Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sự đầu tư sáng suốt cho tương lai

Thứ tư, 14:21 21/12/2016 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Trên thế giới có gần 1,9 tỷ trẻ vị thành niên, thanh niên đang bước vào độ tuổi sinh đẻ. Với sự đầu tư đúng đắn trong giáo dục và y tế cho thanh thiếu niên, họ có thể đóng góp rất lớn cho nền kinh tế và tương lai của đất nước.

Số trẻ vị thành niên tại châu Á chiếm 58% của toàn thế giới


Các chuyên gia khuyến cáo:Việt Nam cần ưu tiên đầu tư vào lĩnh vực giáo dục và sức khỏe sinh sản cho trẻ em gái - Đây là sự đầu tư sáng suốt. ảnh: P.V

Các chuyên gia khuyến cáo:Việt Nam cần ưu tiên đầu tư vào lĩnh vực giáo dục và sức khỏe sinh sản cho trẻ em gái - Đây là sự đầu tư sáng suốt. ảnh: P.V

Ở châu Á, với dân số là 4,4 tỷ người, tỷ lệ người dưới 15 tuổi là 25%. Như vậy, riêng châu Á có 1,1 tỷ trẻ vị thành niên, chiếm 58% số trẻ vị thành niên của toàn thế giới. Khu vực Đông Nam Á có 628 triệu dân, tỷ lệ trẻ dưới 15 tuổi là 27%, như vậy số trẻ vị thành niên là gần 170 triệu, trong đó số trẻ em gái vị thành niên khoảng 86,7 triệu.

Dân số Việt Nam năm 2015 là 91,703 triệu người, trong đó nữ là 46,449 triệu. Như vậy, số trẻ trẻ em gái là rất lớn (số trẻ em gái từ 0 đến 9 tuổi là 7,25 triệu người). Nếu tính số trẻ em gái từ 0 đến 14 tuổi sẽ là 10,64 triệu. Tính thêm số vị thành niên, thanh niên trẻ, tức từ 0 đến 19 tuổi (bắt đầu tuổi kết hôn) thì tổng số trẻ em gái đến tuổi vị thành niên sẽ là 14,22 triệu người. Đây cũng là nhóm dân số lớn cần tập trung đầu tư theo chủ đề Ngày Dân số Thế giới 11/7/2016. Dân số Việt Nam đang trong giai đoạn cơ cấu dân số vàng, mặc dù vậy, trong vòng 5 năm trở lại đây, tỷ trọng dân số dưới 15 tuổi vẫn luôn duy trì ở mức ổn định 24%.

Đầu tư cho trẻ em gái cần đầu tư toàn diện, đây là sự đầu tư cho tương lai. Mặc dù vậy, đối với những nước đang phát triển như Việt Nam cũng cần lựa chọn những vấn đề ưu tiên. Giống một số nước châu Á, Việt Nam cần ưu tiên đầu tư vào lĩnh vực giáo dục và sức khỏe sinh sản cho trẻ em gái. Điều này là hết sức cần thiết, theo số liệu chính thức công bố của Tổng cục Thống kê: Tỷ lệ trẻ em gái 15 đến 19 tuổi có chồng là 9,6% (cao gấp hơn 3 lần tỷ lệ nam giới trẻ có vợ là 3,0%). Cần lưu ý là trong nhóm tuổi này đã có một tỷ lệ góa chồng là 0,1%, trong đó tỷ lệ này ở nam là 0,0%. Tỷ lệ ly hôn/ly thân của trẻ em gái là 0,2%, cao gấp đôi của nam là 0,1%. Vấn đề này là rất quan trọng, vì tỷ lệ kết hôn ở nhóm 15-19 tuổi trong khoảng 5 năm gần đây luôn tăng, mức độ tăng bình quân 0,26%/năm, mặc dù đã có rất nhiều chương trình nhằm giảm thiểu tình trạng tảo hôn, kết hôn sớm.

Mối quan tâm của tất cả các quốc gia

Vị thành niên theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) là những người từ 10 -19 tuổi. Đối với tất cả các quốc gia trong đó có Việt Nam, chất lượng sống của đối tượng vị thành niên/thanh niên là một trong những mối quan tâm tất yếu, trong đó đầu tư cho trẻ em gái là vấn đề cần được đặc biệt quan tâm.

Tăng trình độ giáo dục, học vấn cho trẻ em là một ưu tiên quốc gia, tuy nhiên trong khi đó vẫn còn một tỷ lệ trẻ em phải sớm nghỉ học để bước vào thị trường lao động, mặc dù pháp luật không cho phép. Trên thực tế, số trẻ em gái phải nghỉ học sớm để tham gia lao động nhiều hơn nam. Về sức khỏe sinh sản, nhiều nghiên cứu cho thấy, xu hướng hoạt động tình dục đang tăng lên ở những người trẻ tuổi. Hầu hết hoạt động tình dục xảy ra ở những người cùng nhóm tuổi. Cũng có thể số vị thành niên, thanh niên đã nhận được những thông tin chưa chính xác và đầy đủ từ bạn bè hay qua các phương tiện truyền thông dẫn đến việc họ quan hệ tình dục không an toàn. Khoảng 1/5 phụ nữ trẻ có chồng sinh con trước tuổi 19, mang thai và sinh đẻ sớm. Mang thai và sinh đẻ sớm phổ biến ở nông thôn, nơi có 6,6% phụ nữ sinh con ở nhóm 15 -19 tuổi so với 1,6% ở thành thị. Sinh đẻ sớm ở người trẻ sẽ dẫn đến các nguy cơ tai biến sản khoa.

Về sử dụng tránh thai và KHHGĐ, đối với vị thành niên, thanh niên chưa lập gia đình, các nghiên cứu gần đây cho thấy, hoạt động tình dục trước hôn nhân đang tăng, nhưng tỷ lệ sử dụng các BPTT ở đối tượng chưa kết hôn rất thấp. Theo Bộ Y tế, mỗi năm số trường hợp nạo thai ở vị thành niên chiến khoảng 1/5 trong tổng số các trường hợp. Điều này rõ ràng do các em không sử dụng các BPTT an toàn hoặc ngại tìm kiếm các phương tiện KHHGĐ, thiếu điều kiện hay đơn giản là thiếu kiến thức về SKSS. Vị thành niên nữ cũng cần đặc biệt chú trọng đến các vấn đề về bệnh viêm nhiễm đường sinh sản và phòng chống HIV/AIDS.

Rất cần có một chính sách riêng về sức khỏe sinh sản vị thành niên

Lạm dụng tình dục vị thành niên nữ không chỉ là một vấn đề nghiêm trọng mà hiện nay đang có chiều hướng gia tăng và phức tạp. Năm 1996, trong số các trường hợp bị lạm dụng tình dục thì tuổi trung bình là 12,2 tuổi. Theo Bộ Công An, hiếp dâm vị thành niên tăng từ 14,8% năm 1993 lên 31% năm 1996. Mặc dù các vấn đề liên quan vị thành niên, đặc biệt là trẻ em gái đã được đề cập trong các văn bản pháp luật của Chính phủ về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Luật Hôn nhân gia đình, Chương trình Hành động Quốc gia về Quyền trẻ em. Tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có một chính sách riêng về sức khỏe sinh sản vị thành niên.

Chính phủ Việt Nam đã có rất nhiều nỗ lực nhằm đẩy mạnh giáo dục dân số cho những người trẻ tuổi, nhằm trang bị kiến thức về Dân số và Phát triển, sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục. Ngay từ năm 2001, tại Việt Nam đã tổ chức Hội nghị về “Sức khỏe vị thành niên và phát triển” do Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam và Tổ chức Y tế thế giới đồng chủ trì. 130 đại biểu là các nhà hoạch định chính sách, lập kế hoạch, quản lý chương trình, các nhà tài trợ, các nhà nghiên cứu đã thống nhất kiến nghị “Cần xây dựng và triển khai chính sách quốc gia về sức khỏe vị thành niên và phát triển, các chương trình hỗ trợ và can thiệp”.

Quĩ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) trên toàn thế giới đã nỗ lực không mỏi mệt nhằm đáp ứng quyền lợi và nhu cầu của phụ nữ và trẻ em gái, giúp đỡ họ duy trì danh dự, bảo hộ an sinh cho họ và nâng cao khả năng tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe tình dục và sức khỏe sinh sản.

Những năm qua, đồng hành cùng Chính phủ Việt Nam, quĩ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) là một trong những tổ chức lớn nhất trên thế giới về thu thập dữ liệu dân số, luôn khuyến nghị các quốc gia: Cách tốt nhất để đảm bảo phát triển bền vững là mang đến một thế giới mà mỗi thai nhi đều được mong muốn, mỗi ca sinh đều an toàn, và mỗi người trẻ tuổi đều được phát huy hết tiềm năng của mình.

UNFPA luôn đồng hành cùng Chính phủ Việt Nam

Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) trên toàn thế giới đã nỗ lực không mỏi mệt nhằm đáp ứng quyền lợi và nhu cầu của phụ nữ và trẻ em gái, bảo hộ an sinh cho họ và nâng cao khả năng tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe tình dục và sức khỏe sinh sản.

Những năm qua, đồng hành cùng Chính phủ Việt Nam, Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) là một trong những tổ chức lớn nhất trên thế giới về thu thập dữ liệu dân số, luôn khuyến nghị các quốc gia: Cách tốt nhất để đảm bảo phát triển bền vững là mang đến một thế giới mà mỗi thai nhi đều được mong muốn, mỗi ca sinh đều an toàn và mỗi người trẻ tuổi đều được phát huy hết tiềm năng của mình.

Trong một tài liệu được phát hành bởi Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) với chủ đề “Tuổi vị thành niên: Tuổi của cơ hội”, đã đề cập đến quyền của trẻ vị thành niên bao gồm y tế, giáo dục, được bảo vệ và được tham gia mọi hoạt động trong đời sống với cơ hội ngang bằng về giới. Liên quan đến quyền về y tế của trẻ vị thành niên, UNICEF đề cập đến 5 vấn đề cụ thể, bao gồm dinh dưỡng, sức khỏe tình dục và sinh sản, HIV/AIDS, sức khỏe tâm thần, khuyết tật. UNICEF cũng kêu gọi các quốc gia cấp thiết đầu tư vào trẻ vị thành niên và cùng hành động vì đối tượng được xem là “tương lai của thế giới” này. UNICEF cũng cảnh báo tình trạng trẻ vị thành niên bị xã hội, cộng đồng, thậm chí là những nhà hoạch định chính sách “bỏ lơ” tại một số quốc gia.

TS Nguyễn Quốc Anh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
6 cách cải thiện khả năng thụ thai một cách tự nhiên

6 cách cải thiện khả năng thụ thai một cách tự nhiên

Dân số và phát triển - 16 giờ trước

Khi người vợ gặp khó khăn trong việc thụ thai, ngoài những nguyên nhân do tinh trùng và trứng thì khả năng sinh sản cũng ảnh hưởng nhiều bởi lối sống. Có những cách tự nhiên có thể cải thiện tình trạng này.

5 lời khuyên để giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi

5 lời khuyên để giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Dị tật bẩm sinh hoặc rối loạn di truyền ở thai nhi do các vấn đề nhiễm sắc thể, di truyền hoặc môi trường...

Tử vong sơ sinh ở Việt Nam vẫn còn ở mức cao và nhiều thách thức đặt ra

Tử vong sơ sinh ở Việt Nam vẫn còn ở mức cao và nhiều thách thức đặt ra

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Việt Nam còn đối mặt với nhiều khó khăn trong giảm tỉ lệ tử vong sơ sinh và trẻ dưới 5 tuổi. Trong đó, có vấn đề thiếu trầm trọng nhân lực.

Thanh Hóa: Nỗ lực giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh

Thanh Hóa: Nỗ lực giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH – Để giảm dần tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, nhiều địa phương đã và đang triển khai các giải pháp, cách làm hiệu quả tại tỉnh Thanh Hóa.

Đa dạng các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi

Đa dạng các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Cùng với sự quan tâm, đồng hành của các cấp Hội Người cao tuổi (NCT) và Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) tỉnh Thừa Thiên Huế đã có nhiều hoạt động chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi trên địa bàn.

Trung bình người cao tuổi ở Việt Nam mắc nhiều bệnh kết hợp, chi phí điều trị cao gấp 8-10 lần người trẻ

Trung bình người cao tuổi ở Việt Nam mắc nhiều bệnh kết hợp, chi phí điều trị cao gấp 8-10 lần người trẻ

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

SKĐS - Theo Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế), dự báo, số người cao tuổi của Việt Nam tăng lên 16,8 triệu người vào năm 2039 và đạt 25,2 triệu người vào năm 2069. Việt Nam hiện là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa nhanh nhất thế giới...

Bí quyết để mẹ cho con bú đúng cách, đủ dinh dưỡng để trẻ phát triển toàn diện

Bí quyết để mẹ cho con bú đúng cách, đủ dinh dưỡng để trẻ phát triển toàn diện

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Việc nuôi con bằng sữa mẹ là hết sức cần thiết và quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Vì vậy, nên cho trẻ bú kéo dài 18 - 24 tháng hoặc có thể lâu hơn, không cai sữa cho trẻ trước 12 tháng.

Hậu Giang: Tọa đàm về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho nữ cán bộ viên chức

Hậu Giang: Tọa đàm về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho nữ cán bộ viên chức

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH – Hội Liên hiệp Phụ nữ Hậu Giang vừa phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế, Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức Tọa đàm “Chăm sóc sức khỏe sinh sản cho nữ cán bộ, công chức, viên chức” năm 2023.

Những rủi ro về sức khỏe khi mẹ bầu nuôi thú cưng

Những rủi ro về sức khỏe khi mẹ bầu nuôi thú cưng

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Khi mang thai hoặc mới sinh con không phải là thời điểm tốt nhất để nuôi chó và mèo. Một số vật nuôi tiềm ẩn những rủi ro về sự an toàn và sức khỏe mà phụ nữ mang thai cần chú ý.

Nghệ An: Ý nghĩa hội thi "Người cao tuổi sống vui sống khỏe"

Nghệ An: Ý nghĩa hội thi "Người cao tuổi sống vui sống khỏe"

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Hội thi góp phần nâng cao hiểu biết cho cán bộ và nhân dân về chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước liên quan đến người cao tuổi. Đồng thời thể hiện trách nhiệm của cá nhân, gia đình và xã hội trong việc cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần nhằm góp phần phát huy và nâng cao chất lượng cuộc sống của người cao tuổi.

Top