Sốc phản vệ nghi bị loài bọ xít hút máu người đốt
GiadinhNet - Đang ngủ thì thấy đau nhói sau gáy, ông Đ tỉnh dậy kiểm tra "hung thủ" là loại côn trùng hình dáng giống bọ xít. Ông nhanh chóng khó thở, ngứa ngáy...
Bệnh viện Hoàn Mỹ ITO Đồng Nai cho biết vừa tiếp nhận bệnh nhân nam tên Đ (57 tuổi, ở TP Biên Hòa) nhập viện cấp cứu nghi do bọ xít hút máu người đốt trong lúc nằm võng ngủ.
Khi đến viện, ông Đ khó thở, giảm phản xạ trên cơ, ngứa da vùng cổ gáy đầu mặt, mạch nhanh 116 lần/phút.
Các bác sĩ chẩn đoán ông Đ bị sốc phản vệ độ 3, nghi ngờ do côn trùng đốt và được điều trị theo phác đồ chống sốc, thở oxy. Hiện bệnh nhân ổn định sức khoẻ.
Bác sĩ nhận định loại côn trùng mà người nhà ông Đ mô tả có khả năng là loại bọ xít hút máu người có tên khoa học là Triatoma rubrofasciata.

Loài bọ xít được gia đình ông Đ đưa đến viện
Bọ xít hút máu người là gì?
Loại bọ xít này lưu hành phổ biến ở Trung và Nam Mỹ, nhiều nhất là tại Mexico. Chúng có xu hướng đốt máu trên mặt người nên còn được gọi là "kissing bugs".
Theo các nghiên cứu của Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng TP.HCM, có nhiều loại bọ xít hút máu. Chúng được tìm thấy chủ yếu ở châu Mỹ, số ít khác ở châu Á, châu Phi và châu Úc.
Ở Việt Nam, có bốn loài bọ xít hút máu cũng được ghi nhận và đang có xu hướng phát triển gia tăng số lượng ở nhiều địa phương, đặc biệt ở các khu dân cư ở các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM.
Chúng thường trú và làm tổ trong các khe giường, trần nhà, bàn ghế, quần áo và nhất là trong phòng ngủ. Chúng không những chỉ xuất hiện ở các khu nhà ẩm thấp, tối tăm mà còn có mặt cả ở những khu nhà cao tầng, đầy đủ tiện nghi. Thiếu trùng, con đực và cái trưởng thành đều hút máu động vật, người.
Bọ xít hút máu sinh trưởng rất nhanh và mạnh. Bọ xít mới nở đã hút máu được ngay. Nếu đã hút máu người, chỉ 1-2 ngày sau cá thể sẽ đẻ trứng. Mỗi đợt đẻ khoảng 150-200 quả.
Trứng bọ xít hút máu nhỏ, rất khó phát hiện và khoảng 16-18 ngày sau sẽ nở thành cá thể bọ xít non. Nếu có một cá thể cái đẻ trứng trong nhà thì khoảng 20 ngày sau trong nhà có thể có hàng trăm cá thể bọ xít hút máu người xuất hiện.

Giai đoạn bọ xít trưởng thành, cơ thể có màu nâu tối phớt màu đỏ nhạt; phần đầu hơi kéo dài; râu đầu có 4 đốt, đốt thứ hai dài nhất, đốt 3 và đốt 4 vuốt nhỏ lại giống như lông cứng, đốt 4 màu trắng sáng; phụ miệng kiểu chích hút gọi là vòi, có 3 đốt.
Xử lý bọ xít hút máu người như thế nào?
Loài bọ xít này thường hút máu người vào ban đêm. Để đuổi bọ xít, người dân cần thực hiện các biện pháp vệ sinh, dọn dẹp nhà cửa, gầm giường, phòng ngủ, kho chứa đồ trong nhà, đặc biệt ở những nơi có vật liệu gỗ. Mở cửa cho ánh nắng chiếu vào. Không nên để gỗ thành từng ụ trong khu vực sinh sống để hạn chế sự sinh sôi cũng như nơi trú ngụ của loài bọ xít hút máu người này.
Nếu phát hiện trong nhà có bọ xít hút máu thì nên tìm diệt chúng bằng cách dọn dẹp nhà cửa, gầm giường, dưới đệm phòng ngủ hoặc ban đêm thì tắt đèn và dùng đèn pin soi tìm diệt bọ xít và trứng bọ xít. Để diệt tận gốc, cần thu gom trứng ấu trùng cho vào túi và đốt. Sử dụng hóa chất: Thực hiện biện pháp thủ công kết hợp với việc sử dụng hóa chất (Permethrin 50 EC, Alphacypermethrin 10SC…) để phòng chống bọ xít hút máu người một cách hiệu quả.
Quỳnh An

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não
Y tế - 11 giờ trướcHai bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được hồi sinh nhờ tạng từ người chết não.

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê
Y tế - 12 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga
Y tế - 13 giờ trướcGĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏe - 2 ngày trướcNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An
Sống khỏe - 2 ngày trướcMô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?
Y tế - 2 ngày trướcCơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm
Y tế - 3 ngày trướcBộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏeNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.