Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sàng lọc mất thính lực ở trẻ sơ sinh để con khỏe mạnh

Thứ ba, 16:00 28/09/2010 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Ngay cả trẻ không có nguy cơ vẫn có khả năng mất thính lực. Vì thế, sàng lọc cần áp dụng cho mọi trẻ sơ sinh trước khi ra viện.

TS.BS Nguyễn Công Nghĩa.

BV Phụ sản Hà Nội vừa cho biết, từ tháng 10/2010, sẽ tiến hành phương pháp sàng lọc mất thính lực bẩm sinh ở trẻ sơ sinh. Đây cũng là bệnh viện  đầu tiên trong cả nước thực hiện phương pháp này. PV Báo GĐ&XH đã có cuộc trao đổi với  TS.BS Nguyễn Công Nghĩa - Trưởng phòng Nghiên cứu khoa học, Chỉ đạo tuyến - Bệnh viện Phụ sản Hà Nội xung quanh công nghệ mới, đầy nhân bản này.

Chưa có số liệu về mất thính lực ở trẻ sơ sinh

Vì sao phải tiến hành sàng lọc mất thính lực trên tất cả các trẻ sơ sinh, thưa bác sĩ?

- Mất thính lực (giảm khả năng nghe hoặc điếc) có thể gặp với tỷ lệ 3-4/1.000 trẻ sơ sinh cho đến cao nhất là 1-2/100 sơ sinh, theo thống kê  trên thế giới. Mất thính lực có thể ở 1 hoặc cả 2 tai. Đó là một trong những rối loạn thường gặp nhất so với các rối loạn khác đang được sàng lọc rộng rãi như thiếu máu hồng cầu liềm, thiếu men G6PD, suy giáp trạng bẩm sinh... Hiện chưa có một con số nào về mất thính lực ở trẻ sơ sinh được công bố ở Việt Nam.

Mất thính lực cần phải được xác định và điều trị tốt nhất vào thời điểm trẻ  gần được 6 tháng tuổi. Những trẻ được phát hiện muộn (2-3 tuổi) có thể phải gánh chịu những khuyết tật vĩnh viễn, không thể sửa chữa được về khả năng phát âm, phát triển ngôn ngữ, nhận thức.

Xin bác sĩ cho biết nguyên nhân của các trường hợp mất thính lực và yếu tố nguy cơ cao cho việc mất thính lực ở trẻ là gì?

- Hầu hết các trường hợp mất thính lực vĩnh viễn là do sự phá huỷ hoặc mất chức năng của thần kinh thính giác dẫn truyền tín hiệu âm thanh từ tai trong tới não. Tuy nhiên, chỉ khoảng một nửa các trường hợp mất thính lực là có thể xác định được nguyên nhân. Khoảng một nửa trong số này mắc phải trong quá trình mang thai, sinh đẻ, nửa còn lại là do yếu tố di truyền.

Ngay cả những trẻ không có các yếu tố nguy cơ vẫn có khả năng mất thính lực. Vì thế, chương trình sàng lọc cần áp dụng cho mọi đứa trẻ sơ sinh trước khi ra viện về nhà. Rất nhiều các quốc gia trên thế giới đã áp dụng chương trình sàng lọc này.

An toàn, nhanh gọn và khách quan
 
Sàng lọc mất thính lực sơ sinh ở trẻ là một kỹ thuật an toàn, nhanh gọn, khách quan. Ảnh: Võ Thu

Bác sĩ có thể cho độc giả Báo GĐ&XH biết rõ hơn về phương pháp sàng lọc này?

- Có 2 phương pháp sàng lọc: Đo lường âm thanh thoát ra từ ốc tai và Đáp ứng âm của cuống não. Cả 2 phương pháp đều rất đơn giản, nhanh gọn, có độ chính xác cao, không xâm nhập, gây đau đớn, tự động và hoàn toàn khách quan.

Các phương pháp sàng lọc là an toàn, không gây ra bất kỳ nguy cơ nào cho trẻ sơ sinh. Tuỳ theo từng điều kiện mà thời gian cho một lần thử nghiệm sàng lọc  lại khác nhau. Nếu phòng kín, cách âm hoàn toàn, trong lúc đứa trẻ đang ngủ, có thể chỉ 1 phút là xong 1 bên tai. Nếu phòng ồn, lẫn tạp âm, trẻ cử động, khóc, thời gian có thể kéo dài đến 7-8 phút, hoặc không thể tiến hành được. Thời điểm tốt nhất để thử nghiệm sàng lọc ít nhất phải sau 24 tiếng sau sinh, chờ tai trẻ khô hẳn.

Không hẳn tất cả những trẻ sơ sinh không vượt qua thử nghiệm thính lực có nghĩa là mất thính lực. Có nhiều lý do: Có thể do nhiều dịch ối trong ống tai cản trở các kích thích âm thanh tới được tai trong. Tương tự với dịch ối đọng trong khoang tai giữa, sau màng nhĩ, cũng gây cản trở các kích thích âm thanh dẫn đến kết quả dương tính giả. Vì thế, nếu một trẻ không vượt qua được thử nghiệm, cần phải chờ ít nhất một tuần mới thử nghiệm khi tai trẻ khô lại. Một nguyên nhân khác, có thể là do tiếng động bên ngoài quá mạnh, trẻ khóc hay cử động trong quá trình thử nghiệm.

Nếu có những bằng chứng rõ ràng về việc mất thính lực thông qua các thử nghiệm này, trẻ cần phải được chuyển đến các chuyên gia thính học để có chẩn đoán tổng thể về mức độ mất thính lực. Nếu mất thính lực do các nguyên nhân thực thể như viêm tai giữa, đọng dịch, thủng màng nhĩ hay bất thường cấu trúc tai, có thể chữa được bằng thuốc hay phẫu thuật. Mất thính lực do thần kinh thì phức tạp hơn, đòi hỏi các thiết bị trợ thính hay cấy ghép ốc tai.

Mọi trẻ sơ sinh đều được tiến hành sàng lọc

Kế hoạch chương trình sàng lọc của BV Phụ sản Hà Nội tiến hành ra sao, thưa bác sĩ?

- Đề xuất áp dụng kỹ thuật này được lãnh đạo bệnh viện hoàn toàn ủng hộ và cho phép tiến hành thử nghiệm. Từ tháng 10 năm nay, chúng tôi sẽ tiến hành phương pháp đo lường âm thanh thoát ra từ ốc tai, thực hiện khi trẻ đang ngủ. Sau 1 tháng thử nghiệm, chúng tôi sẽ đánh giá lại kết quả và đưa vào thực hiện trên toàn bộ các trẻ sơ sinh của bệnh viện. Chúng tôi sẽ dành riêng một phòng cách âm tốt cho thử nghiệm thính lực. Chi phí do gia đình, sản phụ chi trả. Hiện tại, chúng tôi chưa đưa ra con số chi phí cụ thể, nhưng chắc chắn đây là con số không quá cao, mọi người đều có thể chấp nhận được.

Vấn đề thông tin cho người dân sẽ được chúng tôi cung cấp qua apphich tại các khu vực phòng khám thai, các phòng có sơ sinh. Các sản phụ tại các khoa, phòng đều được phát tờ rơi thông tin. Chúng tôi cũng sẽ sớm hình thành đường dây nóng để giải đáp các thắc mắc hoặc vấn đề liên quan đến chương trình sàng lọc.

Có thể hiểu bản chất của sàng lọc là mọi trẻ sơ sinh đều bình đẳng trong cơ hội được sàng lọc với một chi phí hoàn toàn có thể chấp nhận được. Thêm nữa, vì khoảng một nửa số trẻ giảm hoặc mất thính lực không có các yếu tố nguy cơ sẵn có, chúng tôi quyết định sàng lọc thính lực trên toàn bộ trẻ sơ sinh tại bệnh viện thay vì chỉ thực hiện trên nhóm có nguy cơ cao. Đây là một phương pháp đơn giản, không phụ thuộc vào việc có nguồn tài trợ hay không, ngay cả các tuyến dưới cũng có thể tiến hành được.

- Xin cảm ơn bác sĩ!
 

Một số trẻ có nguy cơ mất thính lực

- Những bà mẹ mắc một số bệnh lý khi mang thai: Giang mai, rubella, herpes...; các bà mẹ tiếp xúc hay sử dụng các thuốc, ví dụ hoá liệu pháp chống ung thư, hoá chất độc hại có thể gây ảnh hưởng đến thính lực;

- Tiền sử gia đình có người mất thính lực;

- Trẻ đẻ non hoặc sinh nhẹ cân, có các dấu hiệu suy hô hấp sau đẻ và phải thông khí hỗ trợ kéo dài; trẻ bị vàng da do tăng bilirubin, viêm màng não; chỉ số Apgar sau đẻ thấp;

- Trẻ bị bất thường cấu trúc ở đầu, mặt, cấu trúc bất thường của tai ngoài và tai giữa...

 
Quỳnh An  (thực hiện)
thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người cao tuổi không ăn cơm, hại nhiều hơn lợi

Người cao tuổi không ăn cơm, hại nhiều hơn lợi

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Việc loại bỏ cơm khỏi khẩu phần ăn có thể gây hại cho sức khỏe người cao tuổi, dẫn đến thiếu năng lượng, suy dinh dưỡng, rối loạn đường huyết và nhiều hệ lụy khác.

Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?

Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Nhiều bà mẹ lo lắng rằng khi con mọc răng, việc bú mẹ sẽ trở nên đau đớn và nghĩ đến việc cai sữa, không cho con bú nữa. Điều đó có nên không?

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Theo kết quả một nghiên cứu mới, trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp các bác sĩ siêu âm xác định bất thường nào khi siêu âm sàng lọc thai kỳ ở tuần thứ 20 nhanh gấp đôi mà không làm giảm độ chính xác của chẩn đoán.

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Mặc dù nam giới ít bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) hơn phụ nữ nhưng đây cũng có thể là mối quan tâm đáng kể về sức khỏe, đặc biệt là khi không được điều trị.

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Sữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Chlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến do nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Phụ nữ chủ yếu nhiễm Chlamydia khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng với chồng/ đối tác bị nhiễm trùng.

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Hội chứng tiền kinh nguyệt là một tập hợp các triệu chứng về thể chất, tâm lý và cảm xúc mà nhiều phụ nữ gặp phải trong khoảng thời gian 1 - 2 tuần trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt.

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH – Theo các chuyên gia, với những trường hợp lạm dụng sử dụng thuốc tránh thai liên tục trong một thời gian quá dài, không có thời gian "nghỉ" là không đúng với hướng dẫn chuyên môn của viên uống tránh thai đường uống, có nguy cơ gây hệ lụy.

Chế độ ăn cho người bị cường kinh

Chế độ ăn cho người bị cường kinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Chế độ ăn uống khoa học, vận động thể chất đều đặn là những yếu tố quan trọng giúp chị em có sức khỏe tốt và chu kỳ kinh nguyệt ổn định.

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Mặc dù được sử dụng rộng rãi trong nhiều sản phẩm gia đình nhưng phthalate không tốt cho sức khỏe. Phụ nữ mang thai tiếp xúc với chất này có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và sự phát triển não bộ trẻ sơ sinh.

Top