Sắp tới, bãi bỏ lương cơ sở 2,34 triệu đồng, mức lương có bị giảm?
GĐXH - Nếu đề xuất cải cách tiền lương của Bộ Chính trị được chấp nhận thì sau năm 2026 thực hiện 05 bảng lương mới cho cán bộ, công chức và viên chức, khi đó sẽ bỏ lương cơ sở và hệ số lương thay thế bằng mức lương cơ bản trong bảng lương mới.
Bảng lương thay đổi thế nào sau năm 2026?
Theo Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP, mức lương cơ sở mới của viên chức đang áp dụng là 2.340.000 đồng/tháng.
Tuy nhiên, theo Mục 5 Kết luận 83-KL/TW năm 2024 của Bộ Chính trị thì Bộ Chính trị yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp nghiên cứu đánh giá sự phù hợp, tính khả thi và đề xuất việc thực hiện 5 bảng lương và 9 chế độ phụ cấp mới của khu vực công cho phù hợp để trình Trung ương xem xét sau năm 2026 khi Bộ Chính trị ban hành và triển khai thực hiện hệ thống Danh mục vị trí việc làm trong hệ thống chính trị.
Theo đó, đề xuất chính sách tiền lương mới theo Kết luận 83 của Bộ Chính trị nếu được thực hiện sẽ thay thế bảng lương theo mức lương cơ sở.
Một trong các yếu tố xây dựng bảng lương mới là bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương, bảng lương mới được thể hiện bằng một số tiền cụ thể (mức lương cơ bản) (căn cứ tiết 3.1 tiểu mục 3 Mục 2 Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018) thay vì tính theo lương cơ sở và hệ số lương như hiện nay (Điều 3 Thông tư 07/2024/TT-BNV).
Theo đó, trong trường hợp đề xuất bảng lương mới được chấp nhận và áp dụng sau năm 2026 theo kế hoạch Bộ Chính trị đề ra thì thống nhất bảng lương giáo viên theo mức lương cơ sở mới (2.34 triệu) chính thức thay đổi khi áp dụng bảng lương theo lương cơ bản được xác định bằng một số tiền cụ thể (trong trường hợp mức lương cơ sở mới 2.34 triệu áp dụng gần thời điểm áp dụng bảng lương mới nhất).
Trong trường hợp mức lương cơ sở 2.34 triệu thay đổi trước thời điểm áp dụng bảng lương mới thì thống nhất bảng lương theo mức cơ bản sẽ thay thế bảng lương theo mức lương cơ sở gần nhất.
Việc điều chỉnh mức lương cơ sở sẽ do Chính phủ báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định phù hợp khả năng ngân sách Nhà nước, chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước (theo Khoản 3 Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP).

Hiện nay, mức lương cơ sở đang áp dụng là 2.340.000 đồng/tháng. Ảnh minh họa: TL
Bỏ lương cơ sở, lương có bị giảm không?
Căn cứ tại tiểu tiết 3.1 Mục 3 Chương II Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 về cải cách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp do Ban Chấp hành Trung ương ban hành quy định:
"Đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công)
a) Thiết kế cơ cấu tiền lương mới gồm: Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương) và các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương). Bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp).
b) Xây dựng, ban hành hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành; chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng, gồm:
- Xây dựng 1 bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã theo nguyên tắc:
+ Mức lương chức vụ phải thể hiện thứ bậc trong hệ thống chính trị; giữ chức vụ lãnh đạo nào thì hưởng lương theo chức vụ đó, nếu một người giữ nhiều chức vụ thì hưởng một mức lương chức vụ cao nhất; giữ chức vụ lãnh đạo tương đương nhau thì hưởng mức lương chức vụ như nhau; mức lương chức vụ của người lãnh đạo cấp trên phải cao hơn mức lương chức vụ của người lãnh đạo cấp dưới;
+ Quy định một mức lương chức vụ cho mỗi loại chức vụ tương đương; không phân loại bộ, ngành, ban, uỷ ban và tương đương ở Trung ương khi xây dựng bảng lương chức vụ ở Trung ương; không phân biệt mức lương chức vụ khác nhau đối với cùng chức danh lãnh đạo theo phân loại đơn vị hành chính ở địa phương mà thực hiện bằng chế độ phụ cấp. Việc phân loại chức vụ lãnh đạo tương đương trong hệ thống chính trị để thiết kế bảng lương chức vụ do Bộ Chính trị quyết định sau khi đã báo cáo Ban Chấp hành Trung ương".
Theo nội dung nêu trên, khi bãi bỏ lương cơ sở để ban hành hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành; chuyển xếp lương cũ sang lương mới thì bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng.
Như vậy, khi bỏ lương cơ sở sẽ không bị giảm lương.
Đối tượng hưởng lương, phụ cấp áp dụng mức lương cơ sở
Theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 73/2024/NĐ-CP thì người hưởng lương, phụ cấp áp dụng mức lương cơ sở quy định tại Điều 1 Nghị định 73/2024/NĐ-CP, bao gồm:
- Cán bộ, công chức từ trung ương đến cấp huyện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 (sửa đổi, bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức 2019);
- Cán bộ, công chức cấp xã quy định tại khoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 (sửa đổi, bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức 2019);
- Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Luật Viên chức 2010 (sửa đổi, bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức 2019);
- Người làm các công việc theo chế độ hợp đồng lao động quy định tại Nghị định 111/2022/NĐ-CP về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc trường hợp được áp dụng hoặc có thoả thuận trong hợp đồng lao động áp dụng xếp lương theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;
- Người làm việc trong chỉ tiêu biên chế tại các hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động theo quy định tại Nghị định 126/2024/NĐ-CP;
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng và lao động hợp đồng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam;
- Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, công nhân công an và lao động hợp đồng thuộc Công an nhân dân;
- Người làm việc trong tổ chức cơ yếu;
- Hạ sĩ quan và binh sĩ thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; hạ sĩ quan và chiến sĩ nghĩa vụ thuộc Công an nhân dân;
- Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và tổ dân phố.
Mức lương cơ sở là gì?
Lương cơ sở là mức lương được sử dụng để tính lương trong bảng lương của người lao động. Nó cũng là căn cứ để xác định các khoản phụ cấp và các chế độ khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, căn cứ theo Khoản 1 Điều 3 của Nghị định 72/2018/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 15/08/2018 có quy định lương cơ sở là mức căn cứ để:
- Tính toàn bộ các khoản liên quan đến lương và phụ cấp trong bảng lương, áp dụng với những đối tượng theo quy định của Nghị định.
- Tính toán các loại chi phí phát sinh để phục vụ cho các hoạt động, sinh hoạt.
- Tính các khoản trích nộp của doanh nghiệp để chi trả hoặc thực hiện nghĩa vụ, tính các chế độ của người lao động được hưởng khi làm việc tại doanh nghiệp.
Hiểu đơn giản lương cơ sở là mức lương thấp nhất, chưa bao gồm các chế độ khác như khen thưởng hay phụ cấp. Mức lương cơ sở cũng ảnh hưởng trực tiếp tới thu nhập và chế độ bảo hiểm xã hội của người lao động, điều này được thể hiện qua bản chất và nguyên tắc áp dụng của mức lương cơ sở.
Theo đó, mức lương cơ sở hiện nay được dùng làm căn cứ tính đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho các đối tượng là: cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang... và người lao động làm việc trong doanh nghiệp. Ngoài ra, mức lương cơ sở còn dùng làm cơ sở để tính thang bảng lương tại doanh nghiệp, các khoản phụ cấp và mức hưởng trợ cấp bảo hiểm tối đa không quá 20 lần lương cơ sở.
Trong trường hợp mức lương cơ sở nếu có sự điều chỉnh hằng năm sẽ có ảnh hưởng đến nhiều khoản thu nhập, tiền đóng bảo hiểm xã hội và tiền trợ cấp của người lao động. Vì vậy cần theo dõi thường xuyên để đảm bảo quyền lợi của mình.

Hà Nội đề nghị kiểm tra, đưa ra phương án xử lý các trụ sở bỏ hoang hàng chục năm ở Hà Đông
Đời sống - 12 giờ trướcGĐXH - UBND TP Hà Nội vừa có văn bản gửi các cơ quan trung ương liên quan, đề nghị rà soát và có phương án xử lý 3 trụ sở nhà nước bị bỏ hoang nhiều năm tại phố Tô Hiệu (phường Nguyễn Trãi, quận Hà Đông), tránh gây lãng phí tài sản công.

6 lỗi vi phạm thường gặp và mức phạt mới nhất hiện nay, cao nhất lên tới 40 triệu đồng
Đời sống - 16 giờ trướcGĐXH - Từ ngày 01/01/2025, theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP, nhiều mức phạt vi phạm giao thông trên cao tốc được điều chỉnh tăng mạnh. Bài viết tổng hợp 6 lỗi ô tô thường gặp cùng mức xử phạt cụ thể, giúp người lái nắm rõ và tránh vi phạm.

Ngày sinh Âm lịch của người có cuộc đời thuận buồm xuôi gió, tài lộc từ đó mà hanh thông
Đời sống - 16 giờ trướcGĐXH - Những người sinh vào ngày Âm lịch này là người có phúc khí, ít gặp khó khăn, trắc trở trong cuộc sống.

Ví chứa 8.000 USD bị bỏ quên ở sân bay
Đời sống - 20 giờ trướcNhận được cuộc gọi từ số lạ xưng nhân viên an ninh hàng không, nam hành khách mới hốt hoảng phát hiện quên chiếc ví chứa 8.000 USD. Anh tức tốc quay xe trở lại sân bay Nội Bài.

Bảng lương theo vị trí việc làm mới sau 2026 của cán bộ, công chức và viên chức thay đổi gì khi không còn mức lương cơ sở?
Đời sống - 23 giờ trướcGĐXH - Trả lương theo vị trí việc làm là tiền lương được trả theo đúng năng lực thực chất, khả năng đáp ứng yêu cầu công việc của cán bộ, công chức, viên chức. Khi cải cách tiền lương không còn mức lương cơ sở, bảng lương theo vị trí việc làm có thay đổi?

Tin sáng 12/4: Đón không khí lạnh, Bắc Bộ và Trung Bộ mưa rét từ 12/4; DJ bạo hành vợ ở Hà Nội viết cam kết không tái phạm: Công an vẫn điều tra
Đời sống - 23 giờ trướcGĐXH - Theo Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 11/4, bộ phận không khí lạnh tiếp tục di chuyển xuống phía Nam.

Thông tin mới nhất về đợt không khí lạnh gây mưa rét ở Bắc Bộ và Trung Bộ
Đời sống - 1 ngày trướcGĐXH - Ngày 11/4, bộ phận không khí lạnh tiếp tục di chuyển xuống phía Nam và sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ.

Đề xuất sổ bảo hiểm điện tử thay bản giấy từ năm 2026
Đời sống - 1 ngày trướcSổ bảo hiểm xã hội (BHXH) bản điện tử dự kiến cấp chậm nhất vào 1/1/2026 và có giá trị pháp lý như sổ BHXH bản giấy.

Vụ hàng chục ngôi mộ ở Hà Nam bị đá đè do nổ mìn khai thác: Chủ tịch xã Thanh Nghị nói 'người dân đòi hỏi vô lý'
Đời sống - 1 ngày trướcGĐXH - Vụ sạt lở đá vùi lấp nhiều ngôi mộ ở Thanh Liêm, Hà Nam, Chủ tịch UBND xã Thanh Nghị cho biết: "Tôi thấy có nhà đòi hỏi vô lý lắm, người ta bảo siêu âm (radar xuyên đất dò tìm hài cốt), đố ai mà siêu âm được".

Xâm hại tình dục trẻ em: "Cần thay đổi từ cách người lớn lắng nghe"
Đời sống - 1 ngày trướcGĐXH - Nhiều trẻ em đã cố gắng lên tiếng sau khi bị xâm hại, nhưng thay vì được lắng nghe và bảo vệ, các em lại bị nghi ngờ, thờ ơ hoặc im lặng bỏ qua. Sự thiếu tin tưởng của người lớn đôi khi vô tình tiếp tay cho những bi kịch tiếp diễn, khiến nạn nhân phải chịu đựng nỗi đau kéo dài trong cô độc. Xâm hại trẻ em không chỉ là tội ác mà còn là hệ quả của sự thiếu trách nhiệm trong lắng nghe và thấu hiểu.

5 con giáp âm thầm giàu sang: Tuất, Tý siêng năng chăm chỉ nhưng vẫn chưa bằng 2 con giáp này
Đời sốngGĐXH - Trong 12 con giáp, 5 con giáp nữ dưới đây sinh là để giàu có, càng lớn tuổi sẽ càng nhiều phúc lành.