Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sàng lọc trước sinh, sơ sinh: Gia đình sẽ bớt đi gánh nặng

Thứ bảy, 07:00 02/02/2013 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Bước vào năm 2013 này, tỉnh Cà Mau, Hậu Giang sẽ đẩy mạnh công tác sàng lọc trước sinh và sơ sinh, nhằm hạn chế thấp nhất các trường hợp trẻ sinh ra bị mắc các bệnh hiểm nghèo, dị tật bẩm sinh, góp phần nâng cao chất lượng dân số…

Sàng lọc trước sinh, sơ sinh: Gia đình sẽ bớt đi gánh nặng 1

Sàng lọc trước sinh, sơ sinh giúp giảm thiểu số em bé ra đời bị dị tật bẩm sinh, góp phần nâng cao chất lượng dân số. Ảnh: T.L

Nâng cao chất lượng giống nòi

Trong ba năm gần đây, tỉnh Cà Mau đã triển khai thành công Đề án Sàng lọc trước sinh và sơ sinh (SLTS,SS). Mỗi năm, đã có gần 15.000 trường hợp bà mẹ mang thai ở Cà Mau được khám sàng lọc trước sinh. Đối với trẻ sơ sinh, hằng năm đã lấy máu gót chân gửi Bệnh viện Từ Dũ (TP HCM) từ 3.000-5.000 mẫu. Chương trình nhằm mục đích phát hiện sớm và chỉ định điều trị cho các trường hợp trẻ bị thiếu men G6PD hoặc chấm dứt thai kỳ đối với những bào thai bị dị tật nặng. Các trường hợp được xác định là có nguy cơ cao bệnh lý đều được bác sĩ chuyên khoa quản lý theo dõi, tư vấn, giúp đỡ.

Lúc mới triển khai Đề án, một bộ phận người dân trong tỉnh chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của việc sàng lọc trước sinh và sơ sinh nên chương trình bước đầu đạt hiệu quả thấp. Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh đã chủ động tập huấn cho gần 600 cộng tác viên dân số phụ trách địa bàn nắm vững kiến thức, kỹ năng cơ bản, làm tốt nhiệm vụ tuyên truyền, vận động, cung cấp thông tin về SLTS,SS cho người dân. Các cộng tác viên còn cung cấp gần 30.000 tài liệu, tờ rơi, tờ bướm, áp phích tuyên truyền đến đối tượng phụ nữ đang mang thai; giúp phụ nữ nâng cao hiểu biết về lợi ích của việc tự nguyện đến cơ sở y tế tích cực hưởng ứng chương trình khám thai, siêu âm, lấy máu gót chân trẻ sơ sinh.

Bác sĩ Nguyễn Cao Hùng, Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Cà Mau chia sẻ: Đây là chương trình mang tính nhân đạo, nếu duy trì thực hiện tốt Đề án sàng SLTS,SS thì sẽ hạn chế thấp nhất các trường hợp trẻ sinh ra bị mắc các bệnh hiểm nghèo, dị tật bẩm sinh. Nhờ vậy, gia đình giảm bớt đi gánh nặng và khó khăn vì phải bỏ nhiều tiền của, thời gian, công sức chăm sóc suốt đời cho những đứa trẻ bị dị tật bẩm sinh; xã hội sẽ có những công dân khỏe mạnh, chất lượng giống nòi, chất lượng dân số từng bước được nâng cao.

Đến nay, Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Cà Mau đã xây dựng hoàn thành mô hình tư vấn sức khỏe tiền hôn nhân và triển khai thực hiện thí điểm tại 13 xã, phường, thị trấn trong năm 2013. Mục tiêu chính của mô hình là nâng cao nhận thức và kỹ năng thực hành SKSS/KHHGĐ cho đối tượng nam, nữ thanh niên trong độ tuổi kết hôn.

Tăng cường máy móc, thiết bị

Còn tại Hậu Giang, công tác dân số năm 2013, tỉnh này cũng sẽ đẩy mạnh thực hiện mô hình SLTS,SS nhằm nâng cao chất lượng dân số.

Mô hình SLTS,SS được triển khai thực hiện ở Hậu Giang từ năm 2011, theo số liệu của Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Hậu Giang, trong 2 năm (2011-2012), tỉnh thực hiện gần 5.000 trường hợp SLTS,SS trong khi nhu cầu hằng năm ở tỉnh khoảng 12.000-14.000 trường hợp.

Năm 2013, tỉnh đặt ra chỉ tiêu thực hiện SLTS,SS cho 4.000 trường hợp, để đạt được chỉ tiêu này, Chi cục sẽ tăng cường máy móc, trang thiết bị để mở rộng địa bàn SLTS đến 4 nơi ở Bệnh viện đa khoa Hậu Giang, Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản, Bệnh viện huyện Long Mỹ và thị xã Ngã Bảy (trước đây chỉ có 2 nơi đủ điều kiện thực hiện mô hình này).

Mô hình SLSS chỉ thực hiện được ở 3 nơi vào năm 2012 thì năm 2013, 100% địa phương trong tỉnh được triển khai thực hiện. Ngành Y tế tỉnh Hậu Giang sẽ tăng cường mời chuyên gia từ Bệnh viện Từ Dũ tập huấn cho cán bộ chuyên môn trong toàn tỉnh về mô hình SLTS,SS, tuyên truyền rộng rãi cho người dân biết về lợi ích của việc thực hiện SLTS,SS.

Bác sĩ Chuyên khoa II Trần Thị Lài - Giám đốc Trung tâm DS- KHHGĐ tỉnh Hậu Giang cho biết: Đối với mô hình SLTS, bà mẹ mang thai dưới 14 tuần được siêu âm đo độ dày da gáy thai nhi, nếu da gáy dày bất thường thì chuyển bà mẹ lên Bệnh viện Từ Dũ, nơi có đủ trang thiết bị để kiểm tra người mẹ, xét nghiệm nhau thai, chọc ối để phát hiện những dị tật ở thai nhi. Sau đó, người mẹ sẽ được tiếp tục siêu âm từ tuần thứ 20 trở đi, vì lúc này có thể phát hiện dị tật ở thai nhi trực tiếp qua siêu âm. Nếu thai nhi có dấu hiệu dị tật, bác sĩ sẽ xác định chính xác dị tật thuộc loại chữa được hay không rồi tư vấn cho gia đình, có thể sớm điều trị đối với những dị tật có thể can thiệp được. Đối với SLSS, em bé sinh ra từ 24 - 48 giờ được lấy 2 giọt máu ở gót chân rồi gửi về Bệnh viện Từ Dũ xét nghiệm, kết quả có sau 2 ngày, sớm phát hiện được những dị tật ở trẻ sơ sinh mà mắt thường không nhìn thấy được. Một số dị tật được phát hiện qua SLTS,SS như bệnh Down, dị tật ống thần kinh, suy giáp bẩm sinh, thiếu men G6PD (gây tán huyết dẫn đến thiếu máu, vàng da), tăng sinh tuyến thượng thận bẩm sinh (rối loạn nhiễm sắc thể giới tính)… từ đó các bác sĩ sẽ tìm biện pháp can thiệp kịp thời đối với những bệnh có thể chữa được và tư vấn tâm lý cho bà mẹ cũng như gia đình.

Theo bác sĩ Lài, mô hình SLTS, SS giúp giảm thiểu tối đa số em bé ra đời bị dị tật bẩm sinh, điều trị kịp thời một số bệnh mà trẻ sơ sinh mắc phải, góp phần nâng cao chất lượng dân số.

Xuân Dự

baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Quyền tự quyết sinh sản và hành trình 'gỡ' định kiến ở Nghệ An

Quyền tự quyết sinh sản và hành trình 'gỡ' định kiến ở Nghệ An

Dân số và phát triển - 4 giờ trước

Trong một thế giới đang chuyển mình, quyền sinh sản không chỉ là lựa chọn cá nhân mà còn là thước đo tiến bộ xã hội. Ở Nghệ An, hành trình phá vỡ định kiến "trọng nam khinh nữ" đang được chính quyền và ngành y tế kiên trì thúc đẩy để mỗi người phụ nữ dù ở vùng sâu hay nơi phố thị đều được trao quyền quyết định tương lai sinh sản của chính mình.

5 điều chị em cần biết về u xơ tử cung

5 điều chị em cần biết về u xơ tử cung

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

U xơ tử cung là một bệnh lý lành tính khá phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, đặc biệt là sau tuổi 30. Nếu bạn đang băn khoăn về u xơ tử cung, hãy tìm hiểu 5 điều quan trọng sau đây để hiểu rõ hơn về tình trạng này.

Sở Y tế TP Huế tổ chức Tọa đàm chào mừng Ngày Dân số Thế giới 11/7

Sở Y tế TP Huế tổ chức Tọa đàm chào mừng Ngày Dân số Thế giới 11/7

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Ngày 9/7, Sở Y tế TP Huế tổ chức Tọa đàm chào mừng Ngày Dân số Thế giới 11/7 và lồng ghép triển khai các văn bản, chính sách về công tác Dân số trong tình hình mới.

Hà Nội mít tinh kỷ niệm Ngày Dân số Thế giới 11/7

Hà Nội mít tinh kỷ niệm Ngày Dân số Thế giới 11/7

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Sáng 8/7, UBND thành phố Hà Nội tổ chức lễ mít tinh kỷ niệm Ngày Dân số Thế giới 11/7 với chủ đề: “Quyền tự quyết về sinh sản trong một thế giới đang thay đổi”.

Ai dễ mắc herpes sinh dục?

Ai dễ mắc herpes sinh dục?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Herpes sinh dục là một bệnh nhiễm trùng phổ biến gây ra các vết loét hoặc mụn nước ở bộ phận sinh dục. Tìm hiểu những người dễ mắc herpes sinh dục.

5 lý do chị em nên ăn dứa trong kỳ kinh nguyệt

5 lý do chị em nên ăn dứa trong kỳ kinh nguyệt

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Dứa không chỉ là một loại quả ngon miệng cho chế độ ăn uống mà còn có thể giúp kiểm soát những vấn đề khó chịu mỗi kỳ kinh nguyệt.

Mẹ bầu nên làm gì để tăng cường hệ miễn dịch và phòng tránh bệnh trong thai kỳ?

Mẹ bầu nên làm gì để tăng cường hệ miễn dịch và phòng tránh bệnh trong thai kỳ?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Mang thai khiến hệ miễn dịch mẹ bầu suy giảm, dễ mắc bệnh khi thời tiết thay đổi. Tăng cường đề kháng và chăm sóc sức khỏe đúng cách giúp mẹ và thai nhi luôn an toàn.

Tầm quan trọng của việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc

Tầm quan trọng của việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Trong bối cảnh Việt Nam đang bước vào giai đoạn già hóa dân số nhanh chóng, việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc được xác định là một trong những giải pháp chiến lược để bảo đảm chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi, đồng thời thúc đẩy bình đẳng giới và phát triển kinh tế xã hội bền vững.

Ung thư vú có di truyền không?

Ung thư vú có di truyền không?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất và gây tử vong cao nhất trong các loại ung thư ở nữ giới. Tại Việt Nam, ung thư vú cũng là loại ung thư có tỷ lệ mắc cao nhất. Vậy ung thư vú có di truyền không và làm cách nào để tầm soát ở giai đoạn sớm?

Cực hiếm: Người phụ nữ mang 4 thai tự nhiên

Cực hiếm: Người phụ nữ mang 4 thai tự nhiên

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, đây là một tình huống đặc biệt hiếm trong sản khoa, với tỷ lệ gặp chỉ khoảng 1/700.000 – 1/800.000 ca mang thai tự nhiên.

Top