Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sau gỡ bỏ lệnh phong tỏa, Bệnh viện Bạch Mai làm gì để đảm bảo an toàn cho người bệnh và các nhân viên y tế?

GiadinhNet - Sau khi được gỡ bỏ lệnh phong tỏa, Bệnh viện Bạch Mai sẽ tiến dần đến việc thăm khám, điều trị như bình thường đối với bệnh nhân. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu tất cả những người đến với bệnh viện đều được coi là F1.

Sau gỡ bỏ lệnh phong tỏa, Bệnh viện Bạch Mai làm gì để đảm bảo an toàn cho người bệnh và các nhân viên y tế? - Ảnh 1.

Như Báo Gia đình & Xã hội đã thông tin đến bạn đọc về việc 0h ngày 12/4, UBND quận Đống Đa (Hà Nội) đã trao quyết định về kết thúc vùng cách ly y tế đối với Bệnh viện Bạch Mai. Cũng tại quyết định trên, bệnh viện có trách nhiệm tiếp tục thực hiện các biện pháp giám sát y tế, chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế và Chỉ thị của Bộ Y tế về tăng cường các biện pháp phòng dịch.

Sau gỡ bỏ lệnh phong tỏa, Bệnh viện Bạch Mai làm gì để đảm bảo an toàn cho người bệnh và các nhân viên y tế? - Ảnh 3.

Đông đảo nhân viên y tế Bệnh viện Bạch Mai vui mừng sau lệnh gỡ bỏ phong tỏa.

TS. Dương Đức Hùng (Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, việc kết thúc vùng cách ly y tế là điều kiện để các bệnh nhân tiếp cận được trở lại với y tế chuyên sâu. Vị Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cũng nhấn mạnh, thời gian bị cách ly y tế vừa qua đã làm gián đoạn cơ hội được thăm khám, điều trị của những người bệnh và những người bệnh tham gia các chương trình quản lý bệnh mạn tính.

Sau gỡ bỏ lệnh phong tỏa, Bệnh viện Bạch Mai làm gì để đảm bảo an toàn cho người bệnh và các nhân viên y tế? - Ảnh 4.

Các nhân viên y tế tranh thủ chụp chung tấm hình làm kỷ niệm.

Nói về thực tế hoạt động của bệnh viện trong 14 ngày cách ly y tế, TS. Dương Đức Hùng chia sẻ: "Vừa qua do tình hình dịch, do lệnh cách ly thì hoạt động khám chữa bệnh của bệnh viện đã giảm xuống ở mức tối thiểu. 

Trong suốt quá trình 14 ngày cách ly, song song với việc tiếp tục điều trị các bệnh nhân nặng cũng đang cách ly tại bệnh viện thì Bệnh viện Bạch Mai cũng tiếp nhận trên 40 trường hợp rất nặng, vượt quá khả năng điều trị của các tuyến về điều trị tại Bạch Mai và đã có những trường hợp hết sức nặng nhưng bệnh viện vẫn vượt qua tất cả những khó khăn do lệnh phong tỏa để có thể cứu được người bệnh. Như vậy, hoạt động khám chữa bệnh, điều trị vẫn được tiếp diễn trong thời gian Bệnh viện Bạch Mai bị cách ly".

Lệnh gỡ bỏ phong tỏa bệnh viện đã chính thức có hiệu lực, trong những ngày tới, lãnh đạo bệnh viện đã chuẩn bị nhiều giải pháp nhằm đảm bảo an toàn sau khi hoạt động trở lại. TS. Dương Đức Hùng chia sẻ, phía bệnh viện đã có những phương án để tiếp nhận bệnh nhân đến khám bệnh như bình thường nhưng với điều kiện an toàn về mặt dịch tễ ở mức cao nhất.

Sau gỡ bỏ lệnh phong tỏa, Bệnh viện Bạch Mai làm gì để đảm bảo an toàn cho người bệnh và các nhân viên y tế? - Ảnh 5.

Sau lệnh gỡ bỏ, công tác thực hiện phòng chống COVID-19 vẫn luôn duy trì tại Bệnh viện Bạch Mai.


"Chúng tôi phải lập kế hoạch phân luồng, phân tuyến, sàng lọc về mặt nhiệt độ, về mặt dịch tễ, về mặt xét nghiệm để hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ lây nhiễm. Bộ Y  tế đã xác định: dịch lây nhiễm từ cộng đồng. Vì vậy, đứng về góc độ dịch tễ, tất cả những người đến với bệnh viện chúng tôi đều phải coi là F1, tức là tiếp xúc gần với những người dương tính. Và trên thực tế thì có rất nhiều người lành mang bệnh, có nghĩa là hoàn toàn không có triệu chứng lâm sàng mà trong người họ có virus ở đường hô hấp. 

Do đó, nguy cơ lây nhiễm là thường trực. Chính vì vậy, đảm bảo an toàn cho người bệnh, người thân của người bệnh khi đến khám cũng như đảm bảo sự an toàn cho cán bộ, nhân viên y tế khi thăm khám là mục tiêu của giai đoạn tới của bệnh viện", TS. Hùng thông tin.

Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cũng chia sẻ thêm, công tác sàng lọc nhiều cấp độ, nhiều tầng lớp đã được lên phương án để làm sao đối với tất cả những bệnh nhân đến với Bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện đều có thể phát hiện một cách nhanh nhất, nhằm loại trừ tối đa nguy cơ lại có một trường hợp dương tính trong bệnh viện.

Sau gỡ bỏ lệnh phong tỏa, Bệnh viện Bạch Mai làm gì để đảm bảo an toàn cho người bệnh và các nhân viên y tế? - Ảnh 7.

Công tác khử khuẩn được duy trì sau khi gỡ bỏ lệnh cách ly.

Bên cạnh đó, vấn đề đảm bảo công tác chống nhiễm khuẩn, vệ sinh ở trong bệnh viện cũng đã được tăng cường ở mức độ cao nhất và đặc biệt là tập huấn cho các cán bộ y tế tăng cường truyền thông đối với người bệnh và người nhà ra vào bệnh viện để cho tất cả đều hiểu, vì chống dịch là công việc của tất cả mọi người chứ không chỉ của riêng y tế.

"Chúng tôi tin rằng, với việc triển khai một cách đồng bộ thì khi Bệnh viện Bạch Mai tái khởi động lại, người bệnh và nhân viên y tế sẽ được làm việc trong một môi trường với hệ số an toàn cao nhất", TS. Hùng nhấn mạnh.

Sau gỡ bỏ lệnh phong tỏa, Bệnh viện Bạch Mai làm gì để đảm bảo an toàn cho người bệnh và các nhân viên y tế? - Ảnh 8.

Lực lượng an ninh bệnh viện luôn túc trực tại khuôn viên bệnh viện.

Cuối cùng, TS. Dương Đức Hùng cũng chia sẻ về những điều ấn tượng nhất trong vòng 14 ngày qua: "Y tế luôn là nơi đương đầu và đặc biệt là trong dịch thì chúng ta vẫn thường hay dùng cụm từ "các chiến sĩ ở mặt trận tuyến đầu". 14 ngày vừa qua là những thời khắc khó khăn. Bên cạnh những nỗ lực nội tại, để vượt qua được những khó khăn, thì bệnh viện cũng nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, động viên cả về vật chất lẫn tinh thần của các cán bộ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Bộ Y tế, mọi tầng lớp nhân dân.

Và thật là xúc động khi chúng tôi nhận được những món quà không quá lớn về mặt vật chất nhưng có giá trị rất lớn về mặt tinh thần, kèm theo đó là những bức thư khi đọc lên ai cũng thấy cảm động. Đấy chính là sự động viên rất lớn cho nhân viên y tế nói chung cũng như cán bộ y tế Bệnh viện Bạch Mai trong giai đoạn vừa qua. Và chúng tôi tin rằng, công cuộc chống dịch này với sự tham gia của toàn bộ xã hội, với một sự đồng lòng cao như vậy thì chắc chắn chúng ta sẽ chiến thắng dịch COVID này".


Lê Bảo

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nam thanh niên 30 tuổi ở Phú Thọ có sán dây dài hơn 3 mét do thường xuyên ăn món quen thuộc này

Nam thanh niên 30 tuổi ở Phú Thọ có sán dây dài hơn 3 mét do thường xuyên ăn món quen thuộc này

Y tế - 5 giờ trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chỉ định thụt tháo để chuẩn bị nội soi đại tràng. Sau thụt, các bác sĩ ghi nhận một con sán dây dài hơn 3 mét được thải ra theo phân, còn sống.

Người đàn ông ở Hải Dương nguy kịch do dùng thuốc điều trị viêm gan B theo cách này

Người đàn ông ở Hải Dương nguy kịch do dùng thuốc điều trị viêm gan B theo cách này

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan giai đoạn F4 – giai đoạn nặng. Cùng lúc, ông được chẩn đoán thêm đái tháo đường type 2, làm tăng nguy cơ tổn thương gan.

'Thủ phạm' khiến bé gái 7 tuổi gặp vấn đề ở vùng kín suốt gần 1 năm

'Thủ phạm' khiến bé gái 7 tuổi gặp vấn đề ở vùng kín suốt gần 1 năm

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Sau khi thăm khám, các bác sĩ phát hiện dị vật đã ăn sâu và dính chắc vào niêm mạc âm đạo của bệnh nhi, rất khó lấy ra bằng kỹ thuật thông thường.

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện bé bị rách màng trinh và tổn thương âm đạo khoảng 1,5 cm.

Giây phút căng thẳng của 2 bác sĩ trên chuyến bay TPHCM - Hà Nội cứu bé gái co giật

Giây phút căng thẳng của 2 bác sĩ trên chuyến bay TPHCM - Hà Nội cứu bé gái co giật

Y tế - 3 ngày trước

Máy bay vừa cất cánh, một bé gái bất ngờ co giật, tím tái nhưng đã được các bác sĩ có mặt trên chuyến bay hỗ trợ cấp cứu thành công.

Người mẹ kể lại giây phút con trai 13 tuổi đột quỵ lúc sáng sớm

Người mẹ kể lại giây phút con trai 13 tuổi đột quỵ lúc sáng sớm

Y tế - 3 ngày trước

Khi chuẩn bị đến trường, Đ. đột ngột nôn ói, rơi vào hôn mê sâu, nguy kịch tính mạng. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi bị đột quỵ.

Cúc áo gãy đôi nằm trong đường thở bé gái 5 tuổi

Cúc áo gãy đôi nằm trong đường thở bé gái 5 tuổi

Sống khỏe - 4 ngày trước

Bố mẹ đều đi làm, trẻ ở nhà chơi một mình nên không ai biết cháu đã nuốt phải dị vật từ lúc nào.

Nhiều đề xuất được kỳ vọng tăng thêm nguồn tạng quý giá, cứu sống nhiều người bệnh đang chờ ghép

Nhiều đề xuất được kỳ vọng tăng thêm nguồn tạng quý giá, cứu sống nhiều người bệnh đang chờ ghép

Sống khỏe - 4 ngày trước

Sau 19 năm thực hiện, Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác, Việt Nam đã thực hiện hơn 9.500 ca ghép tạng, phát triển mạng lưới gồm 27 cơ sở đủ năng lực kỹ thuật, từng bước làm chủ nhiều kỹ thuật ghép phức tạp như ghép tim – gan đồng thời, khí quản, phổi…

Người đàn ông 43 tuổi bị chém rách mông do làm điều này khi điều khiển fly-cram phun thuốc trừ sâu

Người đàn ông 43 tuổi bị chém rách mông do làm điều này khi điều khiển fly-cram phun thuốc trừ sâu

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Mới đây, các bác sĩ khoa Phẫu thuật chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện E đã tiếp nhận và điều trị cho một trường hợp người bệnh nam (43 tuổi, ở Hà Nội) bị mất máu nhiều do bị chém rách sâu vùng mông.

Phát hiện 10 ca nghi ngờ ung thư chỉ trong 2 ngày khám sàng lọc miễn phí

Phát hiện 10 ca nghi ngờ ung thư chỉ trong 2 ngày khám sàng lọc miễn phí

Y tế - 4 ngày trước

Trong 100 phụ nữ đến khám sàng lọc ung thư vú miễn phí 2 ngày đầu tuần này, các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Trung ương phát hiện 10 ca nghi ngờ.

Top