Sau tết Nguyên đán, giáo viên vùng cao băng đồi, vượt núi ‘gọi’ học sinh đến trường
GĐXH - Việc học sinh nghỉ học sau Tết dường như đã trở thành chuyện "bình thường" ở các huyện vùng cao Nghệ An. Mỗi khi Tết qua đi, các giáo viên ở đây lại tiếp tục hành trình băng đồi, vượt núi để "gọi" học sinh đến lớp.

Giáo viên vào tận bản để vận động học sinh đi học trở lại sau Tết.
Đến hẹn lại lên, cứ sau khi ăn Tết xong, các giáo viên ở huyện miền núi Tương Dương (Nghệ An) lại chuẩn bị tư thế lên đường "gọi" học sinh trở lại lớp học.
Đã vài ngày trôi qua, nhưng tại Trường PT DTBT THCS Nhôn Mai (huyện Tương Dương), vẫn còn nhiều học sinh chưa có mặt ở trường. Thay vì ngồi chờ đợi, lo lắng, các thầy cô giáo chủ động đến tận nhà học sinh ở bản Xa Mật (một bản chủ yếu là người Khơ Mú), để tìm hiểu nguyên nhân, vận động phụ huynh cho các em đến lớp.

Giáo viên Trường PT DTBT THCS Nhôn Mai vào bản để vận động học sinh đi học trở lại sau Tết.
Đường xa, gió lạnh nhưng chính những khó khăn ấy lại càng thúc đẩy thầy cô giáo kiên trì vận động học sinh đến lớp. "Sau Tết, việc vận động các em quay lại lớp gặp nhiều khó khăn vì các em phải phụ giúp gia đình làm nương rẫy, lại thêm đường sá xa xôi. Tuy vậy, cán bộ, giáo viên nhà trường cố gắng để đưa các em đến lớp. Nếu phụ huynh nào chưa hiểu, chúng tôi sẽ đến tận nhà, kiên trì vận động nhiều lần," cô Phạm Thị Thu Hương, giáo viên Trường PT DTBT THCS Nhôn Mai, tâm sự.
Theo thầy Nguyễn Ngọc Tân, Hiệu trưởng Trường PT DTBT THCS Nhôn Mai, hiện trường có 268 học sinh, là đồng bào dân tộc thiểu số. Vì vậy, việc đảm bảo 100% học sinh trở lại lớp sau mỗi dịp nghỉ lễ, Tết luôn là một thách thức lớn đối với nhà trường.
"Đây không phải lần đầu tiên chúng tôi phải đi 'gọi' học sinh. Sau mỗi kỳ nghỉ Tết, một số em ngại quay lại trường, vì vậy giáo viên và cán bộ địa phương phải kiên trì vận động và thuyết phục các em. Trước ngày tựu trường, thầy cô đã phải có mặt tại điểm trường để vận động học sinh. Tuy nhiên, sau Tết, việc đưa các em đến lớp càng khó khăn hơn vì các em còn phải giúp gia đình làm nương rẫy và đường sá đi lại xa xôi.


Giáo viên vào bản vận động học sinh đến trường.
Thầy cho biết, trong dịp Tết, nhà trường đã phối hợp với đoàn thanh niên, hội phụ nữ và các ban ngành địa phương để vận động học sinh đảm bảo sĩ số 100%. Các giáo viên cũng được cử vào sớm để vận động phụ huynh cho các em đi học đầy đủ. "May mắn thay, không có em nào nghỉ học vì đi làm ăn xa hay lấy vợ, lấy chồng, nhưng tình hình vẫn còn nhiều lo ngại," thầy Tân nói thêm.
Được biết, không chỉ tại xã Xa Mật, mà các giáo viên Trường PT DTBT THCS Nhôn Mai, chính quyền địa phương còn đến các bản Huồi Cọ, Phá Mựt, Thăm Thẩm—những nơi có đông học sinh là con em đồng bào Mông—để vận động các em đến lớp.
Tại Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Hữu Kiệm (huyện Kỳ Sơn), học sinh chủ yếu là con em đồng bào dân tộc Thái, Khơ Mú của hai xã Hữu Kiệm và Hữu Lập. Thầy Nguyễn Văn Đăng, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết, từ mùng 6 Tết trường bắt đầu dạy học. Tuy nhiên, từ mùng 4 Tết, ban giám hiệu và giáo viên đã có mặt ở trường để kết thúc kỳ nghỉ phép và chuẩn bị đón học sinh.

Nỗ lực của giáo viên vùng cao với mong muốn đưa học sinh trở lại lớp.
Thầy Đăng chia sẻ: "Hiện chỉ còn khoảng 15 em xin vắng học có phép. Với những em này, nhà trường đã giao cho giáo viên chủ nhiệm liên lạc, nắm rõ nguyên nhân vắng mặt và nhắc nhở các em sớm trở lại lớp."
Tuy nhiên, điều mà các thầy cô giáo lo ngại nhất là sau kỳ nghỉ Tết dài, nhiều học sinh đi chơi xuân rồi quên mất đường về trường. Lo lắng hơn cả là những em học sinh cuối cấp, bị gia đình bắt ở nhà để kết hôn, không thể tiếp tục việc học.
"Ngay từ đầu năm, nhà trường cùng các già làng, trưởng bản và những người có uy tín trong cộng đồng tổ chức vận động các gia đình, nhắc nhở các cháu đi học ngay sau Tết, không được kết hôn sớm hay tảo hôn. Nhiều năm qua, nhờ sự chủ động này mà nhà trường hạn chế được tình trạng học sinh nghỉ học để lập gia đình sớm và sinh con," thầy hiệu trưởng nói thêm.
Được biết, bắt đầu từ ngày 3/2, tất cả các trường học trên địa bàn tỉnh Nghệ An chính thức bắt đầu dạy và học bình thường sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Để việc dạy học nhanh chóng ổn định sau Tết, đồng thời hạn chế tình trạng học sinh bỏ học, trong suốt dịp Tết, Sở Giáo dục và Đào tạo cùng các phòng giáo dục và đào tạo địa phương đã ban hành văn bản yêu cầu các nhà trường tăng cường các giải pháp để huy động học sinh trở lại lớp, đảm bảo duy trì tỷ lệ chuyên cần cao.

Trường ĐH Sư phạm Hà Nội dự kiến quy đổi điểm kỳ thi độc lập
Giáo dục - 3 giờ trướcTrường ĐH Sư phạm Hà Nội sẽ thực hiện quy đổi điểm Kỳ thi độc lập (SPT) để các trường sử dụng xét tuyển đầu vào hệ đại học chính quy năm 2025.

Phó hiệu trưởng có tên độc lạ, cả nước ai cũng gọi nhiều lần trong đời
Giáo dục - 2 ngày trước“Ba tôi là một chiến sĩ cách mạng. Ông đặt cho tôi tên “Việt Nam” vì với ông đó là cái tên đẹp nhất. Tôi tin điều đó xuất phát từ tấm lòng yêu nước vô cùng của ông", tiến sĩ Phan Thị Việt Nam, Phó hiệu trưởng Đại học Hoa Sen nói.

Mầm non VSK Thăng Long ươm mầm tình yêu nước từ những trải nghiệm đầu đời
Giáo dục - 2 ngày trướcTừ thuở dựng nước và giữ nước, lòng yêu nước luôn là sức mạnh kỳ diệu giúp ông cha ta kiên cường bảo vệ từng tấc đất quê hương. Trong thời bình, tinh thần yêu nước vẫn âm thầm chảy trong huyết quản mỗi người Việt trẻ.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 tăng gần 94.000 thí sinh
Giáo dục - 2 ngày trướcBộ GD-ĐT vừa thông tin về công tác đăng ký dự thi trực tuyến kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Tính đến 17h ngày 28/4, tổng số thí sinh đăng ký dự thi là 1.165.289.

Anh em sinh đôi Hiền - Hậu cùng giành Huy chương Vàng Olympic Toán
Giáo dục - 3 ngày trướcCặp anh em sinh đôi Nguyễn Trí Hiền - Nguyễn Trí Hậu, học sinh lớp 11 chuyên Toán của Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm (Quảng Nam) vừa giành Huy chương Vàng ở kỳ thi Olympic Giao lưu Toán học.

Hơn 20 trường công bố điểm sàn thi đánh giá năng lực, tư duy 2025
Giáo dục - 3 ngày trướcHiện có ít nhất 21 trường đại học trên cả nước công bố điểm sàn theo phương thức xét điểm thi đánh giá năng lực, tư duy năm 2025.

Thêm một trường THPT chuyên hot nhất nhì Hà Nội bỏ xét tuyển thẳng
Giáo dục - 3 ngày trướcTrường THPT chuyên Ngoại ngữ (Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội) vừa có thông báo điều chỉnh phương thức tuyển sinh lớp 10, năm học 2025-2026.

"Nóng hơn cả mùa hè": Những nghề nghiệp "hot" năm 2026 bạn không thể bỏ lỡ
Giáo dục - 3 ngày trướcGĐXH - Trong bối cảnh công nghệ và xã hội thay đổi từng ngày, những nghề nghiệp hot năm 2026 đang dần lộ diện với tốc độ tăng trưởng chóng mặt. Bạn đã sẵn sàng cập nhật xu hướng để không bị bỏ lại phía sau?

Không còn quận, huyện, tuyển sinh đầu cấp ở Hà Nội có thay đổi?
Giáo dục - 4 ngày trướcGĐXH - Theo lãnh đạo TP Hà Nội, dù đơn vị hành chính có thay đổi, song Hà Nội vẫn giữ ổn định phương án và thời gian tổ chức tuyển sinh mầm non, lớp 1 và lớp 6 năm học 2025-2026.

Bộ GD-ĐT công bố thủ tục xét thăng hạng giáo viên, giảng viên
Giáo dục - 5 ngày trướcBộ GD-ĐT vừa công bố thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước lĩnh vực chế độ, chính sách đối với nhà giáo thuộc phạm vi quản lý của Bộ, trong đó nêu rõ thủ tục để giáo viên/giảng viên được đăng ký dự xét thăng hạng.

Xóa bỏ phòng GD&ĐT, các trường tiểu học, THCS giao đơn vị nào quản lý?
Giáo dụcNhiều giáo viên, học sinh, phụ huynh các cấp băn khoăn, sau khi sáp nhập, xoá bỏ cấp huyện và phòng GD&ĐT, các trường mầm non, tiểu học, THCS do đơn vị nào quản lý?