Sai lầm khi xử lý “nước ăn chân” nhiều người thường mắc phải
GiadinhNet – “Nước ăn chân” là bệnh gây ngứa ngáy, khó chịu và rất lâu khỏi nếu người bệnh không biết cách xử lý đúng cách.
PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, “nước ăn chân” là tên gọi dân gian để chỉ bệnh nấm da chân (chủ yếu là ở kẽ chân) gây ngứa ngáy, khó chịu.
Đây là bệnh hay gặp ở những người thường phải tiếp xúc chân trần với nước, nhất là các nguồn nước bẩn trong các mùa mưa lũ. Sau đó, nếu không rửa lại với nước sạch, các vi khuẩn trong nước bẩn rất dễ tích tụ và bám tại các kẽ chân gây nấm da chân.
Theo PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng, về bản chất, bệnh “nước ăn chân” và bệnh nấm da chân đều do vi khuẩn nấm gây ra, tuy nhiên, nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh lại khác nhau. Bệnh “nước ăn chân” chỉ xảy ra khi chân tiếp xúc với nước bẩn. Nếu không có quá trình tiếp xúc nước bẩn mà chân vẫn bị ngứa thì đó là các bệnh ngoài da khác.

“Nước ăn chân” là bệnh gây ngứa ngáy, khó chịu và rất lâu khỏi nếu người bệnh không biết cách xử lý đúng cách. Ảnh minh họa
Triệu chứng của “nước ăn chân” điển hình là ở các kẽ chân xuất hiện lớp nấm màu trắng đục, sờ hơi ẩm hoặc nặng hơn là có các mụn nước nhỏ gây ngứa ngáy. Nấm có thể lan xuống dưới lòng bàn chân hoặc lên trên bề mặt chân tùy vào mức độ vi khuẩn “ăn” nặng, nhẹ khác nhau.
Chuyên gia khuyến cáo, để tránh bị “nước ăn chân” cần hạn chế tiếp xúc với các nguồn nước bẩn. Trong tình huống bắt buộc phải lội vào vùng nước bẩn, phải nhanh chóng rửa bàn chân với nước sạch hoặc các dung dịch sát khuẩn (nếu có). Sau đó, lau khô chân bằng khăn sạch để đảm bảo loại hết vi khuẩn gây bệnh.
Trường hợp thấy có các triệu chứng của “nước ăn chân”, việc cần thiết nhất là dùng nước muối rửa sạch chỗ nấm. Sau đó, bôi thuốc chữa nấm chuyên dụng theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc nhân viên y tế.
Những sai lầm khi điều trị “nước ăn chân”
- Nhiều người thường quan niệm, khi bị "nước ăn chân" cần "cách ly" chân với bên ngoài, tức là đi tất hoặc giày kín để vi khuẩn không tiếp tục xâm nhập được. Tuy nhiên, đây là quan niệm sai lầm. Việc để bàn chân kín mít sẽ tạo thêm độ ẩm để các vi khuẩn gây viêm nhiễm cho các kẽ chân. Do đó, trong quá trình điều trị "nước ăn chân", nên đi giày dép thoáng, để hở các ngón chân.
- Một quan niệm sai lầm khác nhiều người thường mắc phải là điều trị chưa dứt điểm đã tiếp tục để chân tiếp xúc với nước bẩn. Khi đó, lớp biểu bì da non mới hình thành ở các kẽ chân rất dễ bị các vi khuẩn tấn công và bị bệnh trở lại. Vì vậy, trong quá trình bôi thuốc, phải giữ cho chân luôn khô thoáng, tránh tiếp xúc với các nguồn nước khác, nhất là nguồn nước bẩn, bị ô nhiễm.
- Để chữa "nước ăn chân" một số người dùng giẻ hoặc đũa cả hơ nóng để chườm vào các nốt nước li ti cho chúng xẹp xuống. Đây là cách làm nguy hiểm, có thể làm bỏng da hoặc tăng nguy cơ viêm nhiễm nếu các vật dụng trên không đảm bảo vệ sinh.
Lưu ý:
- Khi bị “nước ăn chân”, không được gãi mạnh nhất là gãi làm trầy xước hoặc vỡ các mụn nước li ti giữa các kẽ chân. Việc làm này sẽ tạo cơ hội cho các vi khuẩn, vi nấm lan rộng ra vùng chân xung quanh, vừa làm tăng thêm thời gian điều trị vừa có nguy cơ gây bội nhiễm vi khuẩn, khó điều trị dứt điểm.
- Không dùng chung giày, dép với những người đang bị "nước ăn chân", tránh nguy cơ bị lây bệnh.
- Các loại lá dùng để chà trực tiếp lên vùng bị viêm nhiễm cần phải được rửa sạch sẽ, vì nếu lá bụi bẩn hoặc chứa trứng của các ấu trùng gây bệnh sẽ gây hại khi tiếp xúc với các vết thương hở dưới kẽ chân.
- Nếu dùng thuốc, vẫn bị viêm loét, cần đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời.
Các bài thuốc dân gian chữa nước ăn chân
Lá trầu không: Dùng lá trầu không rửa sạch, vò nát, xát vào các kẽ ngón, hoặc vắt lấy nước bôi vào các kẽ ngón, những chỗ loét.
Lá lốt: Cho lá lốt vào đun với nước. Đun sôi khoảng 20 phút, tắt bếp, để nguội và dùng để rửa vùng chân bị nấm. Ngày làm 2 lần.
Búp ổi:Giã búp ổi với muối, xát nhẹ vào chỗ ngứa, ngày 2-3 lần.
Gừng: Đập nhỏ một nhánh gừng cho vào nồi nước đang sôi, đun tiếp 20 phút nữa. Sau khi nước nguội, dùng để ngâm 2 lần/ngày.
Dấm: Hòa dấm vào trong một chậu nước nhỏ để ngâm chân. Một ngày thực hiện khoảng 1-2 lần.
Mai Thùy

Đã ghi nhận ca tử vong sởi ở người lớn đầu tiên trong năm
Y tế - 10 phút trướcViện Y học Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai cho biết đã ghi nhận ca tử vong sởi người lớn đầu tiên trong năm nay, tính đến thời điểm này. Bệnh nhân tử vong mắc sởi trên nền bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và đái tháo đường.

6 cách đơn giản để thải độc gan
Sống khỏe - 2 giờ trướcMột trong những chức năng quan trọng của gan là thải độc. Theo thời gian chức năng gan có thể trở nên suy giảm. Vậy cách nào hỗ trợ gan thải độc tốt hơn?

Mổ cấp cứu nữ sinh bị chó nhà nuôi cắn đứt thực quản
Y tế - 3 giờ trướcChú chó nhà nuôi 12 năm đột ngột tấn công bé gái 11 tuổi khiến bệnh nhi tổn thương sâu vào thực quản, phải đi cấp cứu.

Người đàn ông 41 tuổi phát hiện xơ gan thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 3 giờ trướcGĐXH - Mặc dù đã được phát hiện xơ gan từ năm 2023, thay vì quyết tâm cai rượu, anh X. vẫn uống khoảng 500ml rượu mỗi ngày.

7 cách tự nhiên giúp làm sạch, thải độc phổi
Sống khỏe - 8 giờ trướcDuy trì phổi khỏe mạnh là điều tối quan trọng đối với sức khỏe nói chung, đặc biệt là trong bầu không khí ô nhiễm hiện nay...

5 lý do nên tránh ăn cơm vào bữa tối muộn
Sống khỏe - 11 giờ trướcMặc dù gạo cung cấp năng lượng và các chất dinh dưỡng thiết yếu, nhưng ăn cơm quá muộn trong ngày có thể dẫn đến một số vấn đề sức khỏe.

Người đàn ông 61 tuổi ở Hà Nội nhập viện vì viêm gan cấp thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân được chẩn đoán viêm gan cấp tính do rượu cho biết có tiền sử uống rượu bia thường xuyên nhiều năm nay.

Tự mua thuốc cảm, giảm đau về uống, người phụ nữ phải nhập viện cấp cứu
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng dị ứng nặng với các triệu chứng phù nề, ngứa ngáy, đau rát nghiêm trọng toàn thân, ảnh hưởng lớn đến ăn uống và sinh hoạt.

7 biến chứng do thiếu sắt
Sống khỏe - 1 ngày trướcThiếu sắt có thể âm thầm ảnh hưởng đến nhiều chức năng của cơ thể. Nếu không có đủ sắt, sẽ gây thiếu máu thiếu sắt, năng lượng thấp, giảm khả năng miễn dịch và sức khỏe tổng thể theo thời gian.

7 cách để tăng cường số bước chân, giúp đi bộ hiệu quả hơn
Sống khỏe - 1 ngày trướcĐối với người thích đi bộ để rèn luyện sức khỏe, cần phải biết cách để làm cho nó hiệu quả hơn nữa. Thực hiện một số điều đơn giản khi đi bộ có thể biến một cuộc đi dạo thành một bài tập đốt cháy calo tốt…

Người đàn ông 61 tuổi ở Hà Nội nhập viện vì viêm gan cấp thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Bệnh nhân được chẩn đoán viêm gan cấp tính do rượu cho biết có tiền sử uống rượu bia thường xuyên nhiều năm nay.