Hà Nội
23°C / 22-25°C

Quyết liệt dập dịch tay chân miệng

Thứ tư, 10:30 17/08/2011 | Y tế

GiadinhNet - PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế đã đến dự và chỉ đạo Hội nghị tăng cường phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng.

Trước tình hình dịch bệnh tay chân miệng (TCM) khu vực phía Nam tăng gần 4 lần, tử vong tăng gần 12 lần so với cùng kỳ năm 2010 và đang diễn biến phức tạp, ngày 15/8, Bộ Y tế đã triệu tập một hội nghị khẩn cấp tăng cường phòng, chống dịch bệnh TCM tại Viện Pasteur TP HCM. PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế đã đến dự và chỉ đạo Hội nghị.
 
Đẩy mạnh công tác  truyền thông

Phát biểu tại hội nghị, PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết: Việt Nam là nước có tỉ lệ bệnh TCM cao thứ hai thế giới, chỉ sau Trung Quốc. Chỉ trong 7 tháng đầu năm 2011, Việt Nam đã có 81 ca tử vong, được coi là năm đỉnh cao nhất của bệnh TCM kể từ năm 2003. Hiện TCM là bệnh gây tử vong hàng đầu trong các bệnh truyền nhiễm.

Về nguyên nhân bùng phát TCM, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nhận định: Ngành y tế thời gian qua mới chỉ lo chống mà chưa lo phòng bệnh. Các đơn vị chỉ lo điều trị số bệnh nhân mắc không tử vong nhưng chưa lưu tâm đến công tác dự phòng, chưa đưa trúng thông điệp đến cho người dân. Nhiều nơi chỉ phát Cloramin B, chất khử khuẩn môi trường, mà không hướng dẫn người dân sử dụng.

Bộ trưởng cho biết, số bệnh nhân mắc bệnh và tử vong đã tăng cao gấp nhiều lần so với cùng kỳ năm 2010. Vì thế, cần đẩy mạnh công tác truyền thông để người dân hiểu rằng phòng bệnh hơn chữa bệnh và cần nâng cao ý thức giữ gìn sức khỏe của người dân, đặc biệt việc chăm sóc vệ sinh TCM cho trẻ nhỏ và người chăm sóc trẻ là biện pháp phòng tránh các bệnh tật hiệu quả nhất.

 Trước tình hình dịch bệnh còn nhiều diễn biến phức tạp, Bộ Y tế sẽ tổ chức 10 đoàn kiểm tra đến 20 tỉnh, thành khu vực phía Nam, tăng cường tập huấn kỹ năng truyền thông, phòng dịch và điều trị để có những biện pháp phòng chống, phát hiện sớm và điều trị bệnh hiệu quả.
 
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến thăm bệnh nhi mắc TCM
tại BV Nhi Đồng Nai. Ảnh: HT
 
Công bố dịch kịp thời
 
Cũng tại Hội nghị, Bộ Y tế đã phát động triển khai chiến dịch phòng chống sốt xuất huyết (SXH) năm 2011. Theo đó, từ ngày 1/9 đến 30/9, sẽ đồng loạt triển khai trên 20 tỉnh, thành phía Nam các hoạt động tuyên truyền, diệt muỗi,diệt loăng quăng, dẹp vật dụng chứa nước để ngăn muỗi sinh sản. Theo thống kê của Bộ Y tế, tính đến đầu tháng 8/2011, cả nước đã có trên 31.900 ca mắc SXH trong đó có 27 ca tử vong.

Trước đó, ngày 14/8/2011, Đoàn công tác của Bộ Y tế do Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến làm Trưởng đoàn đã đi kiểm tra giám sát, chỉ đạo các hoạt động phòng chống dịch bệnh tay chân miệng tại tỉnh Đồng Nai.
TS. Trần Ngọc Hữu, Viện trưởng Viện Pasteur cho biết, bước sang tuần 32, tình hình dịch bệnh tuy đã có dấu hiệu giảm sau khi Bộ Y tế ban hành phác đồ điều trị mới, nhưng số ca mắc bệnh vẫn ở mức cao, tăng 2,5 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

TPHCM là địa phương có số lượng người mắc bệnh cao nhất trong khu vực phía Nam với 7.025 ca, kế đến là Đồng Nai 3.413 ca và Đồng Tháp 2.015 ca; nhưng nếu tính tỷ lệ người mắc bệnh/100.000 dân thì cao nhất lại là Bình Dương (143 ca), Bà Rịa -Vũng Tàu (136 ca), Đồng Nai (129 ca) và TP HCM xếp thứ 7 với 80 ca.

Viện trưởng Viện Pasteur cho biết thêm, 71,6% bệnh nhân tử vong tại các bệnh viện nằm trên địa bàn thành phố, 22,9% bệnh nhân tử vong tại các bệnh viện tỉnh và 2,7% bệnh nhân tử vong tại bệnh viện huyện.

Tại Hội nghị, đa số các đại biểu cho rằng, so với chu kỳ diễn tiến dịch bệnh từ năm 2003, bệnh thông thường diễn ra với 2 đỉnh điểm từ tháng 5 đến tháng 6 và từ tháng 9 đến tháng 11. Vì thế, những tháng tiếp theo khả năng dịch bệnh sẽ còn diễn biến phức tạp.

Theo Viện Pasteur, nguy cơ lây nhiễm TCM ở trẻ được đánh giá như sau: 70% trẻ nhiễm TCM từ cộng đồng, 30% nhiễm từ trường. Cho trẻ chơi với trẻ hàng xóm, nguy cơ lây TCM tăng 11 lần, đến nơi đông người nguy cơ tăng 7,3 lần, thăm bệnh nhân 1 tuần trước khi mắc bệnh nguy cơ cao gấp 20 lần.

TCM là bệnh chưa có thuốc đặc hiệu, chưa có vaccine phòng ngừa, vì vậy việc phòng bệnh phải được chú trọng trước điều trị, cần tuyên truyền đến đúng đối tượng là các bậc phụ huynh, gia đình để chủ động bệnh TCM từ gốc. 

Trước con số gần 35.000 ca TCM xuất hiện tại 52 địa phương, chủ yếu ở 17 tỉnh miền Nam và miền Trung, trong đó số ca tử vong đứng đầu trong các bệnh truyền nhiễm, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nhắc nhở Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành - đặc biệt là các địa phương có số người mắc dịch tay chân miệng cao - phải thường xuyên báo cáo với Ủy ban Nhân dân về diễn biến, xu thế của bệnh dịch; đồng thời báo cáo các biện pháp đã triển khai tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể phối hợp với ngành y tế triển khai các biện pháp phòng chống dịch. Các địa phương có dịch thường xuyên theo dõi diễn biến hàng ngày để báo cáo và tham mưu với chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh để công bố dịch kịp thời theo quy định cũng như đảm bảo nguồn lực cho công tác dập dịch. 

"Trong trường hợp các công ty nhập thuốc không đủ, các địa phương cần phải tính toán số thuốc sử dụng để Bộ Y tế chỉ đạo các tổng công ty thuộc Bộ nhập khẩu, tránh trường hợp nhập nhiều, sử dụng không hết. Bộ Y tế cũng sẽ làm việc với BHXH Việt Nam để nâng mức trần thanh toán bệnh TCM (hiện 1,5 triệu đồng/ca) và thanh toán thuốc điều trị TCM. Việc công bố dịch cũng giúp bệnh viện tuyến dưới được duyệt mua thuốc điều trị mà không cần phải chuyển lên tuyến trên" - Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định.
 
Huyền Trang
hoahue
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bé gái sơ sinh bị bỏ trong túi bóng đặt trước cửa bệnh viện ở Hà Nội

Bé gái sơ sinh bị bỏ trong túi bóng đặt trước cửa bệnh viện ở Hà Nội

Y tế - 11 giờ trước

GĐXH – Trẻ bị bỏ vào túi bóng đặt tại cửa khoa cấp cứu của bệnh viện trong tình trạng tím tái toàn thân, không tự thở, tim mờ.

Mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ 19 tuổi vào rừng hái lá ngón để ăn

Mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ 19 tuổi vào rừng hái lá ngón để ăn

Y tế - 1 ngày trước

Do mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ trẻ ở Quảng Nam đã vào rừng hái 6 lá ngón ăn để tự tử, rất may được cứu sống kịp thời.

Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Y tế - 2 ngày trước

Sau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi… Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ bệnh viện E nhận thấy ở người bệnh có những triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp.

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Y tế - 3 ngày trước

Nam thanh niên 23 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, mất vận động đùi trái, xương đùi vỡ nát thành nhiều mảnh sau khi bị cây đổ đè trúng.

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Y tế - 3 ngày trước

Trong lúc bố mẹ vắng nhà, 2 anh em ruột ở Đắk Lắk đã bắt cóc làm thịt. Sau khi ăn xong, cả hai đều bị ngộ độc, người anh tử vong còn em gái đang nguy kịch.

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh Whitmore.

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Đây là ca bệnh đặc biệt và nhỏ tuổi nhất được thăm khám tại chương trình Phẫu thuật vi phẫu quốc tế được tổ chức thực hiện tại Bệnh viện E.

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Y tế - 3 ngày trước

Nam thanh niên 26 tuổi phải vào viện tâm thần 2 lần do thường xuyên hút thuốc lá điện tử pha với cần sa.

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH – Tại bệnh viện, bệnh nhân có biểu hiện choáng, sắc mặt tái nhợt, tim thai giảm thấp, huyết áp không đo được.

Top