Rưng rưng chuyện đời của một người hiến giác mạc
GiadinhNet - “Trước khi ra đi, con tôi còn dặn lại: Mẹ hãy hứa với con là nếu khi nào mẹ chết, mẹ cũng hiến giác mạc như con nhé! Mình chết rồi thì hãy để người khác được tiếp tục nhìn thấy đời mẹ ạ!”.
![]() |
Kiểm tra chất lượng giác mạc tại Ngân hàng Mắt Trung ương.
Ảnh: HT |
Tâm sự đầy xúc động trên là của bà Tống Thị Mạnh (trú tại xã Kim Mỹ, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình) chia sẻ với chúng tôi trong Lễ tôn vinh những người hiến giác mạc năm 2013 (được tổ chức ngày 22/2/2014) tại Kim Sơn, Ninh Bình.
Rưng rưng chuyện đời của người đầu tiên hiến giác mạc
Bà Mạnh kể, năm 2008, anh Tống Văn Hiếu - con trai bà bỗng phát hiện mình bị bệnh gan. Biết mình không thể qua khỏi nên trước khi qua đời, anh Hiếu đã đề nghị mẹ gọi Cha xứ đến, bày tỏ nguyện vọng được hiến giác mạc. Trước khi ra đi, anh cũng dặn dò mẹ rất kỹ càng về tâm nguyện và mong mẹ cũng sẽ hiến tặng một phần thân thể như mình khi về bên kia thế giới.
Nói về người con trai ra đi ở tuổi 38 để lại vợ và các con còn thơ dại, bà Mạnh không giấu nổi xúc động nhưng xen lẫn niềm tự hào: “Trước lúc mất, nó dặn đi dặn lại rằng khi chết cũng phải làm được điều gì đó giúp ích cho đời. Cháu ra đi rất thanh thản. Các cháu tôi tự hào về bố lắm! Con tôi cũng là người đầu tiên hiến giác mạc ở xã Kim Đồng (huyện Kim Sơn) đấy! Tôi vẫn nghĩ, con đi rồi nhưng nó đã giúp cho người khác nhìn thấy cuộc đời. Cảm giác đó khiến gia đình tôi ấm lòng hơn”.
Bà Trần Thị Thành (xóm 8A, xã Cồn Thoi, huyện Kim Sơn, Ninh Bình) cũng tâm sự với chúng tôi về người mẹ già trước lúc ra đi đã xin được hiến tặng giác mạc. Bà Thành không giấu được xúc động: “Người ta bảo giàu hai con mắt, khó hai bàn tay. Mẹ tôi cũng đã nghĩ như thế. Lúc gần mất, bà còn đọc thơ để dặn con cháu “Mẹ xin hiến lại cho đời, đôi mắt nguồn sáng cứu người tối tăm...”. Và chúng tôi đã thực hiện đúng tâm nguyện của mẹ. Khi mẹ ra đi, chúng tôi đã trao đôi giác mạc của mẹ cho Ngân hàng Mắt. Ở thế giới bên kia có lẽ mẹ tôi cũng hài lòng!”.
![]() |
Phẫu thuật lấy giác mạc của người hiến tặng. Ảnh: Ngân hàng Mắt Trung ương cung cấp |
“Món nợ” tình thương tự nguyện
Tại buổi Lễ, linh mục Nguyễn Hồng Phúc cho rằng, việc hiến giác mạc giống như một “món nợ” tình thương tự nguyện. Cho dù âm dương cách biệt nhưng người ta vẫn có thể giúp nhau.
Còn ông Lê Đức Long – chồng bà Thu Hà – một người dân ở xã Cồn Thoi cũng đã thốt lên những vần thơ đầy xúc động khi người vợ của mình qua đời và hiến tặng lại giác mạc: “Em ơi đôi mắt em nhìn/ Trong người khiếm thị, anh nhìn thấy em!”.
Suốt 7 năm,Việt Nam có chưa đầy 200 trường hợp qua đời hiến lại giác mạc trong khi có hàng chục ngàn người cần được phẫu thuật. Vì thế, những người đi đầu trong phong trào hiến giác mạc đều là những người xứng đáng được tôn vinh, được nhận được những tình cảm tốt đẹp nhất từ cộng đồng.
Tại buổi Lễ, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan xúc động phát biểu: “Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn đối với các đại diện gia đình có người hiến giác mạc. Từ đáy lòng mình, tôi xin được dành những tình cảm nồng ấm nhất từ trái tim mình cho những người đã ra đi và hy sinh một phần cơ thể để những người khác tiếp tục nhìn thấy cuộc đời”.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cũng bày tỏ lòng cảm kích đối với các gia đình có người hiến tặng giác mạc. Bộ trưởng biểu dương tinh thần tương thân tương ái, sự hy sinh của những người hiến giác mạc để mang lại ánh sáng cho nhiều người mù lòa khác. Theo Bộ trưởng, thành công của ngành Y tế có sự đóng góp một phần không nhỏ của những người hiến giác mạc.
Lặn lội từ Hải Phòng đến Ninh Bình, bà Vũ Thị Lừng- một người gần 70 tuổi vừa được ghép giác mạc đã đến tham dự buổi Lễ tôn vinh này. Chuẩn bị sẵn một bài phát biểu khá dài nhưng bà liên tục phải ngừng lại để lau nước mắt khi kể câu chuyện về những tháng ngày không nhìn thấy ánh sáng và giây phút diệu kỳ được nhìn lại thế giới xung quanh.
Tôi đã được sống cuộc đời thứ hai! “Tôi bị viêm giác mạc nặng rồi mù hẳn! Đi khám, bác sỹ bảo chỉ có ghép giác mạc mới nhìn thấy được ánh sáng. Nhưng giác mạc đâu dễ có. Tôi gần như tuyệt vọng vì nghĩ mãi mãi mình sẽ sống trong bóng tối. May mắn, tôi đã được ghép giác mạc. Tôi đã hét lên khi được thấy ánh mặt trời! Giờ tôi lại tự đọc được báo, được nhìn trở lại như bình thường. Thực sự không biết làm gì để có thể cảm ơn cuộc đời này nữa! Người cho giác mạc đã mang lại cho tôi cuộc đời thứ hai!”. |
Hoàng Phương

6 món ăn ngon bổ sung collagen tốt cho da và khớp
Dân số và phát triển - 4 giờ trướcCollagen là yếu tố quan trọng giúp da săn chắc, đàn hồi và khớp linh hoạt. Bổ sung collagen qua thực phẩm là cách hiệu quả để hỗ trợ sức khỏe da và khớp từ bên trong.

Vì sao hạt bí ngô tốt cho nam giới?
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcHạt bí ngô giàu chất chống oxy hóa, vitamin, khoáng chất rất tốt cho tim mạch và hệ miễn dịch, đồng thời giảm viêm. Lợi ích của hạt bí ngô với nam giới có thể giúp giảm nguy cơ ung thư, cải thiện sức khỏe tuyến tiền liệt, sức mạnh tinh trùng.

4 biện pháp lối sống giúp giảm triệu chứng tiền mãn kinh
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcKhi bước vào tuổi 40, cơ thể phụ nữ trải qua những biến đổi đáng kể ở thời kỳ chuyển tiếp trước khi mãn kinh. Giai đoạn tiền mãn kinh mang đến nhiều thách thức như thay đổi tâm trạng, tăng cân, kinh nguyệt không đều và giảm khối lượng cơ.

Các chất dinh dưỡng cha mẹ cần bổ sung cho con khi dậy thì
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcChăm sóc dinh dưỡng đúng cách trong tuổi dậy thì không chỉ giúp trẻ phát triển tối ưu về thể chất mà còn đặt nền móng cho sức khỏe tâm lý và tinh thần. Do đó, việc định hướng thói quen ăn uống khoa học, lựa chọn thực phẩm lành mạnh là vô cùng quan trọng.

Phường Hà Đông (Hà Nội) đẩy mạnh công tác truyền thông hưởng ứng Ngày Dân số Thế giới 11/7
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcGĐXH - Sáng nay (11/7), Trạm Y tế phường Hà Đông đã tổ chức truyền thông lưu động hưởng ứng Ngày Dân số Thế giới 11/7.

Thanh Hóa: Nâng tầm chất lượng dân số vì một tương lai bền vững
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcGĐXH - Thanh Hóa đã và đang triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dân số toàn diện, từ chăm sóc sức khỏe, truyền thông, đến hoàn thiện pháp luật, góp phần kiến tạo tương lai bền vững.

Hưởng ứng Ngày Dân số Thế giới 11/7/2025 với chủ đề: 'Quyền tự quyết sinh sản trong bối cảnh toàn cầu thay đổi'
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcNgày Dân số Thế giới (11/7) là sáng kiến của Liên Hợp quốc, được tổ chức hằng năm vào ngày 11/7, nhằm nâng cao nhận thức toàn cầu về các vấn đề liên quan đến Dân số như tăng trưởng dân số, sức khỏe sinh sản, bình đẳng giới và phát triển bền vững.

Trao quyền tự quyết về sinh sản cho các cặp vợ chồng hướng đến sự phát triển bền vững của đất nước
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcGĐXH – Các chuyên gia nhận định, không thể có phát triển bền vững nếu thiếu đi quyền tự quyết về sinh sản. Khi đảm bảo quyền được lựa chọn của mỗi người, chúng ta đang trao quyền cho các gia đình, thúc đẩy bình đẳng giới và mở ra tiềm năng của thay đổi dân số.

Ngày Dân số Thế giới 11/7: Nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò, quyền lợi và trách nhiệm trong vấn đề sinh sản
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcVăn phòng Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam đã công bố thông điệp chính thức của Ngày Dân số Thế giới 11/7/2025: "Quyền tự quyết về sinh sản trong một thế giới đang thay đổi".

Quyền tự quyết sinh sản và hành trình 'gỡ' định kiến ở Nghệ An
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcTrong một thế giới đang chuyển mình, quyền sinh sản không chỉ là lựa chọn cá nhân mà còn là thước đo tiến bộ xã hội. Ở Nghệ An, hành trình phá vỡ định kiến "trọng nam khinh nữ" đang được chính quyền và ngành y tế kiên trì thúc đẩy để mỗi người phụ nữ dù ở vùng sâu hay nơi phố thị đều được trao quyền quyết định tương lai sinh sản của chính mình.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.