Cách nhìn mắt biết ngay trẻ bị nhiễm giun đũa
GiadinhNet - Bệnh giun đũa rất hay gặp ở trẻ em, nhất là những trẻ sống ở nơi không đảm bảo vệ sinh; trẻ thường xuyên tiếp xúc với đất bẩn hoặc có thói quen uống nước lã. Thông qua một số dấu hiệu trên mắt dưới đây, phụ huynh có thể chẩn đoán việc trẻ có mắc bệnh giun đũa hay không.
Theo các chuyên gia, khi uống nước lã hoặc ăn phải thức ăn chưa được nấu chín hay rửa chưa rửa sạch rất dễ nhiễm trứng giun. Trong ruột non, trứng nở ra các ấu trùng chuyển động, xâm nhập thành ruột và di chuyển tới tim.
Từ tim, các ấu trùng đi vào phổi, chui qua thành phế nang và di trú ngược theo hệ thống phế quản lên họng, xuống thực quản và vào lại ruột non. Có khi ấu trùng di trú lạc vào não, thận, mắt, tuỷ sống... gây các triệu chứng liên quan đến các cơ quan này.
Khi nhiễm giun nặng, có các triệu chứng kiểu loét dạ dày tá tràng hoặc cảm giác khó chịu trước hoặc sau bữa ăn ở bụng. Người nhiễm giun có thể khạc hay nôn ra giun qua mũi, miệng.
Nhiều khi giun chui vào ống mật chủ, ống tuỵ, ruột thừa, túi thừa của ruột và các chỗ khác, gây viêm đường mật, viêm túi mật, áp-xe gan do vi khuẩn, viêm tuỵ... Trường hợp nhiễm giun rất nặng, các búi giun có thể gây tắc ruột, xoắn ruột, lồng ruột.

Giun chui lên mắt. Ảnh cắt từ video
Thực tế, ThS.BS. Nguyễn Duy Bích (Khoa Mắt, Bệnh viện E) cho biết, năm 2013, tại bệnh viện đã từng tiếp nhận và điều trị cho một bé gái 13 tuổi bị nhiễm giun trong mắt . Ban đầu, con giun ở trong dịch kính, võng mạc. Việc lấy giun ra khỏi mắt cháu bé hết sức khó khăn vì có khả năng ảnh hưởng nhiều đến mắt cháu gái. Tuy nhiên, sau đó, giun chui ra bên ngoài tiền phòng, do vậy, các bác sĩ đã tiến hành lấy giun ra khỏi mắt cháu bé dễ dàng hơn.
Theo phân tích trong cuốn “Hỏi – đáp các bệnh về mắt” (Nhà xuất bản Y học), bệnh giun đũa có những dấu hiệu ở mắt như sau:
- Người bệnh nhìn màu vàng, sợ ánh sáng, có thể mù đột ngột
- Viền sẫm quanh mi, phù tái phát, viêm da mi dạng chàm
- Co thắt mi, lác đồng hành hoặc lác liệt
- Co thắt điều tiết, giãn đồng tử (con ngươi)
- Viêm kết mạc bọng, khô mắt, có thể có ký sinh trùng chưa trưởng thành trong túi cùng kết mạc
- Viêm mống mắt thể mi cấp: đau nhức ở mắt, hay chảy nước mắt; mắt đỏ, thường đỏ nhiều quanh lòng đen; đồng tử không tròn và thường nhỏ lại
- Có thể thấy ký sinh trùng màu trắng sáng, dài khoảng 3mm ở tiền phòng
- Xuất hiện võng mạc tái phát ở đáy mắt, viêm quanh tĩnh mạch võng mạc
- Có thể có u hạt hoặc phù ở hậu cực
- Ngoài ra, bệnh giun đũa còn có dấu hiệu toàn thân như: rối loạn tiêu hóa, rối loạn hô hấp, rối loạn thần kinh; xét nghiệm thấy có trứng giun trong phân.
Các chuyên gia khuyến cáo, biện pháp điều trị duy nhất đối với bệnh giun đũa là tẩy giun. Theo đó, nhiều trường hợp bị viêm thị thần kinh sau nhãn cầu do giun, sau khi tẩy giun xong, thị lực lên đến 10/10
Để phòng ngừa mắc bệnh giun đũa, cần tuân thủ việc ăn chín uống sôi. Tốt nhất là không ăn rau sống, không uống nước lã; không nên dùng phân tươi bón ruộng hay bón cho cây trồng, nhất là rau xanh.
Thực hiện rửa tay xà phòng trước khi ăn uống. Không để móng tay dài dễ dính, bám đất cát và lây nhiễm trứng giun.

Một bé gái 13 tuổi được các bác sĩ Bệnh viện E phát hiện có giun trong mắt năm 2013. Video bác sĩ cung cấp
Mai Thùy

5 sai lầm chết người khi dùng kem chống nắng cần tránh trong mùa hè: Số 1 làm tăng nguy cơ ung thư da
Bệnh thường gặp - 1 giờ trướcRất nhiều người trong chúng ta đang coi kem chống nắng như một tấm vé ra vào để nằm ngoài nắng hàng giờ. Điều này vô cùng sai lầm.

Suy thận cấp có chữa khỏi được không? 3 nhóm người có nguy cơ cao, cần cảnh giác!
Bệnh thường gặp - 1 giờ trướcGĐXH - Suy thận cấp có thể chữa khỏi triệt để. Tuy nhiên, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, người bệnh có thể nguy hiểm đến tính mạng.

5 loại trái cây mùa hè nên tránh hoặc hạn chế khi cơ thể 'nóng trong'
Sống khỏe - 4 giờ trướcMột số loại trái cây mùa hè hấp dẫn có tính 'nóng' nếu ăn quá nhiều có thể dẫn đến nóng trong người, tăng nhiệt độ cơ thể, nhiệt mụn và nổi mụn. Dưới đây là 5 loại trái cây có thể nên tránh hoặc hạn chế ăn nhiều vào mùa hè.

Người phụ nữ 63 tuổi bị vỡ bàng quang vì thường xuyên phải làm việc 'bất đắc dĩ' này
Bệnh thường gặp - 5 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân bị vỡ bàng quang tự phát có tiền căn đột quỵ nhồi máu não khiến bà yếu liệt tay chân, phải nằm tại chỗ, mọi sinh hoạt đều phụ thuộc vào con cháu...

Nam thanh niên nhập viện cấp cứu vì bị chích điện liên tục
Y tế - 20 giờ trướcMột nam thanh niên phải nhập viện cấp cứu vì khó thở nghiêm trọng sau khi bị lừa ra nước ngoài qua mạng, nơi anh liên tục chịu tra tấn thể xác, thậm chí bị chích điện.

Người đàn ông 50 tuổi suýt hoại tử tay vì viêm tắc mạch máu thừa nhận 1 sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 23 giờ trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, nguyên nhân phổ biến gây bệnh Buerger (viêm tắc mạch máu) là do hút thuốc lá. Trong khi đó, bệnh nhân đã hút thuốc lá trong nhiều năm qua, trung bình 2 gói một ngày.

5 lợi ích sức khỏe hàng đầu của hạt chia
Sống khỏe - 1 ngày trướcHạt chia là một trong những loại thực phẩm bổ dưỡng được mệnh danh là 'siêu thực phẩm'. Chỉ với một lượng nhỏ hạt chia mỗi ngày, bạn đã nạp vào cơ thể một lượng đáng kể các dưỡng chất quan trọng.

Người bệnh suy thận và bệnh tiểu đường cần biết điều này! Nên và không nên ăn gì để kéo dài tuổi thọ?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh suy thận mạn và bệnh tiểu đường có nhiều biến chứng khó lường, nhưng có thể được quản lý hiệu quả nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách.

Ba mẹ con cùng mắc ung thư
Y tế - 1 ngày trướcBa mẹ con cùng phát hiện mắc ung thư tuyến giáp do yếu tố di truyền, sau một lần khám sức khỏe định kỳ.

Cách uống cà phê có thể làm giảm nguy cơ tử vong
Sống khỏe - 1 ngày trướcCà phê không chỉ giúp tỉnh táo vào buổi sáng mà thức uống đắng này còn có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2, bệnh tim và tử vong. Tuy nhiên cần có cách uống đúng.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này
Y tếGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.