Luật bàn tay” “Quy tắc đồ lót” vào dạy ở lớp 5 này sẽ giúp các con có khoảng cách đúng mực trong giao tiếp, biết cách ứng xử phù hợp với những người xung quanh, đồng thời cảnh giác và phòng tránh nguy cơ bị xâm hại. “Quy tắc đồ lót” tập cho trẻ thói quen những vùng nào trên cơ thể không được phép cho người khác động vào. “Luật bàn tay” giúp con kiến thức về những mức độ động chạm trong giao tiếp với người khác và ứng xử thế nào khi người lạ gây cảm giác không an toàn cho trẻ như xua tay, hét to lên.

Để bé thực hành và ghi nhớ, cha mẹ nên thường xuyên hỏi những mẫu câu như: “Nếu chú hàng xóm muốn ôm con, con đồng ý không?”, “Một người lạ lại bế hay dắt tay con, con cảm thấy rất sợ, con sẽ làm gì?”…

 

“Luật bàn tay”

Bố mẹ cần trang bị cho trẻ biết những quy tắc giao tiếp này. “Luật bàn tay” này không chỉ phù hợp với trẻ mầm non mà với trẻ tiểu học, vị thành niên.

- Bàn tay bé có 5 ngón và được chia thành 5 vòng tròn giao tiếp. Cụ thể: Ôm hôn với người thân, ruột thịt trong gia đình gồm: Ông, bà, bố mẹ, anh chị em ruột.

- Nắm tay với bạn bè, thầy cô, họ hàng.

- Bắt tay khi gặp người quen.

- Vẫy tay chào, nếu đó là người lạ.

- Xua tay không tiếp xúc, thậm chí hét to và bỏ chạy nếu những người xa lạ tiến lại gần và có cử chỉ thân mật.

 

Dạy con “Quy tắc đồ lót”

- Riêng tư: Bố mẹ hãy nói với trẻ rằng, không ai có thể được nhìn hay chạm vào vùng kín của bé, trừ một số người như bác sĩ, y tá hay bố mẹ. Bác sĩ, y tá cần phải mặc đồng phục trong giờ khám, chữa bệnh.

- Luôn nhớ cơ thể con thuộc về con: Không ai có quyền làm bất cứ điều gì với cơ thể bé mà khiến bé khó chịu. Nếu ai cố tình, trẻ cần biết nói “không”.

- Không là không: Trẻ có quyền nói “không” với các động chạm mà bé không thích từ bất cứ ai, kể cả các thành viên trong gia đình.

- Nói về những điều bí mật khiến con buồn: Bố mẹ giải thích cho con trẻ về sự khác biệt giữa những bí mật "tốt" và "xấu". Những câu như “đây là bí mật của riêng hai chú cháu mình" thường của những kẻ lạm dụng khiến trẻ cảm thấy lo lắng và không dám kể cho ai khác. Những bí mật "tốt" có thể là món quà hay bữa tiệc. Bí mật "xấu" là cái khiến trẻ cảm thấy buồn, lo lắng, sợ hãi và cần nói ra.

- Hãy lên tiếng: Bố mẹ cần nói với con rằng, khi nào cảm thấy buồn, lo lắng, sợ hãi hãy lên tiếng với người mà con tin tưởng như bố mẹ, chị gái, cô giáo.

Hà Anh/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Mẹ bầu nên làm gì để tăng cường hệ miễn dịch và phòng tránh bệnh trong thai kỳ?

Mẹ bầu nên làm gì để tăng cường hệ miễn dịch và phòng tránh bệnh trong thai kỳ?

Dân số và phát triển - 10 giờ trước

Mang thai khiến hệ miễn dịch mẹ bầu suy giảm, dễ mắc bệnh khi thời tiết thay đổi. Tăng cường đề kháng và chăm sóc sức khỏe đúng cách giúp mẹ và thai nhi luôn an toàn.

Tầm quan trọng của việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc

Tầm quan trọng của việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Trong bối cảnh Việt Nam đang bước vào giai đoạn già hóa dân số nhanh chóng, việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc được xác định là một trong những giải pháp chiến lược để bảo đảm chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi, đồng thời thúc đẩy bình đẳng giới và phát triển kinh tế xã hội bền vững.

Ung thư vú có di truyền không?

Ung thư vú có di truyền không?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất và gây tử vong cao nhất trong các loại ung thư ở nữ giới. Tại Việt Nam, ung thư vú cũng là loại ung thư có tỷ lệ mắc cao nhất. Vậy ung thư vú có di truyền không và làm cách nào để tầm soát ở giai đoạn sớm?

Cực hiếm: Người phụ nữ mang 4 thai tự nhiên

Cực hiếm: Người phụ nữ mang 4 thai tự nhiên

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, đây là một tình huống đặc biệt hiếm trong sản khoa, với tỷ lệ gặp chỉ khoảng 1/700.000 – 1/800.000 ca mang thai tự nhiên.

Bất ngờ với lý do người vợ trẻ ôm tờ xét nghiệm ADN khóc nức nở

Bất ngờ với lý do người vợ trẻ ôm tờ xét nghiệm ADN khóc nức nở

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Sau 4 giờ dài dằng dặc chờ đợi kết quả ADN nhưng mọi chuyện không thuận theo mong mỏi, người phụ nữ trẻ ôm tờ kết quả xét nghiệm, gục đầu khóc nức nở.

Bé gái ở Phú Thọ chào đời với cân nặng 5kg

Bé gái ở Phú Thọ chào đời với cân nặng 5kg

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Sau sinh, trẻ hồng hào, khóc to, phản xạ tốt. Được biết, trong suốt thai kỳ, sản phụ tăng 20kg và hoàn toàn khỏe mạnh.

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Tắc tia sữa, nứt núm vú là tình trạng phổ biến, gây đau đớn và ảnh hưởng đến quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, chỉ với vài thói quen chăm sóc ngực đơn giản mỗi ngày, mẹ hoàn toàn có thể phòng tránh hiệu quả.

Tiếng khóc của trẻ báo hiệu bệnh lý, cần cho trẻ kiểm tra sớm

Tiếng khóc của trẻ báo hiệu bệnh lý, cần cho trẻ kiểm tra sớm

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Theo nghiên cứu, trẻ sơ sinh có thể phát ra từ 5 đến 7 loại tiếng khóc khác nhau, tương ứng với các nhu cầu và cảm xúc khác nhau...

Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?

Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Viêm tuyến vú không những gây khó khăn, đau đớn khi cho con bú mà còn dễ có nguy cơ nhiễm trùng áp-xe vú nếu không được điều trị kịp thời. Vậy mẹ có nên cho con bú khi bị viêm tuyến vú không?

10 dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt có thể nhầm lẫn với bệnh lý khác

10 dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt có thể nhầm lẫn với bệnh lý khác

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Ung thư tuyến tiền liệt thường xuất hiện với những triệu chứng khó nhận biết, dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe ít nghiêm trọng hơn. Đừng bỏ qua những 10 dấu hiệu dưới đây, bởi việc phát hiện sớm có ý nghĩa quyết định trong điều trị.

Top