Sinh viên nữ được yêu cầu không mặc quần jean rách, váy ngắn trên gối đến trường
Cách ăn mặc không chỉ phản ánh cá tính, phong cách của mỗi cá nhân mà còn là yếu tố góp phần định hình văn hóa và nét đẹp tại môi trường học đường - đó là lý do nhiều trường đại học đưa ra những quy định cụ thể đối với trang phục của sinh viên.
Trang phục sinh viên là một phần của văn hóa học đường, nơi mỗi cá nhân không chỉ thể hiện bản thân mà còn tôn trọng tập thể, lan tỏa thông điệp về sự lịch sự, chuẩn mực và trách nhiệm trong môi trường giáo dục.
Các trường đại học đưa ra quy định về trang phục góp phần xây dựng một không gian giảng đường văn minh, chuyên nghiệp và có tính gắn kết; đồng thời giúp sinh viên rèn luyện ý thức kỷ luật, tác phong chuyên nghiệp. Đây là những phẩm chất cần thiết để phát triển toàn diện, không chỉ trong học tập mà cả trong công việc và cuộc sống sau này.
Tại Học viện Ngoại giao, phần Quy tắc ứng xử trong cuốn Sổ tay sinh viên 2024 nêu rõ, trong quá trình học tập, sinh hoạt tại Học viện cũng như tại các cơ quan, tổ chức, địa điểm tới làm việc, tham dự hoạt động dưới danh nghĩa sinh viên Học viện, người học cần lựa chọn quần áo, phong cách ăn mặc lịch sự, phù hợp. Tránh những trang phục như đồ ngủ, đồ quá ngắn, quá mỏng hoặc lộ thân thể.
Cũng nhằm đảm bảo môi trường học đường văn minh, thanh lịch, từ tháng 3/2024, Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội thông báo về việc thực hiện quy định về trang phục đến trường đối với sinh viên. Cụ thể, trang phục phải lịch sự, gọn gàng, sạch sẽ, kín đáo, phù hợp với thuần phong mỹ tục của Việt Nam và văn hóa học đường: Áo sơ mi hoặc áo phông có tay; Với nữ mặc quần âu, jean dáng dài hoặc váy từ ngang đầu gối trở xuống; Đi giày hoặc dép có quai hậu; Đầu tóc gọn gàng, lịch sự.

Theo thông báo này của Phó hiệu trưởng Nguyễn Hải Đăng, các trang phục sinh viên không được phép mặc đến trường là: Quần đùi, quần soóc, quần jean mài rách bẩn, váy ngắn trên đầu gối, quần hoặc váy cạp trễ; trang phục ở nhà, đồ ngủ hoặc pijama, áo quá ngắn để hở người, áo cổ quá trễ, áo hai dây, áo quây, áo ống, áo ba lỗ, áo sát nách. Trang phục chất liệu voan mỏng, xuyên thấu, ren lỗ để lộ cơ thể, phản cảm; dép lê, dép xỏ ngón, dép bông, dép ở nhà cũng không được chấp nhận.
Trường Cao đẳng Công thương TPHCM yêu cầu sinh viên mặc đồng phục vào thứ hai và thứ năm hàng tuần. Các ngày khác, sinh viên cần đảm bảo trang phục gọn gàng, lịch sự.
Trường cũng quy định rõ những trang phục không được mặc đến trường gồm: Trang phục bẩn, luộm thuộc, có hình lòe loẹt không phù hợp với môi trường giáo dục; Quần short, lửng trên đầu gối; Trang phục quá mỏng, quá ngắn, hở hang gây phản cảm… Nhân viên bảo vệ có quyền không cho vào cổng những sinh viên diện trang phục này.
Theo phòng Công tác sinh viên của Trường, quy định về trang phục bên cạnh mục đích nâng cao an ninh và xây dựng văn hóa giảng đường còn nhằm thực hiện nghiêm túc lối sống văn minh trong trường học; xây dựng phong cách chuẩn mực, ý thức kỷ luật, tác phong chuyên nghiệp của sinh viên.
Trường Đại học sư phạm Kỹ thuật TPHCM cũng có thông báo trên trang web các quy định về chấp hành đồng phục, đeo thẻ sinh viên. Theo đó, sinh viên phải mặc đồng phục của trường vào ngày thứ hai, các ngày khác trong tuần cần mặc lịch sự, kín đáo (không mặc quần soóc, quần lửng, áo dây, áo sát tay).
Để tạo nên môi trường học đường văn minh, thanh lịch, Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng quy định nam sinh không mặc quần đùi, nữ sinh không mặc áo hai dây, áo voan mỏng hoặc váy ngắn trên đầu gối. Dép lê cũng bị cấm.
Từ đầu năm 2024, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ đã có thông báo nhắc nhở sinh viên nghiêm túc thực hiện quy định nếp sống văn minh trong trường, yêu cầu người học mặc áo có cổ, đi giày hoặc dép có quai hậu, nam sinh bỏ áo vào quần, và nữ sinh mặc trang phục kín đáo. Khuyến khích sinh viên khóa mới mặc đồng phục.
Tại Trường Đại học Đồng Tháp, từ đầu năm học mới 2024-2025, trong thông báo về việc thực hiện trang phục khi đến trường, nam sinh được yêu cầu mặc áo sơ mi bỏ trong quần, đeo thắt lưng, trong khi nữ sinh được khuyến khích mặc áo dài truyền thống. Quy định này vừa đảm bảo sự lịch sự vừa tôn vinh văn hóa Việt.

Mỹ đột ngột dừng cấp mới visa du học, vì sao?
Giáo dục - 6 giờ trướcNhiều học sinh, phụ huynh, trung tâm tư vấn ngỡ ngàng trước thông tin Mỹ đột ngột "đóng băng" việc xếp lịch phỏng vấn cấp mới visa du học.

10 điểm mới của quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025, thí sinh đặc biệt lưu ý
Giáo dục - 1 ngày trướcGĐXH - Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2025 đã được Bộ GD&ĐT ban hành, trong đó có nhiều điểm mới. Dưới đây là thông tin cụ thể.

Thi tốt nghiệp THPT 2025: Bộ GD - ĐT yêu cầu phối hợp chặt chẽ, không để sai sót
Xã hội - 1 ngày trướcBộ Giáo dục và Đào tạo vừa có văn bản gửi các địa phương về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Theo đó, kỳ thi sẽ diễn ra từ ngày 25 đến 27/6/2025 với nhiều điểm mới đáng chú ý. Đây là năm đầu tiên áp dụng Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với học sinh lớp 12

Việt Nam giành 6 Huy chương Olympic Tin học châu Á Thái Bình Dương
Xã hội - 1 ngày trướcTham dự kỳ thi Olympic Tin học châu Á Thái Bình Dương (APIO) năm 2025, cả 6 học sinh Việt Nam đều xuất sắc giành Huy chương.

Thi tốt nghiệp THPT 2025: Đề thi in trên khổ giấy A3
Giáo dục - 1 ngày trướcGĐXH - Theo Bộ GD&ĐT, đề thi tốt nghiệp THPT 2025 sẽ được in trên khổ A3 thay vì A4 như mọi năm.

Cậu học trò xứ Nghệ giành huy chương vàng kỳ thi hóa học 'khó nhất hành tinh'
Giáo dục - 1 ngày trướcGĐXH - Từng một lần thất bại năm lớp 11 nhưng Nguyễn Ngô Đức, “cậu học trò vàng” của hóa học Việt Nam “không chấp nhận quá khứ” mà nỗ lực vượt lên để một năm sau đó đem về tấm Huy chương Vàng cho đoàn Việt Nam tại Kỳ thi Olympic hóa học Mendeleev.

4 phương thức xét tuyển vào Học viện Ngoại giao 2025
Giáo dục - 2 ngày trướcNăm nay, Học viện Ngoại giao tuyển sinh 2.200 chỉ tiêu đại học chính quy với 4 phương thức xét tuyển.

Thi tốt nghiệp THPT 2025: Thí sinh bị xử lý cảnh cáo đến xem xét hình sự nếu vi phạm quy chế
Giáo dục - 3 ngày trướcQuy chế thi tốt nghiệp THPT được Bộ GD&ĐT quy định nhằm xử lý thí sinh vi phạm trong kỳ thi. Thí sinh cần nắm được để tránh mắc lỗi, bị lập biên bản và xử lý theo quy định.

Trượt tốt nghiệp có được cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình phổ thông?
Giáo dục - 3 ngày trướcNhiều phụ huynh và thí sinh băn khoăn, nếu trượt tốt nghiệp có được cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông hay không.

Giáo viên dạy Toán mách nước ôn thi trong giai đoạn nước rút đạt điểm cao vào lớp 10
Giáo dục - 4 ngày trướcCác giáo viên dạy Toán chia sẻ, trong những ngày sát ngày thi chính thức vào lớp 10 tại Hà Nội, học sinh không nên quá lo lắng và ôn tập một cách ôm đồm, thức quá khuya, dậy muộn. Cần có thời gian biểu trong ngày hợp lý, phù hợp với nhịp sinh học của những ngày thi.

Sinh viên chuẩn bị vào ngành học này sắp đón 'cú hích' cực lớn: Miễn học phí, được Nhà nước trả tiền 'sống' mỗi tháng
Giáo dụcGĐXH - Từ năm 2025, nhóm người học ngành học dưới đây sẽ được miễn toàn bộ học phí và nhận khoản hỗ trợ sinh hoạt gần 4 triệu đồng mỗi tháng. Chính sách mới được kỳ vọng tạo ra cú hích lớn cho ngành, nhưng cũng đặt ra ràng buộc chặt chẽ: Nếu không hoàn thành cam kết làm việc trong lĩnh vực này sau khi tốt nghiệp, người học sẽ phải hoàn trả toàn bộ số tiền đã nhận.