Hà Nội
23°C / 22-25°C

Siêu vi trùng kháng mọi loại kháng sinh trên thế giới có xuất hiện ở Việt Nam không?

Thứ năm, 18:12 06/09/2018 | Y tế

GiadinhNet - Các nhà khoa học Australia cảnh báo loại siêu vi trùng kháng mọi loại kháng sinh đang lan rộng, khó phát hiện tại các bệnh viện trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, có loại chủng vi khuẩn này, nhưng đó còn chưa phải là vấn đề nghiêm trọng nhất.

Lan rộng khắp các bệnh viện trên toàn thế giới

Mới đây, nhiều cơ quan truyền thông đưa tin về việc trong một nghiên cứu công bố trên tạp chí Vi trùng học tự nhiên (Nature Microbiology), các chuyên gia thuộc Đại học Melbourne (Australia) đã phát hiện 3 biến thể của một siêu vi trùng kháng đa kháng sinh trong các mẫu phẩm từ 10 quốc gia.

Trong đó các mẫu ở châu Âu cho thấy loại siêu vi này có thể chống lại bất cứ kháng sinh nào có bán trên thị trường hiện nay.


Siêu vi khuẩn Staphylococcus epidermidis. Ảnh: Microbiology Info

Siêu vi khuẩn Staphylococcus epidermidis. Ảnh: Microbiology Info

Ông Ben Howden - Giám đốc Bộ phận chẩn đoán vi trùng học thuộc Phòng thí nghiệm y tế cộng đồng của Đại học Melbourne, cho biết phát hiện ra vi sinh vật trên tại nhiều quốc gia và nhiều cơ sở y tế trên thế giới và lo ngại rằng dường như vi sinh vật này đang lan rộng.

Loại vi khuẩn trên, được biết đến với tên khoa học là Staphylococcus epidermidis (tụ cầu da), có liên quan đến vi khuẩn chết người MRSA (tụ cầu vàng kháng methicillin) được biết đến nhiều hơn và nguy hiểm hơn.

Vi khuẩn này có thể gây ra nhiễm khuẩn nghiêm trọng, thậm chí gây tử vong, được tìm thấy trên da người, phổ biến nhất là ở người già, các bệnh nhân đã được phẫu thuật ghép bộ phận nhân tạo như ống thông tiểu đường hay các bộ phận thay thế khớp xương.

Nhóm nghiên cứu của ông Howden đã nghiên cứu hàng trăm mẫu Staphylococcus epidermidis từ 78 bệnh viện trên thế giới và phát hiện một số chủng vi khuẩn có một thay đổi nhỏ trong chuỗi DNA, cho phép chúng chống lại hai loại kháng sinh phổ rộng nhất thường được sử dụng trong các bệnh viện để điều trị các bệnh nhiễm trùng.

Theo nhóm nghiên cứu, loại siêu vi trùng trên lây lan nhanh là vì sử dụng quá nhiều kháng sinh trong các cơ sở chăm sóc y tế, nơi bệnh nhân thường rất yếu và việc sử dụng kháng sinh để điều trị đã trở thành một thói quen.

Tại Việt Nam, chuyện siêu vi khuẩn đa kháng sinh không hiếm

Trên thực tế, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) từ lâu cảnh báo việc sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh có thể làm xuất hiện các chủng vi khuẩn mới kháng kháng sinh và gây chết người.

Tại Việt Nam, câu chuyện siêu vi khuẩn kháng tất cả mọi loại kháng sinh hiện có trên thị trường, dù rất khủng khiếp, nhưng không phải hiếm. Cảnh báo này được nhắc nhiều lần tại các hội nghị về hồi sức cấp cứu, truyền nhiễm từ nhiều năm nay.

Mới đây, một bệnh nhi mới 10 tháng tuổi ở An Giang được chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng TP HCM để cấp cứu. Trước đó, thấy bé sốt cao liên tục, ho cơn, thở mệt, gia đình đưa vào bệnh viện địa phương thăm khám.

Bác sĩ đã điều trị kháng sinh cho bé nhưng bệnh không thuyên giảm và ghi nhận có tràn mủ màng phổi, nên đặt nội khí quản giúp thở, dẫn lưu màng phổi chuyển bé lên tuyến trên.

Sau nhiều lần siêu âm, chụp CT ngực, chụp phim thực quản cản quang… các bác sĩ phát hiện có đường dò thực quản vào khoang màng phổi phải, tổng trạng xấu, nhiễm trùng nặng, trầm trọng hơn.

Kết quả nuôi cấy dịch màng phổi xét nghiệm đều ra dương tính với 2 loại siêu vi khuẩn đa kháng: Acinetobacter baumaniiKlebsiella pneumoniae, cả hai đều đề kháng với tất cả các kháng sinh nuôi cấy.

Đây là các loại vi khuẩn kháng thuốc nguy hiểm, có khả năng gây bội nhiễm ở phổi, máu và nhiều cơ quan nội tạng khác, do đó việc điều trị hết sức khó khăn.

Một bác sĩ cấp cứu thuộc Bệnh viện Bạch Mai từng bày tỏ lo lắng “Chúng ta phải thừa nhận tất cả vẫn đang là kẻ thua cuộc trong cuộc chiến với siêu chiến binh này. Chúng dường như đang lây lan khá nhanh giữa các cơ sở y tế, và biện pháp điều trị hữu hiệu hiện nay thì như ánh đom đóm giữa đêm đen”.

Thực tế, khi nhiễm bệnh, vũ khí được dùng để tiêu diệt các vi khuẩn là thuốc kháng sinh. Mỗi loại thuốc có cơ chế tác động tiêu diệt hay kìm hãm phát triển một vài nhóm vi khuẩn nhất định.

Tuy nhiên, với thói quen dùng kháng sinh không kê đơn, dùng bừa bãi, lạm dụng (có thể từ nhân viên y tế, bệnh nhân…) sẽ tạo điều kiện cho việc xuất hiện và lan rộng các chủng vi khuẩn kháng thuốc.

Vị bác sĩ cấp cứu này cũng cho biết, vi khuẩn có thể kháng kháng sinh do nhiều cơ chế: Kháng tự nhiên do cơ chế kháng khuẩn của kháng sinh đang dùng không phù hợp với cấu trúc và chuyển hóa của loại vi khuẩn đó; do vi khuẩn sinh các đột biến kháng thuốc hoặc do dùng kháng sinh bừa bãi, không đủ liều dẫn đến chọn lọc các vi khuẩn kháng thuốc. Khi sự đàn áp không đủ khiến các siêu chiến binh (siêu vi khuẩn đa kháng sinh) xuất hiện.

Tại Việt Nam, chủng vi khuẩn trên chưa phải gánh nặng nhất

Trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội, ThS Nguyễn Trung Cấp – Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, cho biết: Trên thế giới Staphylococcus (tụ cầu) kháng thuốc là vấn đề rất được quan tâm. Nhưng ở Việt Nam, nhiễm trùng do các vi khuẩn Gram âm đường ruột còn nghiêm trọng hơn rất nhiều nên các tụ cầu kháng thuốc lại bị coi là vấn đề thứ yếu.

Tụ cầu kháng thuốc, bao gồm cả tụ cầu vàng (Staphylococcus areus) và tụ cầu da (Staphylococcus epidermidis) đều từng gặp nhiều ở Việt Nam, nhưng các vi khuẩn Gram âm đường ruột kháng thuốc hiện nay là gánh nặng nghiêm trọng hơn rất nhiều” – ThS Cấp nói.

Cũng theo vị chuyên gia này, ở Việt Nam, tỷ lệ các chủng vi khuẩn kháng kháng sinh/ đa kháng sinh cao hơn hẳn so với các nước trên thế giới, bao gồm cả chủng Staphylococcus epidermidis như trong báo cáo trên đây.

Hiểu nôm na là đơn cử, ở những nước có sự quản lý sử dụng kháng sinh và kiểm soát nhiễm khuẩn tốt thì nếu 100 mẫu cấy ra chủng vi khuẩn này chỉ khoảng một vài mẫu vi khuẩn đa kháng kháng sinh, thì ở Việt Nam, con số này có thể lên tới hàng chục.

Cũng theo ThS Cấp, trước kia, chỉ tụ cầu vàng (Staphylococus aureus) thường kháng kháng sinh mạnh, còn chủng tụ cầu da (Staphylococcus epidermidis) khá “lành”. “Nhưng hiện nay, qua nghiên cứu cho thấy vi khuẩn Staphylococcus epidermidis này đã xuất hiện tình trạng kháng kháng sinh mạnh. Đây chính là vấn đề nghiêm trọng mà các nhà khoa học trên đây cảnh báo” – ThS Nguyễn Trung Cấp nói.

Thu Nguyên

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ 19 tuổi vào rừng hái lá ngón để ăn

Mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ 19 tuổi vào rừng hái lá ngón để ăn

Y tế - 3 giờ trước

Do mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ trẻ ở Quảng Nam đã vào rừng hái 6 lá ngón ăn để tự tử, rất may được cứu sống kịp thời.

Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Y tế - 1 ngày trước

Sau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi… Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ bệnh viện E nhận thấy ở người bệnh có những triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp.

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Y tế - 2 ngày trước

Nam thanh niên 23 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, mất vận động đùi trái, xương đùi vỡ nát thành nhiều mảnh sau khi bị cây đổ đè trúng.

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Y tế - 2 ngày trước

Trong lúc bố mẹ vắng nhà, 2 anh em ruột ở Đắk Lắk đã bắt cóc làm thịt. Sau khi ăn xong, cả hai đều bị ngộ độc, người anh tử vong còn em gái đang nguy kịch.

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh Whitmore.

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Đây là ca bệnh đặc biệt và nhỏ tuổi nhất được thăm khám tại chương trình Phẫu thuật vi phẫu quốc tế được tổ chức thực hiện tại Bệnh viện E.

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Y tế - 2 ngày trước

Nam thanh niên 26 tuổi phải vào viện tâm thần 2 lần do thường xuyên hút thuốc lá điện tử pha với cần sa.

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Tại bệnh viện, bệnh nhân có biểu hiện choáng, sắc mặt tái nhợt, tim thai giảm thấp, huyết áp không đo được.

Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết

Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH – Ở ngày thứ 6 của sốt xuất huyết, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao 39°C, tiểu cầu giảm sâu, xuất huyết tiêu hóa lượng lớn.

Top