Rửa bát không phải là "chức phận" của đàn bà
Thật tiếc khi đến giờ phụ nữ vẫn dạy nhau phải nấu cơm, rửa bát phục vụ đàn ông ngồi chơi. Sẽ buồn hơn nếu quan điểm này được số đông ủng hộ, và tư duy tiến bộ chìm trong sự la ó của tư tưởng hủ nho.
Mạng xã hội vừa bùng lên những tranh cãi đa chiều xung quanh câu chuyện nữ quyền bắt nguồn từ việc một bạn gái trẻ chơi TikTok bày tỏ quan điểm phản đối phụ nữ truyền dạy nhau phải nấu cơm, rửa bát, phục vụ đàn ông ngồi chơi uống rượu.
Cụ thể, bạn gái trẻ này viết: "Khi các cô các dì lớn tuổi trong gia đình bảo tôi phải nấu cơm rửa bát, phục vụ đàn ông trong nhà để họ ngồi chơi uống rượu", tôi kiểu: "Họ có đủ hai tay mà?".

TikToker trẻ khơi mào cuộc tranh luận về bình đẳng giới.
Quan điểm của bạn gái trẻ nhìn qua lăng kính của bình đẳng giới có vẻ rất tiến bộ và đúng đắn: Đàn ông cũng có đủ hai tay như phụ nữ, tại sao phụ nữ lại phải phục vụ họ để họ "ngồi chơi xơi nước" sau mỗi bữa cơm? Song thật đáng ngạc nhiên (và đáng tiếc) là, quan điểm của bạn trẻ này sau đó vấp phải nhiều ý kiến trái ngược, thậm chí chỉ trích nặng nề, các ý kiến đến từ cả những người phụ nữ cho rằng bạn gái lười biếng, không biết kính bề trên lớn tuổi, đi ngược lại với truyền thống tốt đẹp của phụ nữ, so đo với đàn ông, lớn tiếng đòi nữ quyền một cách thiếu hiểu biết.
Bạn gái sau đó đã phải làm clip đính chính, giải thích rằng mình chỉ không đồng tình khi nghe quá nhiều ý kiến rằng con gái khi cưới chồng phải biết làm việc này việc kia, phải phục vụ chồng… chứ không phải đang tỵ nạnh chuyện rửa bát hay cư xử không đúng mực với người lớn tuổi. Cô hy vọng mọi người sớm bỏ quan điểm chồng ngồi chơi, vợ phục vụ, để cùng đỡ đần nhau. Song các ý kiến bình luận từ mạng xã hội vẫn đang tiếp tục và chưa đến hồi kết.
Một số ý kiến còn cho rằng: "Các bạn trẻ ngày nay thường dễ ngộ nhận về nữ quyền, đánh mất vai trò của người phụ nữ trong gia đình", "Vai trò của người phụ nữ luôn gắn với thiên chức làm vợ, làm mẹ", và "Dù ở thời đại nào, "công - dung - ngôn - hạnh" vẫn còn nguyên giá trị cho người phụ nữ hiện đại soi mình để hoàn thiện. Những quan niệm "tứ đức, tam tòng" trong chế độ phong kiến đã có thay đổi phù hợp với xã hội hiện đại, song không có nghĩa người phụ nữ hiện đại bỏ quên những giá trị truyền thống về gia phong, gia đạo, gia huấn"...
Xoay quanh vấn đề này, phóng viên Dân trí đã có cuộc trao đổi với Th.S, Nhà báo Ngô Thị Thu Sương, người có bề dày kinh nghiệm trong nghiên cứu về kiến thức giới, bình đẳng giới và tham gia giảng dạy loại bỏ định kiến giới, thúc đẩy bình đẳng giới trong các khóa tập huấn do Oxfam phối hợp thực hiện cùng Hội nhà báo Việt Nam.
- Thưa bà, qua việc một bạn gái trẻ chơi TikTok bị số đông cộng đồng mạng chỉ trích khi bày tỏ quan điểm phản đối phụ nữ lớn tuổi trong gia đình truyền dạy cho con, cháu gái của họ phải nấu cơm, rửa bát, phục vụ đàn ông ngồi chơi uống rượu, xin bà cho biết đâu là nguyên nhân?
- Vào những dịp lễ, dịp Tết, trên mạng xã hội luôn xuất hiện tràn ngập những hình ảnh phụ nữ nấu nướng, ngồi rửa cả đống bát đũa, xoong nồi, còn đàn ông ngồi uống trà, hút thuốc… Đó là những hình ảnh "tự làm xấu người đàn ông Việt" rằng họ chỉ biết hưởng thụ, vô tâm, ích kỷ khi những người phụ nữ yêu thương của họ phải vất vả chuyện bếp núc.
Nhiều người đàn ông tự cho mình phải là "quyền cao chức trọng", phải gánh vác việc to lớn, không phải là những người làm việc "tầm thường" như nội trợ. Những quan niệm này củng cố ưu thế và đặc quyền của nam giới đối với phụ nữ, hạn chế các cơ hội nâng cao quyền tự chủ về kinh tế của phụ nữ và biện minh cho sự phân biệt đối xử trên cơ sở giới tại nơi làm việc cũng như trong gia đình và ngoài xã hội.
Các quan niệm cũ ăn sâu từ ngàn xưa, được củng cố thêm từ những hình ảnh "tự làm xấu đàn ông" nhìn thấy hàng ngày khiến nhiều người trong chúng ta càng khó chấp nhận cái mới, cái tiến bộ để mà thay đổi.

Th.S, Nhà báo Ngô Thị Thu Sương.
- Vậy theo bà, quan điểm của bạn gái nên được ủng hộ hay chỉ trích?
- Lâu nay, quan niệm "nội trợ là công việc của phụ nữ, không phải là việc của đàn ông" mang nặng định kiến giới. Công việc nhà là trách nhiệm của tất cả các thành viên trong gia đình và ai cũng có thể làm được. Khi nói tới trách nhiệm chăm sóc gia đình, giữ gìn hạnh phúc, vai trò của cả nam và nữ cần được nhấn mạnh song song.
Do đó, việc bạn trẻ trên TikTok đã bày tỏ quan điểm phản đối việc các bà, mẹ, cô dì dạy con gái phải rửa bát phục vụ đàn ông ngồi chơi uống rượu là điều nên ủng hộ. Bản thân tôi cũng đồng quan điểm với nhiều người: Rửa bát không phải là "chức phận" của đàn bà.
- Xin bà cho biết hiện thái độ, nhận thức của nam giới đối với chuyện làm việc nhà đã thay đổi đến đâu? Có sự khác biệt không trong nhận thức giữa nam giới thuộc giới trẻ ngày nay và đàn ông lớn tuổi?
- Nhiều người đàn ông hiện đại đã thay đổi nhận thức. Nhóm trẻ tuổi cởi mở hơn đối với công việc nội trợ so với nam giới ở các độ tuổi lớn hơn do họ ý thức được rằng người phụ nữ cũng ra ngoài làm việc tạo thu nhập như nam giới nên họ sẵn sàng gánh vác việc nhà cùng vợ cũng như chăm sóc con cái.
Thái độ của nhóm nam thanh niên thế hệ 8X, 9X ở đô thị về nam tính, về hôn nhân, gia đình, về phụ nữ và bình đẳng giới đang chuyển dịch theo hướng tích cực hơn.
Trong một gia đình, nếu các thành viên quan tâm đến nhau và cùng nhau chia sẻ việc nhà, mọi thành viên của gia đình sẽ cảm thấy viên mãn và hạnh phúc hơn, bao gồm cả nam giới.

Trong gia đình có sự chia sẻ, các thành viên sẽ cảm thấy viên mãn, hạnh phúc hơn (Ảnh minh họa: Getty Images).
- Bà nghĩ sao về quan điểm: "Công - dung - ngôn - hạnh" dù ở thời nào cũng vẫn còn nguyên giá trị cho người phụ nữ hiện đại soi mình để hoàn thiện?
- "Công - dung - ngôn - hạnh" thời nào cũng cần với mỗi phụ nữ nhưng chuẩn mực đó cần thay đổi phù hợp theo sự phát triển chung của xã hội.
Ngày nay, người phụ nữ không chỉ thu mình trong gia đình mà còn trau dồi tri thức để trở thành một người phụ nữ hiện đại, tham gia mọi hoạt động xã hội, có quyền khẳng định bản thân trong mọi lĩnh vực như chính trị, kinh tế…
Thực tế cho thấy, ngày càng có nhiều phụ nữ thành đạt trong sự nghiệp, có địa vị trong xã hội, số phụ nữ giữ vị trí lãnh đạo chủ chốt trong các cơ quan, đơn vị ngày càng nhiều.
- Xin cảm ơn bà đã chia sẻ!
Theo Dân Trí

Đáp lại lời khen, người EQ thấp tự cao, người EQ cao kịp “nảy số” bằng 5 cách hành xử tinh tế
Gia đình - 1 giờ trướcKhi nhận được lời khen từ người xung quanh, những người có trí tuệ cảm xúc cao sẽ biết đối đáp thông minh, vừa khiêm tốn vừa khéo léo, không mất lòng ai.

Những đứa trẻ lớn lên kiếm tiền giỏi đều có 3 đặc điểm này, giáo viên chủ nhiệm nói: Không liên quan gì đến điểm số
Nuôi dạy con - 2 giờ trướcNhiều người cho rằng nếu con cái học giỏi thì lớn lên sẽ là người có triển vọng và kiếm được nhiều tiền nhưng sự thật có phải như vậy không?

3 hành vi ở trẻ là biểu hiện của sự thiếu tình thương nhưng nhiều bố mẹ lại tự hào cho đó là EQ cao
Nuôi dạy con - 2 giờ trướcGĐXH - Khi một đứa trẻ cư xử tốt và hợp lý, cha mẹ sẽ khen ngợi "EQ cao", nhưng thực tế không phải lúc nào cũng như vậy.

4 con giáp nữ hay 'đứng núi này trông núi nọ', dễ khiến người yêu bị 'cắm sừng'
Gia đình - 4 giờ trướcGĐXH - Dưới đây là 4 con giáp nữ dễ thay lòng đổi dạ, không biết trân trọng tình yêu.

5 cung hoàng đạo có sự bùng nổ đáng kinh ngạc về tài lộc từ cuối tháng 4
Gia đình - 6 giờ trướcGĐXH - Từ cuối tháng 4, các cung hoàng đạo sau đây được Thần Tài đặc biệt ưu ái, việc kiếm tiền dễ dàng, có xu hướng tăng dần.

Dạy con hay như cựu Hiệu trưởng ĐH Bắc Kinh: Nếu trẻ không thích đi học, đừng quát mắng, ép buộc, hãy dẫn con tới 3 địa điểm này
Nuôi dạy con - 7 giờ trướcBạn có biết làm thế nào để con bạn yêu thích việc học không?

Trẻ nói sớm và chậm nói, ai có chỉ số IQ cao hơn?
Nuôi dạy con - 10 giờ trướcGĐXH - Từ quan niệm "người cao quý nói muộn", nhiều người lập tức cho rằng những đứa trẻ nói muộn có chỉ số IQ cao, sau này sẽ có triển vọng và thông minh hơn. Tuy nhiên, quan điểm này có thực sự khoa học?

ĐH Harvard: 3 khoản đầu tư đáng giá trong hành trình nuôi dạy con nếu muốn trẻ 'hoá rồng, hoá phượng' trong tương lai
Nuôi dạy con - 13 giờ trướcĐây là 3 việc mà nhiều bậc phụ huynh xem nhẹ, ít coi trọng nhưng lại đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của trẻ.

Kèm con làm bài tập, cha lên cơn đau tim phải nhập viện khẩn cấp
Nuôi dạy con - 14 giờ trướcGĐXH - Dù người cha đã kiên trì giải thích nhiều lần, cậu con trai vẫn không hiểu. Từ kiên nhẫn, ông dần trở nên căng thẳng, cảm xúc dâng trào rồi đột ngột ngã quỵ.

"Con chị lấy trộm đồ, phải lục soát" - Bà mẹ nói một câu, nhân viên siêu thị lập tức thay đổi thái độ
Nuôi dạy con - 1 ngày trướcCách ứng xử hợp tình hợp lý của người mẹ không chỉ giải quyết tình huống khó xử giữa chốn đông người mà còn dạy con một bài học hữu ích.

Kèm con làm bài tập, cha lên cơn đau tim phải nhập viện khẩn cấp
Nuôi dạy conGĐXH - Dù người cha đã kiên trì giải thích nhiều lần, cậu con trai vẫn không hiểu. Từ kiên nhẫn, ông dần trở nên căng thẳng, cảm xúc dâng trào rồi đột ngột ngã quỵ.